Bàn chuyện làm giàu cho Huế

09:53 23/10/2008
VÕ ĐẮC KHÔICó một thời người Huế loay hoay đi vỡ núi, phá rừng trồng khoai sắn. Có một thời người Huế tìm cách mở cảng nước sâu để vươn ra biển lớn, hay đón những con tàu viễn xứ xa xôi. Cả nước, các tỉnh thành láng giềng như Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng cũng đều ra sức làm như thế, sao ta có thể ngồi yên?

Các nhà lãnh đạo và cả người dân ở Huế bồn chồn lo lắng, ra Bắc vào , ngược xuôi tìm vốn, tìm cơ hội đầu tư để phát triển kinh tế quê nhà. Huế là mảnh đất cuối cùng của triều đại vua Nguyễn. Thậm chí, kinh thành, lăng tẩm, ca hát cung đình cũng đưa vào phục vụ phát triển kinh tế. Thế nhưng, qua một thời gian nhìn lại, ngày nay xứ Huế vẫn chưa giàu lên được. Làm gì để Huế khá lên? Liệu Huế có thể giàu mà không dựa vào khu công nghiệp, cảng nước sâu, sân bay quốc tế như các nơi khác?  Nói ngắn, Huế có thể làm giàu từ đâu?
Làm giàu từ vốn văn hóa của mình.
Trước Tết Đinh Hợi, tôi có dịp thăm Huế. Nhà văn Trần Thuỳ Mai giới thiệu tôi Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng, đang bận rộn khai trương. Gặp hoạ sĩ Lê Bá Đảng, tôi nói ngay, “Chúc mừng Bác có một trung tâm để trưng bày tác phẩm, nhưng cũng mừng cho Huế có nơi cho khách du lịch tham quan và thưởng ngoạn nghệ thuật.” Nghe tôi nói thế, nhà văn Trần Thuỳ Mai hào hứng gợi ý, “Anh đã đi  thăm nhà trưng bày tác phẩm Điềm Phùng Thị chưa?”. Tôi bộc trực hỏi ngay, “Thế còn nhà trưng bày tác phẩm Trịnh Công Sơn, có chưa?”. 

Huế sẽ có nhà trưng bày tác phẩm Trịnh Công Sơn, các viên chức văn hoá ở Huế xác nhận như vậy. Và như thế, Huế lại càng thêm giàu có về vốn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế. Có điều xin lưu ý, rút kinh nghiệm thành công của Nhà trưng bày nghệ thuật Lê Bá Đảng, theo tôi các trung tâm trưng bày nghệ thuật tương lai, Nhà nước nên kết hợp với các thành viên còn lại của gia đình các nghệ nhân để duy trì và phát triển bền vững về lâu dài. Nhân đây, xin đề cập về việc quản lý kinh thành Huế. Nên chăng, có sự kết hợp giữa Nhà nước và gia tộc vương triều Nguyễn trong nỗ lực trùng tu kinh thành và kể cả lăng tẩm các vua nhà Nguyễn? Chẳng hạn, Tử Cấm Thành trong đại nội, đã bị san phẳng thời chiến tranh, và nghe nói, hiện có dự án xây lại từ viện trợ của chính phủ Nhật Bản. Liệu có thể mời con cháu hoàng tộc triều Nguyễn tham gia giám sát và có thể quản lý nó sau khi hoàn thiện công trình? 

Phải nói, vốn làm du lịch văn hoá ở Huế rất phong phú, nhưng hình như hiện nay Huế vẫn còn thiếu cơ chế để khai thác nguồn nhân lực nhằm quản lý chúng một cách hiệu quả. Một vài thành công ở Huế, có thể hé mở các loại hình và cơ chế hoạt động khả dĩ có thể khơi dậy niềm đam mê của con người trong việc khai thác vốn văn hoá để làm giàu cho Huế. 
Quán cà phê Sông Như của hoạ sĩ  Đặng Mậu Tựu nằm bên bờ sông Như Ý, cạnh Đập Đá. Sâu trong hẻm, núp dưới tàn lá, nhưng quán vẫn có khách viếng đều đặn mỗi ngày. Quán do gia đình hoạ sĩ tự kinh doanh. Khách đến uống cà phê vừa thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật do chính tác giả sáng tác.  Khách còn được tham quan phòng sáng tác của hoạ sĩ. Trong một không gian như thế và tấm lòng mến khách của vợ chồng chủ quán, một khách du lịch người Mỹ đã tự mình lấy thông tin của quán để đưa vào sách hướng dẫn du lịch cho du khách quốc tế khi đến Việt Nam.  

Dựa vào môi trường sống để phát triển.
Trong ba ngày lưu lại Huế, vợ chồng người khách Mỹ liên tục lặp đi lặp lại, “Thật ấn tượng”. Hoặc, “Thành phố của bạn thật xinh đẹp”. Những căn biệt thự,  những toà nhà kiến trúc kiểu Pháp hoà quyện với thiên nhiên Huế tạo nên một bức tranh thật hữu tình. Đường phố nhiều cây xanh. Công viên hai bờ sông Hương sạch và vắng lặng. Môi trường như thế quả là khuôn mẫu mơ ước của các thành phố thế kỷ 21. Trong khung cảnh đó, cần làm cho Huế trở thành một không gian sống phù hợp cho giới tri thức, các thành viên chủ yếu của nền kinh tế dịch vụ. Nghĩa là, nếu khéo léo kết hợp môi trường thiên nhiên và ước muốn của con người, Huế có thể bỏ qua giai đoạn phát triển sản xuất công nghiệp để tiến thẳng vào nền kinh tế dịch vụ. Nếu chấp nhận luận cứ này, Huế sẽ phải làm gì để phát triển?
Trước hết phải nhìn lại hệ thống các trường đại học ở Huế. Các ngành y; nghệ thuật; khoa học xã hội và nhân văn; sư phạm là những thế mạnh truyền thống của trường Huế. Ngay cả trong khoa học tự nhiên, ngành toán lý thuyết có thời đã tạo ra tiếng vang cho Huế với các giải Olympic quốc tế. Đây cũng là các ngành Huế có lợi thế cạnh tranh trong nước và ngay cả với toàn cầu. Ngành tin học tuy còn khá mới ở Huế, nhưng cũng là ngành có tiềm năng phát triển rất tốt. Các chuyên viên tin học ngồi miệt mài trên máy tính rất thích thư giãn trong một không gian yên tĩnh, nhiều cây xanh. Đó là lý do tại sao khu Tam giác nghiên cứu ở Duham, Bắc Carolia, Mỹ thu hút các công ty tin học lớn như IBM, Nortel, đến đặt cơ sở làm việc. 
Để cho các ngành kể trên của Đại học Huế hấp dẫn, cần một hạ tầng thông tin tốt và một môi trường quốc tế để các chuyên gia có thể yên tâm làm việc. Hạ tầng thông tin với đường truyền internet băng thông rộng là yếu tố tiên quyết để các chuyên gia có thể chuyển tin hay sản phẩm phần mềm tin học nhanh chóng và không bị gián đoạn.  Môi trường quốc tế trong đó trường học dạy bằng tiếng Anh, Pháp là then chốt để cho con cái của các chuyên gia quốc tế có nơi học tập. Một trong những lý do Intel vào Việt , chọn thành phố Hồ Chí Minh, vì con em của chuyên gia có thể học ở trường quốc tế Nam Sài Gòn. Bên cạnh đó, các hộp đêm, vũ trường, nơi giải trí cho giới trẻ cũng là những phương tiện không thể thiếu của giới trẻ thời nay.

Huế - Đà Nẵng - Quảng Trị một dàn hợp xướng trong bài ca phát triển.
Hầm Hải Vân đã thông, nếu cải tạo quốc lộ I tốt, Đà Nẵng - Huế chỉ đi ô tô một tiếng đồng hồ. Nếu Huế làm du lịch văn hoá giỏi, khách du lịch sẽ đến Đà Nẵng nhưng nghỉ ngơi thưởng ngoạn văn hoá ở Huế. Nếu Huế làm dịch vụ dở, khách sẽ ra Huế chơi mà quay về Đà Nẵng để nghỉ. Tương tự như thế, Quảng Trị với Đường 9, Khe Sanh, Cầu Hiền Lương, sẽ là những điểm du lịch không thể thiếu trong hành trình đến Huế. Hành lang Đông Tây đã thông xe, Đà Nẵng - Huế - Đông Hà sẽ là những điểm dừng của khách. Nếu cả ba nơi biết dựa vào nhau để làm dịch vụ, sức thu hút du lịch sẽ nhân lên rất nhiều lần.

Hẳn bạn sẽ nói, nếu đòi hỏi như thế, con đường phát triển của Huế có lẽ còn xa lắm. Vâng, đường đi có thể dài. Tuy nhiên, trong một chuyến hành trình, nếu  không biết mình sẽ đi đến đâu, chúng ta sẽ không bao giờ đi tới đích. Hơn nữa, nếu chúng ta đi sai đường, câu chuyện kết thúc còn đau buồn hơn. Người Huế đi xứ người phần lớn đều thành đạt. Đấy là do khả năng tư chất và môi trường sống hun đúc từ nhiều thế hệ. Thế nhưng, nhiều bạn miền Trung và đặc biệt ở Huế than thở với tôi. Đi xa xứ thì khá, ở lại thì nghèo. Chứng tỏ rằng Huế nói riêng và miền Trung còn thiếu môi trường để cho chính người dân làm giàu. Hơn bao giờ hết, phải sử dụng vốn liếng, môi trường sống của chính mình, và dựa vào nhau để cùng phát triển.
                                                              V.Đ.K

(nguồn: TCSH số 219 - 05 - 2007)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGÔ MINHHuế trên 350 năm là thủ phủ Chúa Nguyễn Đằng Trong và Kinh Đô của Đại Việt đã tích tụ nhân tài, vật lực cả quốc gia tạo ra một hệ thống Di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc và nổi tiếng như nhã nhạc, lễ hội dân gian, văn hóa ẩm thực... Trong Di sản văn hóa ẩm thực Huế, Văn hóa ẩm thực Cung đình là bộ phận tinh hoa nhất, giá trị nhất!

  • HÀ MINH ĐỨC                   Ký Sau chặng đường dài, vượt qua nhiều đồi núi của vùng Quảng Bình, Quảng Trị, khoảng 3 giờ chiều ngày 25/9/2003, đoàn chúng tôi về đến thành phố Huế. Xe chạy dọc bờ sông Hương và rẽ vào khu vực trường Đại học Sư phạm Huế. Anh Hồ Thế Hà, Phó Chủ nhiệm khoa Văn; chị Trần Huyền Sâm, giảng viên bộ môn Lý luận văn học cùng với các em sinh viên ra đón chúng tôi. Nữ sinh mặc áo dài trắng và tặng các thầy những bó hoa đẹp.

  • BĂNG SƠN           Tuỳ bútDòng sông Hồng Hà Nội là nguồn sữa phù sa và là con đường cho tre nứa cùng lâm sản từ ngược về xuôi. Dòng sông Cấm Hải Phòng là sông cần lao lam lũ, hối hả nhịp tầu bè. Dòng sông Sài Gòn của thành phố Hồ Chí Minh là váng dầu ngũ sắc, là bóng cần cẩu nặng nề, là những chuyến vào ra tấp nập... Có lẽ chỉ có một dòng sông thơ và mộng, sông nghệ thuật và thi ca, sông cho thuyền bềnh bồng dào dạt, sông của trăng và gió, của hương thơm loài cỏ thạch xương bồ làm mê mệt khách trăm phương, đó là sông Hương xứ Huế, là dòng Hương Giang đất cố đô mấy trăm năm, nhưng tuổi sông thì không ai đếm được.

  • PHAN THUẬN THẢO                Chiều chiều trước bến Vân Lâu                Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm,                Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông.                Thuyền ai thấp thoáng bên sông,                Đưa câu Mái đẩy chạnh lòng nước non.                                              (Ưng Bình Thúc Giạ)

  • LÃNG HIỂN XUÂNChẳng hiểu sao, từ thuở còn thơ ấu, tôi đã có một cảm nhận thật mơ hồ nhưng cũng thật xác tín rằng: Chùa chính là nơi trú ngụ của những ông Bụt hay bà Tiên và khi nào gặp khó khăn hay đau khổ ta cứ đến đó thì thế nào cũng sẽ được giải toả hay cứu giúp!

  • BÙI MINH ĐỨCNói đến trang phục của các Cụ chúng ta ngày xưa là phải nhắc đến cái búi tó và cái khăn vấn bất di bất dịch trên đầu các Cụ. Các Cụ thường để tóc dài và vấn tóc thành một lọn nhỏ sau ót trông như cái củ kiệu nên đã được dân chúng đương thời gọi là “búi tó củ kiệu”. Ngoài cái áo lương dài, cái dù đen và đôi guốc gỗ, mỗi khi ra đường là các Cụ lại bối tóc hình củ kiệu và vấn dải khăn quanh trên đầu, một trang phục mà các cụ cho là đứng đắn nghiêm trang của một người đàn ông biết tôn trọng lễ nghĩa. Trang phục đó là hình ảnh đặc trưng của người đàn ông xứ ta mãi cho đến đầu thế kỷ thứ 20 mới bắt đầu có nhiều biến cải sâu đậm

  • MAO THUỶ THANH (*)Tiếng hát và du thuyền trên sông Hương là nét đẹp kỳ thú của xứ Huế. Trên sông Hương có hai chiếc cầu bắc ngang: cầu Phú Xuân và cầu Trường Tiền nhưng trước đây người dân Huế thường có thói quen đi đò ngang. Bến đò ở dưới gốc cây bồ đề cổ thụ, nằm đối diện với trường Đại học Sư phạm Huế. Một hôm, tôi và nữ giáo sư Trung Quốc thử ngồi đò sang ngang một chuyến. Trên đò đã có mấy người; thấy chúng tôi bước xuống cô lái đò áp đò sát bến, mời chúng tôi lên đò.

  • VÕ NGỌC LANBuổi chiều, ngồi trên bến đò Quảng Lợi chờ đò qua phá Tam Giang, tôi nghe trong hư vô chiều bao lời ru của gió. Lâu lắm rồi, tôi mới lại được chờ đò. Khác chăng, trong cảm nhận tôi lại thấy bờ cát bên kia phá giờ như có vẻ gần hơn, rõ ràng hơn.

  • HỒNG NHUTôi vẫn trộm nghĩ rằng: Tạo hóa sinh ra mọi thứ: đất, nước, cây cỏ chim muông... và con người. Con người có sau tất cả những thứ trên. Vì vậy cỏ cây, đất nước... là tiền bối của con người. Con người ngoài thờ kính tổ tiên ông bà cha mẹ, những anh hùng liệt sĩ đã mất... còn thờ kính Thần Đất, Thần Nước, Thần Đá, Thần Cây...là phải đạo làm người lắm, là không có gì mê tín cả, cho dù là con người hiện đại, con người theo chủ nghĩa vô thần đi nữa! Chừng nào trên trái đất còn con người, chừng đó còn có các vị thần. Các vị vô hình nhưng không vô ảnh và cái chắc là không vô tâm. Vì sao vậy? Vì các vị sống trong tâm linh của con người, mà con người thì rõ ràng không ai lại tự nhận mình là vô tâm cả.

  • MẠNH HÀTôi không sinh ra ở Huế nhưng đã có đôi lần đến Huế, khác với Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh, Huế có nét trầm lắng, nhẹ nhàng, mỗi lần khi đến Huế tôi thường đi dạo trên cầu Trường Tiền, ngắm dòng Hương Giang về đêm, nghe tiếng ca Huế văng vẳng trên những chiếc thuyền rồng du lịch thật ấn tượng. Cho đến nay đã có biết bao bài thơ, bài hát viết về Huế thật lạ kỳ càng nghe càng ngấm và càng say: Huế đẹp, Huế thơ luôn mời gọi du khách.

  • VÕ NGỌC LANNgười ta thường nói nhiều về phố cổ Hội An, ít ai biết rằng ở Huế cũng có một khu phố cổ, ngày xưa thương là một thương cảng sầm uất của kinh kỳ. Đó là phố cổ Bao Vinh. Khu phố này cách kinh thành Huế chừng vài ba cây số, nằm bên con sông chảy ra biển Thuận An. Đây là nơi ghe, thuyền trong Nam, ngoài Bắc thường tụ hội lại, từ cửa Thuận An lên, chở theo đủ thứ hàng hoá biến Bao Vinh thành một thương cảng sầm uất vì bạn hàng khắp các chợ trong tỉnh Thừa Thiên đều tập trung về đây mua bán rộn ràng.

  • NGUYỄN XUÂN HOATrước khi quần thể di tích cố đô Huế được công nhận là di sản văn hoá thế giới, thành phố Huế đã được nhiều người nhìn nhận là một mẫu mực về kiến trúc cảnh quan của Việt Nam, và cao hơn nữa - là “một kiệt tác bài thơ kiến trúc đô thị” như nhận định của ông Amadou Mahtar  M”Bow - nguyên Tổng Giám đốc UNESCO trong lời kêu gọi tháng 11-1981.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU                       Bút kýXứ Thuận Hóa nhìn xa ngoài hai ngàn năm trước, khi người Việt cổ từ đất Tổ Phong Châu tiến xuống phía Nam, hay cận lại gần hơn bảy trăm năm kể từ ngày vua Trần Anh Tông cho em gái là Huyền Trân Công chúa sang xứ Chàm làm dâu; cái buổi đầu ở cương vực Ô Châu ác địa này, người Việt dốc sức tận lực khai sông mở núi, đào giếng cày ruộng, trồng lúa tạo vườn, dựng nhà xây đình, cắm cây nêu trấn trị hung khí rồi thành lập làng xã.

  • TRƯƠNG THỊ CÚCSông Hương, một dòng sông đẹp, sôi nổi với những ghềnh thác đầu nguồn, mềm mại quàng lấy thành phố như một dải lụa, hài hoà tuyệt diệu với thiên nhiên xinh đẹp và hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm, đền chùa; với hàng trăm điệu hò, điệu lý; với những ngày hội vật, hội đua trải, đua ghe; với mảnh vườn và con người xứ Huế, là nguồn cảm hứng vô tận của người nghệ sĩ, thu hút sự say mê của nhiều khách phương xa. Không những là một dòng sông lịch sử, sông Hương còn là không gian văn hoá làm nẩy sinh những loại hình nghệ thuật, những hội hè đình đám, là không gian của thi ca, nhạc hoạ, là dòng chảy để văn hoá Huế luân lưu không ngừng.

  • TÔN NỮ  KHÁNH TRANG              Khi bàn về văn hoá ẩm thực, người ta thường chú trọng đến ẩm thực cung đình, hay dân gian, và chủ yếu đề cập đến sinh hoạt, vai trò, địa vị xã hội... hơn là nghĩ đến hệ ẩm thực liên quan đến đời sống lễ nghi.

  • TRƯƠNG THỊ  CÚC• Bắt nguồn từ những khe suối róc rách ở vùng núi đại ngàn A Lưới - Nam Đông giữa Trường Sơn hùng vỹ, ba nhánh sông Tả Trạch, Hữu Trạch và nguồn Bồ đã lần lượt hợp lưu tạo thành hệ thống sông Hương, chảy miên man từ vùng núi trung bình ở phía đông nam A Lưới, nam Nam Đông, băng qua những dãy núi đồi chập chùng ở Hương Thuỷ, Hương Trà, Phong Điền rồi xuôi về đồng bằng duyên hải, chảy vào phá Tam Giang để đổ nước ra biển Đông.

  • NGUYỄN KHẮC MAIỞ xứ Huế có những tên làng quê mà nghĩa của chúng vẫn còn là sự ám ảnh kiếm tìm giải thích, chắc chắn chúng phải có nghĩa cụ thể nào đó. Người xưa không bao giờ đặt tên một vùng đất mà chẳng có nghĩa gì cả cứ như là người Mã Lai họ đặt tên vùng đất kinh đô cũng lần ra cái nghĩa đó là “cửa sông bùn lầy” (Kua-la-lăm-pua). Những cái tên như Kim Long, An Hoà, Dương Xuân, Phú Tài, Phú Mậu thì những ai có chút hiểu biết chữ Hán đều có thể lần tìm ý nghĩa. Nhưng có những cái tên làng quê thật khó đoán được cái nghĩa của chúng.

  • BÙI MINH ĐỨC Ngày nay, hễ nói đến đường để nấu chè là ai ai ở Huế cũng nghĩ đến đường cát trắng, đến thứ đường bột trắng tinh đã được tinh lọc do các nhà máy đường tân tiến sản xuất. Có người cũng còn nhớ đến đường phèn để chưng với chanh ăn khi bị ho, hoặc đường tinh thể là thứ đường đặc biệt màu vàng dùng để uống với cà phê cho thêm phần đậm đà. Nhưng chẳng ai có thể nhắc đến chiếc bánh đường đen ở Huế của thuở nào.

  • NGUYỄN TIẾN VỞNKinh Dịch (Chu Dịch) là sách về sự biến đổi. Dịch, nói gọn lại là biến đổi. Tinh thần xuyên suốt của Kinh Dịch là quy luật chuyển dời, biến hoá của vạn vật trong cõi trời đất. Mọi vật, bất kể to lớn như vũ trụ, hay nhỏ nhoi như các nguyên tử, đều không bao giờ đứng yên. Mọi sự, từ chuyện người có thể biết đến chuyện chỉ trời đất biết, cũng vận động biến hoá khôn lường.

  • PHAN THUẬN AN            Dạ thưa xứ Huế bây giờ,Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương.                                              (Bùi Giáng)