NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Trích tham luận tại Hội thảo "Văn học trước yêu cầu đổi mới" tháng 12-1987)
Nhà văn Nguyễn Khắc Phê (trái) trong một hội thảo tại Mátxcơva tháng 4-1987
Gần đây, trong văn học nghệ thuật, chúng ta nói nhiều đến những giá trị được thẩm định lại và những tìm tòi, đổi mới trong sáng tạo nghệ thuật. Thực chất của vấn đề là ở chỗ nào? Phải chăng là lâu nay chúng ta đã lầm đường, đã nhận lầm những giá trị giả?
Tôi thiết nghĩ, những ai đã hoạt động nghệ thuật đều hiểu sự tìm tòi đổi mới trong sáng tạo nghệ thuật là lẽ sống còn của mình.
Vậy mà lại có người - đáng tiếc là có khi họ là người nhiều thế lực, họ e ngại sự tìm tòi đổi mới trong sáng tạo nghệ thuật, vì họ sợ như thế sẽ chệch đường, lệch hướng. Nhưng thử hỏi, trong sáng tạo nghệ thuật ai là người chỉ rõ được con đường duy nhất dẫn đến thành tựu, như con đường tàu hỏa dẫn đến ga? Con đường sáng tạo nghệ thuật mà đơn giản, thẳng tắp như đường tàu thì không cần nghệ sĩ, nhà văn nữa!
Từ đây, chúng ta trở lại vấn đề cốt lõi của văn học. Văn học, như M.Gorki từng nói, là nhân học. Con người ta, người Việt Nam, Liên Xô hay bất cứ dân tộc nào khác, mỗi người đều có giọng nói, nét mặt, tính cách khác nhau. Thật hiếm có hai người hoàn toàn giống nhau trên trái đất. Hơn nữa, con người là một thế giới còn nhiều bí ẩn mà chúng ta chưa khám phá hết. Vì vậy, tôi nghĩ, những tác phẩm văn xuôi gần đây miêu tả con người phong phú, đa dạng, phức tạp và đôi lúc như là khó hiểu nữa, cũng là lẽ tự nhiên. Những tác phẩm ấy được chú ý - ngoài giá trị tự thân của chúng còn vì bạn đọc đã ngán loại sách miêu tả con người đơn giản, một chiều như là theo khuôn mẫu có sẵn. Nhưng tôi nghĩ, nếu như chỉ đề cao và quá chú ý đến loại tác phẩm miêu tả con người phức tạp, khó hiểu, hoặc là loại tác phẩm có "màu xám" đậm nét tiêu cực thì chúng ta lại sa vào một kiểu đơn giản hóa cuộc sống ở một cực khác và diện mạo nền văn học cũng sẽ đơn điệu.
Về việc thể hiện "cái tiêu cực", trong tham luận tại Đại hội lần thứ 3 Hội Nhà văn Việt Nam (9-1983) tôi có phát biểu: "Chừng nào văn nghệ còn phản ánh cuộc sống trong sự vận động phát triển của nó, chừng đó văn nghệ còn đề cập đến những hiện tượng, những nhân vật tiêu cực. Nói cách khác, nội dung "chống tiêu cực" không chỉ mang tính thời sự mà có tính lâu dài, nếu không muốn nói là vĩnh cửu. Có ai dám đoán chắc con người ta mấy trăm, mấy ngàn năm nữa sẽ trở nên hoàn thiện trăm phần trăm…?" Nói một cách khác, nhà văn hãy viết những gì mà sự thật vốn có, theo cách nghĩ, cách phát hiện của chính mình, riêng mình. Như vậy, nền văn học sẽ phong phú.
Liên quan đến vấn đề trên, trong chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta, mối quan hệ giữa cá nhân - xã hội - tập thể, việc hình thành nhân cách mỗi con người là lĩnh vực quan trọng nhà văn phải góp phần khám phá và lý giải. Vì con người - với tư cách cá nhân, thì phong phú, đa dạng, phức tạp: mà chế độ xã hội chủ nghĩa thì trên nhiều lĩnh vực lại là duy nhất: một đường lối chính trị, một Đảng lãnh đạo, một Đoàn, một Đội, một kiểu trường học v.v... Cũng dễ hiểu vì sao đã một thời có người chỉ muốn văn nghệ sĩ sản sinh ra những tác phẩm cùng một giọng điệu, một gam màu. Quan niệm không đúng đắn, ấu trĩ và đơn giản về chủ nghĩa xã hội sẽ tạo ra những con người chỉ biết phục tùng, uốn mình theo khuôn phép, hạn chế sự phát triển tính cách từng con người. Tôi nghĩ rằng, một tập thể mạnh phải là một tập thể gồm nhiều cá tính phong phú. Tất nhiên, một tập thể như vậy thì người lãnh đạo sẽ "mệt", công việc lãnh đạo sẽ phức tạp hơn. Nhưng đó mới là một tập thể CON NGƯỜI, chứ không phải là một bầy đàn, hay một tổ hợp công cụ...
N.K.P
(SH29/02-88)
YẾN THANH
Mất gần sáu năm, từ khi còn đang là một nhà phê bình trẻ đầy xông xáo trên văn đàn, cho đến khi trở thành một người có thẩm quyền và uy tín trong lĩnh vực của mình, bạn đọc yêu mến nhà phê bình Đoàn Ánh Dương mới lại được hội ngộ anh qua một chuyên luận nghiên cứu văn học.
NGUYỄN QUANG HUY
NGUYỄN MẠNH TIẾN
PHƯỚC CHÂU
Phan Du không chỉ là cây bút truyện ngắn thời danh ở các đô thị miền Nam trước năm 1975, mà còn là nhà biên khảo lịch sử thông qua cảm quan của một nhà văn, được bạn đọc một thời yêu thích.
ĐINH THỊ TRANG
Trâu là một trong những vật nuôi gần gũi với con người. Chúng được thuần hóa rất sớm (cách nay khoảng 6.000 năm). Trâu hiện diện trong đời sống lao động vật chất cho đến đời sống tinh thần của người dân. Tùy theo các nền văn hóa mà chúng có sự ưu ái và địa vị khác nhau.
PHAN VĂN VĨNH
Chế Lan Viên là một nhà thơ lớn, nhà nghiên cứu lý luận, nhà phê bình văn học nghệ thuật hiện đại thế kỷ XX. Ông tên thật là Phan Ngọc Hoan (ghi trong gia phả là Phan Ngọc Hoan Châu), sinh năm 1920. Quê làng An Xuân, xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị; ngày xưa làng An Xuân thuộc tổng An Lạc, huyện Võ Xương, phủ Triệu Phong.
HỒ THẾ HÀ
Từ những năm 30 của thế kỷ XX, Hải Triều Nguyễn Khoa Văn (1908 - 1954) được xem là nhà báo, nhà lý luận phê bình văn học tiên phong và xuất sắc.
ĐOÀN ÁNH DƯƠNG
Tương thông trực tiếp với thế giới phương Tây, văn học ở Nam Việt Nam có sự gắn bó chặt chẽ với những biến chuyển của văn hóa và văn học Âu Mỹ.
TRẦN THỊ ÁNH NGUYỆT
VŨ HIỆP
Quá trình di cư và định cư, sự thích ứng với thổ nhưỡng và môi trường sinh thái, những biến cố và lựa chọn lịch sử, di truyền sinh học và văn hóa... đã tạo nên những đặc tính nghệ thuật khác nhau được lưu truyền ở các dân tộc. Hiện tượng đó có thể gọi là Mã gien nghệ thuật.
HỒ THẾ HÀ
Yến Lan là nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (1932 - 1945). Ông sinh ra, lớn lên, học tập và làm thơ trên vùng đất cũ thành Đồ Bàn, thuộc làng An Ngãi, phủ An Nhơn. Ông là một trong những thành viên nòng cốt của nhóm thơ Bình Định.
PHẠM PHÚ PHONG
Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Hạnh là vị thầy khả kính của nhiều thế hệ học trò, trong đó có tôi. Ông là nhà giáo, nhà lý luận, phê bình nổi tiếng, tác giả của nhiều công trình nghiên cứu được bạn đọc cả nước chú ý.
PHẠM XUÂN PHỤNG
Trong một lần gặp mặt toàn thể hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, nhà giáo - nhà văn - dịch giả Bửu Ý có nêu một gợi ý: Từ điển Tiếng Huế thì bác sĩ Bùi Minh Đức đã thực hiện.
PHONG LÊ
Lý luận văn học mác xít xác định mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống trong mối quan hệ giữa ý thức và vật chất, xem văn học là tấm gương phản ánh đời sống; có đời sống mới có văn học.
NGUYỄN DƯ
Trong kho tàng thi ca Việt Nam chỉ thấy độc nhất một bài tả Hội Tây thời Pháp thuộc. Đó là bài Hội Tây của Nguyễn Khuyến.
THÁI PHAN VÀNG ANH
Trong tiểu thuyết Khải huyền muộn, Nguyễn Việt Hà từng giễu kiểu người sính chức danh với cacvidit dài dằng dặc những nhà thơ, nhà giáo, nhà báo, nhà nghệ thuật học…, rằng: “nhiều nhà như thế đáng nhẽ phải gọi là phố”.
PHAN NGỌC
Tôi kể dưới đây những điều mắt thấy tai nghe. Nó là bình thường đối với thế hệ những người 65 tuổi trở lên nhưng có thể có ích đối với các bạn trẻ mà giai đoạn này đã diễn ra trước khi các bạn ra đời. Cho phép tôi nói một vài sự kiện có tính chất tiểu sử mặc dầu tôi không xem việc kể chuyện gia đình là quan trọng.