Bạch Mã – cung đường du lịch xanh

15:04 01/07/2015

Cung đường hình chữ S dẫn du khách lên Bạch Mã, chơi vơi gió, chơi vơi mây và chơi vơi tất cả mọi xúc giác…

Đường đến với Bạch Mã cũng nên thơ, mướt một màu xanh trù phú (Ảnh: Ngọc Bích)

Cách thành phố Huế khoảng 50 km, Vườn Quốc gia Bạch Mã là nơi giáp ranh giữa mảnh đất cố đô trầm lắng và sự năng động của thành phố Đà Nẵng. Có lẽ vì thế mà nơi đây vừa mang nét hoang liêu, u tịch, vừa độc đáo, đa dạng trong hệ thống lớp lang các điểm vui chơi, thưởng lãm và khám phá.

Vườn quốc gia Bạch Mã có độ cao 1.450m so với mặt nước biển, được kỹ sư người Pháp tên M. Girard phát hiện vào năm 1932, sau đó được chính người Pháp biến nơi đây thành khu vực nghỉ dưỡng với hệ thống 139 biệt thự, khách sạn, bể bơi, đường giao thông… Có lẽ, sẽ không đủ thời gian để ai đó muốn khám phá Bạch Mã chỉ trong vòng một ngày.




(Ảnh: Ngọc Bích)
 



(Ảnh: Ngọc Bích)
 

Từ chân Bạch Mã, du khách có hai sự lựa chọn để bắt đầu chương trình du lịch. Hoặc là tự đi bộ lên núi và lần dở những nét đẹp trong bức tranh muôn màu nơi đây, hoặc sẽ thông qua một phương tiện vận chuyển duy nhất là ô tô với giá rất vừa phải (900.000 đồng/chuyến) vừa đi vừa về. Đối với những đoàn du lịch với số lượng lớn thì ô tô là sự lựa chọn hợp lý, vì sau khi lên tới đỉnh núi, du khách vẫn còn “toát hết mồ hôi” vì có quá nhiều cảnh đẹp “không chụp thì phí” và còn phải leo trèo mệt nghỉ. Nhưng dù với phương tiện gì thì bạn cũng nên trang bị cho mình một đôi giày thật kín và bền để đảm bảo an toàn cho đôi chân không bị trầy xước và không bị vắt “hỏi thăm", hoặc một đôi xăng-đan có độ bám tốt  và thoáng để dễ dàng di chuyển.




(Ảnh: Đò Điệm)


Càng lên cao, không khí càng loãng, sương mù dày đặc che kín cả lối đi (Ảnh: Đò Điệm)



(Ảnh: Ngọc Bích)
 

Bạch Mã đẹp, thơ mộng với mây gió ngút ngàn, với hoa thơm bướm lượn bên những khe suối cạn ven đường, với hoa đỗ quyên dịu dàng một dải bên bờ thác hùng vĩ cao 300m, với những áng mây bay có thể tự tay chạm vào rồi bất giác vụt qua…



Bạch Mã nhìn từ Vọng Hải Đài bao quát được cả một quần thể thắng cảnh xứ Huế (Ảnh: Ngọc Bích)


Bạch Mã đẹp, vẻ thanh tịnh của tiếng chuông vời vợi bên cạnh Vọng Hải Đài, của những biệt thự cổ xưa ẩn hiện sau những rặng cây xanh hay lớp lớp sương giăng kín lối, như tan dần vào miền cổ tích xa xưa...




Tiếng chuông âm vang trên ngọn Vọng Hải Đài (Ảnh: Ngọc Bích)

 



(Ảnh: Đò Điệm)


Bạch Mã đẹp, vẻ đẹp của sự tinh nghịch trên mỗi cung đường lắt léo, lúc làm ta quẹo qua bên này, lúc lại ngả qua bên khác, lúc lại như thách đố với những chỉ dẫn mù mờ, nhưng không gợn lên một chút khó chịu, chỉ là tò mò và khát khao khám phá nhiều hơn. Nếu ví Bạch Mã như một cô gái đẹp thì vẻ đỏng đảnh, tiểu thư kia chỉ khiến cho bao trái tim ngây ngất mà phải chiều lòng để hợp ý giai nhân mà thôi.



Cung đường ngoằn nghèo đi lên đỉnh núi (Ảnh: Đò Điệm)
 


(Ảnh: Ngọc Bích)


Và, Bạch Mã càng đẹp hơn với sự rộng mở của chính mình. Ai đến với Bạch Mã, nếu đứng từ Vọng Hải Đài có thể quan sát được thêm nhiều danh thắng khác của mảnh đất cố đô. Đó là hồ Truồi bát ngát xanh trong với diện tích 400ha, là Thiền viện Trúc Lâm sừng sững, ẩn hiện trong làn khói mơ màng vô tận, và có thêm cả đầm Cầu Hai vốn nổi tiếng với nhiều sản vật cũng như nét nguyên sơ trong từng ngóc ngách nhưng đượm màu an nhiên.



Một tay chạm đến mây trời... (Ảnh: Ngọc Bích)


Sẽ là thiếu sót nếu không nói rằng, Bạch Mã đẹp, đẹp đến bí ẩn. Mỗi một điểm dừng chân đều khiến bao du khách phải xuyến xao bởi vẻ đẹp khó lý giải ấy. Và mỗi lần đến đây, Bạch Mã đều gợi lên một cảm giác lạ lẫm như thể ta chưa từng đến nhưng lại bao dung, hiền hòa với những lời nhắc nhở trong thinh lặng:

Không mang gì về ngoài những bức ảnh đẹp
Không để lại gì ngoài những dấu chân

 



Hoa Bồ công anh trên Vọng Hải Đài (Ảnh: Ngọc Bích)


Thế cho nên, nơi đây từng là nơi ẩn náu an toàn cho bộ đội ta trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ ác liệt nhất. Di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia Địa đạo Bạch Mã, do quân giải phóng – Tiểu đoàn 2, Tỉnh đội Thừa Thiên Huế xây dựng từ 09-12/1973 với chiều dài 140m, chiều cao 1,85m và rộng 1,45. là minh chứng cho những bí ẩn mà ngọn núi linh thiêng này hằng mang. Và Bạch Mã, với địa thế độc đáo của mình, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”.




Địa đạo Bạch Mã (Ảnh: Đò Điệm)
 

Đi sâu vào ngọn núi bí ẩn, lớp lang hệ thống động thực vật như được vén lên trước mắt chúng ta với rất nhiều những loài cây quen thuộc, cả những loài cây lạ mà nếu không đọc chỉ dẫn sẽ khó đoán biết được. Động vật ở Bạch Mã có nhiều loài cực hiếm như gà lôi lam màu trắng, trĩ sao (có con dài tới 2m cả đuôi, cao gần 0,5m), sao la… Riêng chim có 333 loài, là điểm hẹn thú vị của dân mê chim trên cung đường phượt. Nếu may mắn, trong lộ trình khám phá Bạch Mã, du khách được anh kiểm lâm Trương Cảm  “nhà chim học” (anh có thể nói được mấy chục “ngoại ngữ” chim và thú) làm hướng dẫn viên du lịch thì sẽ còn hiểu biết thêm được nhiều điều bổ ích hơn nữa. Nếu tính sơ bộ thì tại Bạch Mã cũng sở hữu đến 338 loại cây thuốc nam đa dụng, và cây hoa đỗ quyên (có đến hơn chục loại) mọc trải thảm bên bờ thác Đỗ Quyên – thác cao nhất ASEAN là một trong số đó. Ngoài ra còn có nhiều loài cây có thể sẽ khiến bạn tò mò hơn nữa vì mới nghe lần đầu như: nam Trường Sơn, thổ phục linh, thạch xương bồ, bướm bạch, bạch hoa thiết xà… Thêm một bất ngờ nếu như len lỏi vào con đường rừng, bạn bắt gặp được loài hoa ngô đồng vương giả, hiếm hoi mà hiện nay chỉ thấy được ở Đại nội Huế. Vào khoảng độ tháng 3, tháng 4, hoa ngô đồng bắt đầu rơi, tạo nên một chút thi vị, cao quý và đáng nhớ trên hành trình khám phá Bạch Mã.
 


Lá phong (Ảnh: Ngọc Bích)



Du khách thích thú lưu lại hình ảnh với cây cối Bạch Mã (Ảnh: Ngọc Bích)



Những bức hình độc đáo tại các điểm dừng chân (Ảnh: Đò Điệm)
 


(Ảnh: Ngọc Bích)


Những người say mê du lịch sẽ không xa lạ với câu nói “Xem cây vào Cúc Phương, ngắm thú đến Cát Tiên, tắm thác lên Bạch Mã”. Cũng đúng thôi vì  Bạch Mã sở hữu quá nhiều những ngọn thác đẹp như níu cả trời cao sà xuống đất, với những tên gọi mỹ miều như Đỗ Quyên, Hoàng Yến, Trĩ Sao, thác Bạc, Ngũ Hồ… Và Đỗ Quyên được xem là ngọn thác đẹp nhất, cao nhất với bạt ngàn đỗ quyên bên dòng thác trắng. Đỗ quyên là loài hoa đặc trưng của Bạch Mã, cũng chính là quốc hoa của Nepal, xứ sở sinh ra thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) tại vùng Lumbini, vì thế, hương sắc trong trẻo, thanh cao của loài hoa ấy cộng hưởng với tiếng ầm ào của thác, họa nên bức tranh thủy mặc chốn Bạch Mã tuy xa mà gần, đầy sức hút.



Thác Đỗ Quyên trứ danh (Ảnh: Viết Phong)


Hiện nay, Vườn quốc gia Bạch Mã bắt đầu mở rộng mô hình ươm giống các loại cây, đặc biệt là phong lan để làm phong phú thêm hệ thống sinh vật cảnh cho Bạch Mã. Tọa lạc ngay bên cạnh con đường lớn dẫn lên đỉnh núi, vườn ươm sẽ là một chốn thưởng lãm cho những ai mê cây cảnh, hoa lá và luôn tấp nập với các loài ong bướm kéo về hút nhụy.




Những ngôi biệt thự mờ sương trên cung đường khám phá (Ảnh: Ngọc Bích)



Những nét kiến trúc kiểu Pháp càng làm cho Bạch Mã thêm vẻ lãng mạn (Ảnh: Ngọc Bích)


Những căn biệt thự ở Bạch Mã mang kiến trúc châu Âu cũng là một điểm nhấn cho mỗi điểm dừng chân của du khách. Bạch Mã từng được ghi nhận có 139 biệt thự được xây dựng từ thời Pháp thuộc với những têm gọi diễm lệ như Morin 1, Morin 2, Cẩm Tú… nhưng đã hoang phế do biến động của lịch sử, do chiến tranh lẫn bàn tay con người. Kể từ cuối những năm 1990 đến đầu những năm 2000, có 9 biệt thự (nhà nghỉ) với 54 phòng ở đỉnh Bạch Mã được trùng tu, phục hồi để phục vụ du lịch nghỉ dưỡng. Gần đây nhất, biệt thự Phong Lan và các dịch vụ du lịch khác đã được khai trương và đưa vào hoạt động kể từ ngày 18/05 do Công ty TNHH DV-DL Thanh Tâm tiến hành sửa chữa, nâng cấp trước đó với tổng diện tích trên 3.500m2. Ngoài ra, VQG Bạch Mã cũng đã giao và ký hợp đồng với Công ty TNHH DV-DL Thanh Tâm khai thác toàn bộ hoạt động du lịch tại VQG Bạch Mã với tổng diện tích quy hoạch trên 300 ha. Trong tương lai gần, Bạch Mã hứa hẹn sẽ là điểm du lịch lý thú dài ngày cho các tour du lịch dài ngày tại Huế.



(Ảnh: Ngọc Bích)


Với Huế, Bạch Mã là một tuyệt tác của tạo hóa, và đang đẹp dần lên từng ngày với những sự đầu tư đúng mực, có ai nỡ bỏ qua?!

 
Theo Ngọc Bích (Khám phá Huế)

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Theo thông tin kêu gọi các doanh nghiệp tham gia tài trợ cho Lễ tế Xã Tắc năm 2011 của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, theo đó Lễ tế Xã Tắc năm nay sẽ được tổ chức vào lúc 18h 30 đến 21h30 ngày Giáp Tuất 16/2 âm lịch (nhằm ngày 20/3).

  • Nhân chuyến thăm và làm việc với Hội Nhà văn Việt Nam, chiều ngày 25/2, đoàn nhà văn Nga đã đến thăm Tạp chí Sông Hương và gặp mặt thân mật với các nhà văn Thừa Thiên Huế.

  • Chiều ngày 18/02, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi họp báo để công bố quy định, thể lệ Giải thưởng Cố đô về Khoa học Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ II do đồng chi Phan Ngọc Thọ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.

  • Nhân ngày thơ Việt Nam lần thứ IX, tối ngày 17/2 (Rằm tháng Giêng năm Tân Mão), tại lầu Tứ Phương Vô Sự - Đại Nội, Huế, đã diễn ra chương trình Thơ Nguyên Tiêu với chủ đề Đồng vọng thi ca.

  • Trong khuôn khổ các chương trình hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, tối ngày 16/2, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao thị xã Hương Thủy, Câu lạc bộ thơ Hương Thủy đã tổ chức chương trình thơ với chủ đề “ Đêm thơ Hương Thủy”.

  • Trong khuôn khổ các chương trình hưởng ứng Ngày Thơ Việt Nam lần thứ IX, sáng ngày 16/02, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chuyến đi viếng mộ các văn nghệ sĩ đã khuất.

  • Hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, tối ngày 15/2, tại Hội trường UBND huyện Hương Trà đã diễn ra đêm thơ “Sông Bồ một miền thơ”.

  • Nằm trong khuôn khổ chương trình Ngày thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế  - Nguyên Tiêu Tân Mão 2011, chiều ngày 14/2, tại 15 Lê Lợi, Huế, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh phối hợp với Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán tổ chức buổi tọa đàm và trao đổi với diễn giả - nhà văn hóa Cao Huy Thuần về chủ đề “ Hạnh phúc trong thơ”

  • Sáng ngày 14/02 (12 tháng Giêng), tại đình làng văn hóa Thai Dương, thị trấn Thuận An (Phú Vang) đã diễn ra Lễ hội truyền thống Cầu ngư 2011.

  • Ban tổ chức Thơ Nguyên tiêu 2011 vừa có thông báo về các chương trình hoạt động thơ tại Thừa Thiên Huế hưởng ứng ngày Thơ Việt Nam.

  • Sáng ngày 11/02 (nhằm ngày mồng 9 tháng Giêng năm Tân Mão), tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, núi Ngũ Phong, phường An Tây, thành phố Huế, Lễ hội Đền Huyền Trân năm 2010 đã chính thức khai hội.

  • Chiều ngày 10/2, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế đã Khai hội Văn hóa, Du lịch Thừa Thiên Huế năm 2011.

  • Chào mừng kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2011), vào lúc 22 giờ 30 ngày 02/02/2011 (đêm 30 Tết), tại Sân khấu Quảng trường Ngọ Môn đã diễn ra Chương trình nghệ thuật đêm Giao thừa với chủ đề “Mừng Đảng, mừng Xuân, mừng công cuộc đổi mới, hội nhập của quê hương đất nước; sớm đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”.

  • Chào mừng kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2011), sáng ngày 01/02/2011, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ dâng hoa lên Chủ tịch Hồ Chí Minh và khai mạc triển lãm chuyên đề: “Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế với Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, diễn ra tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.

  • Mừng xuân mới Tân Mão 2011, chiều ngày 28/1 (24 Tết), tại Art Gallerry Sông Như, số 14/7 Nguyễn Công Trứ, TP.Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế và CLB Họa sỹ Trẻ Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc phòng tranh con giáp “Mẹo, Mèo, Meo Meo”.

  • Chào mừng 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và mừng Tết cổ truyền của dân tộc, sáng ngày 27/1, tại số 7 Lê Lợi, TP. Huế, Hội Nhà báo, Sở Văn hóa- Thể thao & Du lịch, Sở Thông tin & Truyền thông, Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh và các cơ quan báo chí, các ban ngành xuất bản đóng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức khai mạc Hội Báo Xuân Tân Mão 2011.

  • Chào mừng 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2011) và mừng xuân Tân Mão, chiều 26/01/2001, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc phòng tranh Mùa xuân tại số 26 Lê Lợi và phòng tranh Con giáp tại số 4 Hoàng Hoa Thám, thành phố Huế.

  • Chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và xuân mới Tân Mão 2011, chiều 11/01, tại Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề “Huế vào xuân”.

  • Sáng ngày 9/1, Liên hiệp Các hội Văn học Nghệ thuật, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, gia tộc họ Phùng, văn nghệ sỹ, trí thức và những người yêu mến đã tổ chức đưa di hài nhà thơ Phùng Quán và vợ là nhà giáo Vũ Thị Bội Trâm về an táng tại nghĩa trang Thanh Thủy Thượng, phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế theo di nguyện của nhà thơ.

  • Chiều ngày 06/01/2011, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo thường kỳ và gặp mặt cơ quan báo chí nhân dịp đầu năm mới 2011 nhằm thông báo tình hình kinh tế xã hội năm 2010, nhiệm vụ kế hoạch 2011 và các hoạt động chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, kỷ niệm 81 năm Ngày thành lập Đảng và đón Tết nguyên đán Tân Mão.