LÊ XUÂN MINH THAO
Sông Bạch Đằng, một nhánh sông Kinh Thầy đổ ra biển nằm giữa Quảng Ninh và Hải Phòng - nơi từng diễn ra những trận đánh quân xâm lược bằng đường thủy vang dội, quyết liệt; nơi hội tụ sức mạnh và chiến công dân tộc, chảy nối các thế hệ, thời đại, trở thành biểu tượng tinh túy của non sông: “Trăm con sông đều muốn hóa Bạch Đằng” (Chế Lan Viên).
Ảnh: daophatngaynay.com
Bởi thế, chỉ nói riêng trong lịch sử văn học thời trung đại đã nhiều cây bút tên tuổi như Trần Minh Tông, Trương Hán Siêu, Nguyễn Sưởng, Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân… đều viết về dòng sông anh hùng này. Nhưng đầu tiên phải nói đến Trương Hán Siêu với bài Phú sông Bạch Đằng; là một áng văn tràn đầy lòng yêu nước, tráng chí chất ngất, cùng tinh thần tự hào dân tộc và hàm chứa một triết lý lịch sử sâu sắc khi nhìn nhận nguyên nhân thành công của dân tộc trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước. Trận thủy chiến lịch sử oanh liệt trên sông Bạch Đằng được tái hiện khá rõ nét và hấp dẫn qua lời kể vô cùng nhiệt tình và hào hứng của các bô lão - những nhân chứng lịch sử (nhân vật được tác giả hư cấu):
Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng Nhị Thánh bắt Ô Mã,
Cũng là bãi đất xưa, thuở trước, Ngô chúa phá Hoằng Thao.
Những tháng năm oanh liệt chống giặc phương Bắc của người Đại Việt ta cứ hiện dần lên rõ nét và hấp dẫn vô cùng. Tinh thần chiến đấu của quân dân thật oai hùng tương xứng với khí phách đánh giặc giữ nước của dân tộc ta qua hàng thế kỉ. Sông Bạch Đằng, chứng tích hào hùng của lịch sử gắn với hai vị vua anh minh Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông. Đặc biệt dòng sông lịch sử đã gắn liền với những chiến thắng vang dội. Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giết chết tướng giặc Hoằng Thao. Một sự kiện lặp lại trong lịch sử, không hề ngẫu nhiên, bởi sau Ngô Quyền, năm 981, danh tướng Phạm Cự Lạng của vua Lê Hoàn cũng từng tiêu diệt quân Tống xâm lược ở chính nơi đây. Tròn ba trăm năm mươi năm sau (năm 1288), cũng trên dòng sông đó đã diễn ra một trận đánh hủy diệt, đã bắt sống tướng Ô Mã Nhi. “Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới,/ Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói,/ Trận đánh được thua chửa phân/ Chiến lũy bắc nam chống đối/ Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ/ Bầu trời đất chừ sắp đổi… (Phú sông Bạch Đằng). Đó là sự hùng hậu của thuyền bè chiến đấu “thuyền bè muôn đội”, và những lá cờ “tinh kì” tung bay phấp phới trên đỉnh mỗi con thuyền. Đó là đội quân tinh nhuệ của ta với tinh thần chiến đấu hừng hực cùng ánh sáng chói của những đao gươm “Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói”. Và cuộc chiến đấu diễn ra trong khung cảnh ác liệt nhất khi hai bên giao chiến cân tài ngang sức, chưa phân thắng bại. Khí thế của chiến trường, cùng với khói lửa ngút trời bốc lên cao mãi, che lấp cả mặt trời, mặt trăng, khiến cho bầu trời đất dường như muốn đổi sắc. Không khí chiến trận bừng bừng báo hiệu một cuộc thủy chiến kinh thiên động địa. Thật là một đoạn văn tuyệt kỹ, hừng hực hào khí Đông A, thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân dân Đại Việt từ xưa chưa từng có bao giờ.
Bên cạnh Trương Hán Siêu, tiếp đến Nguyễn Sưởng, một nhà thơ đời Trần chỉ với bốn câu thơ cũng đã ca ngợi đầy đủ những chiến tích trên sông:
Mồ thù như núi, cỏ cây tươi,
Sóng biển gầm vang, đá ngất trời.
Sự nghiệp Trùng Hưng ai dễ biết,
Nửa do sông núi, nửa do người.
Vẻ đẹp con sông vẫn mãi được ca ngợi bởi sự hùng vĩ, như thể tạo hóa đã sắp sẵn nơi đây thành đất hiểm, dữ dội, linh thiêng, thành chiến địa vùi chôn tham vọng ngông cuồng của bất cứ bọn xâm lược ngoại bang nào, bất kể chúng từ đâu tới. Sông Bạch Đằng trong cái nhìn thi nhân có một địa thế hùng vĩ, oai linh; mang một dáng hình đầy sức sống: cỏ cây, tươi tốt. Nguyễn Sưởng đã ngầm định một logic trong câu thơ thứ nhất này: chiến thắng năm xưa là cội nguồn của cuộc sống tươi đẹp ngày hôm nay, sức sống của hiện tại bắt nguồn từ chiến công trong quá khứ. Nhưng mặc cho thời gian, trời đất biến thiên, Bạch Đằng vẫn giữ khí chất oai hùng của mình: Sóng biển gầm vang, đá ngất trời. Tư thế của Bạch Đằng là tư thế sẵn sàng xung trận đầy thách thức. Trong lòng sông như vẫn tiềm tàng sức mạnh vô song. Ngợi ca địa thế hùng vĩ của dòng sông, cũng là cách Nguyễn Sưởng khẳng định vai trò, yếu tố địa linh trong chiến trận. Vua Trần Minh Tông về sau cũng viết bài thơ “Bạch Đằng giang” với hai câu đầu đã phát thảo được điều ấy:
Núi biếc cao vút, tua tủa như gươm giáo kéo lấy tầng mây
Thuồng luồng nuốt thủy triều, cuộn làn sóng bạc...
Địa thế hiểm trở của Bạch Đằng, có thể làm tiêu vong cuồng vọng của bất kỳ đội quân xâm lược nào, thế nhưng dòng sông cũng phải chứng kiến cảnh hưng phế của từng triều đại. Bài thơ chữ Hán “Quan Hải” (Đóng cửa biển) của Nguyễn Trãi đã gợi nhớ hiện thực đau thương của lịch sử:
Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển
Xích sắt cũng được trầm dưới nước để phong tỏa như thế
Thuyền có bị lật mới biết rằng dân chẳng khác gì nước
Cậy vào địa thế hiểm trở cũng khó bằng mệnh trời
Quan sát thiên nhiên nơi cửa biển sắc nước bát ngát, mà suy tư về lẽ hưng vong của triều đại nhà Hồ ngắn ngủi, đồng thời cảm thán về nỗi đau uất hận của anh hùng thất thế. Việc cũ đã qua, nhưng vật chứng vẫn đang còn đó. Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển/ Xích sắt ngầm dưới sông… như những chứng tích, rưng rưng hiển hiện trước mắt và trong tâm tưởng thi nhân, như thể một nỗi đau xót xa của lịch sử. Nguyễn Trãi thất vọng, buồn chán và còn thấp thỏm một nỗi lo lắng khi nhà Lê rơi vào rối ren. Đó là sự linh cảm đau lòng báo trước thảm họa “Lệ Chi Viên”. Nhưng Nguyễn Trãi đã phả hồn thời đại vào cảnh. Cùng ở cửa biển Thần Phù mà thiên nhiên hiện lên mỗi lúc một khác. Ấy là thiên nhiên cửa biển Thần Phù trong tâm sự nhà thơ: “Quê cũ lòng về theo cánh nhạn/ Lá thu cửa biển chiếc thuyền xiêu/ Kình phun sóng vỗ gầm Nam Bắc/ Giáo dựng non bày biếc trước sau…”. Thơ chữ Hán và chữ Nôm của Nguyễn Trãi hầu hết là những bài ngợi ca thiên nhiên, đất thiêng, người hùng, giải bày tâm sự, buồn vui ngẫm ngợi trước thời thế. Bài thơ “Thuật hứng” của Nguyễn Trãi cũng đã nói lên điều đó qua những câu thơ: “Bui một tấc lòng ưu ái cũ/ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”. Ức Trai suốt đời “bui” (chỉ có) một tấm lòng trung hiếu với dân với nước, nó mãnh liệt cuộn trào như sóng thủy triều bể đông. Ngay cả khi ông gánh chịu nỗi oan khiên ghê gớm, những đau đớn tột cùng do triều đình gây ra. Bài thơ “Hải khẩu dạ bạc hữu cảm” cũng có những dòng thơ nói lên nỗi lòng đó: “Từ biệt giang hồ mấy chục năm/ Hôm nay cửa bể buộc thuyền ngâm/ Bãi sông sóng gợn vừng trăng sáng/ Bến nước cây lồng lớp khói râm…”.
Những trận chiến ác liệt trên sông Bạch Đằng, những chiến công làm xoay chuyển trời đất, mở ra vận hội mới cho đất nước. Từ đó, dòng sông đã nghiễm nhiên hóa thành lịch sử, thành điểm tựa vững vàng cho người Đại Việt, ngay cả những phút hiểm nguy nhất. Đó cũng là niềm tự hào để trong thời kỳ ấy, khi Giang Văn Minh đi sứ sang Trung Quốc, bị vua Minh xem thường và ra vế đối: “Đồng trụ chí kim đài dĩ lục” (Cột đồng đến nay rêu đã xanh), ngay lập tức Giang Văn Minh khẳng khái đối đáp sắc bén: “Đằng Giang tự cổ huyết do hồng” (Sông Đằng tự xưa còn đỏ máu). Vế đối của Giang Văn Minh nhắc lại những chiến thắng lừng lẫy trên sông Bạch Đằng, máu giặc xâm lược phương Bắc đến nay chưa hết đỏ. Nhà Minh thấy nhục nhã đã hèn hạ sát hại ông. Chỉ bảy chữ xuất thần này đã hội tụ được cả tinh anh, linh khí non sông nước Việt.
Đặc biệt, vào giữa thế kỉ XVI một nhà thơ, nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại cho nhân thế những câu thơ như một lời dự báo qua bài Cự Ngao Đới Sơn:
Nước biếc ngâm núi tiên trong tận đáy,
Con rùa lớn đội được bầu ngọc mà sinh ra.
Ngoi đầu lên, đá có sức vá trời
Bấm chân xuống, sóng cuồn cuộn không dội tiếng vào đất.
Biển Đông vạn dặm đưa về nắm trong bàn tay,
Muôn năm cõi Nam đặt vững cảnh trị bình…
Chính vì đại thắng của Ngô Quyền thuở xưa, khiến cho dòng sông này trở nên gắn bó sâu sắc với Biển Đông. Nhà văn hóa Nguyễn Khắc Mai đã từng phân tích, hai câu thơ đầy tính dự báo chiến lược “Vạn dặm biển Đông phải quay về nắm lấy trong bàn tay. Làm được như vậy, mà phải làm được như vậy - làm chủ được biển Đông, thì muôn đời cõi trời, đất nước Nam này sẽ vững vàng trong cảnh thanh bình thịnh trị lớn lao!” Bài thơ trên đã viết cách đây 500 năm mà bây giờ càng đọc càng thấy rất thời sự, cụ Trạng Trình đã nhìn ra được sự quan trọng của biển Đông đối với vận mệnh của đất nước. Tầm nhìn của cụ đã vượt thời gian và không gian. Hai câu thơ đầy tính dự báo chiến lược của Nguyễn Bỉnh Khiêm càng lay động từ đáy sâu của ý chí, của tâm hồn tâm thức biển đảo của người Việt.
L.X.M.T
(SHSDB26/09-2017)
NGUYỄN DƯ…Bốn cột lang, nha cắm để chồng/ Ả thì đánh cái, ả còn ngong/ Tế hậu thổ khom khom cật,/ Vái hoàng thiên ngửa ngửa lòng/ Tám bức quần hồng bay phới phới,/ Hai hàng chân ngọc đứng song song./ Chơi xuân hết tấc xuân dường ấy,/ Cột nhổ đem về để lỗ không. (Cây đánh đu, Hồng Đức quốc âm thi tập)…
NGUYỄN ĐỨC TÙNGTôi mới đọc Xuân Quỳnh gần đây: với tôi, thơ chị ở quá xa. Nhưng càng đọc càng gần lại. Vì chị thường nói về thời gian: Bao mùa thu hoa vẫn vàng như thế/ Chỉ em là đã khác với em xưa
LƯƠNG ANMiên Thẩm là một nhà thơ hoàng tộc có tiếng giữa thế kỷ 19. Qua thơ văn ông, chúng ta gặp một con người, tuy bị giai cấp xuất thân hạn chế rất nhiều, song vẫn biểu hiện một ý thức thương dân và một tinh thần lo lắng cho vận mệnh đất nước vốn không phải phổ biến trong tầng lớp nhà nho - trí thức phong kiến lúc bấy giờ.
PHONG LÊGiá Bác không đi Trung Quốc? Hoặc giá Bác không bị bọn Tưởng bắt giam? Hoặc nữa, đã có tập thơ, nhưng năm tháng, chiến tranh, cùng bao nhiêu sự cố khiến cho tập thơ không còn về được Viện bảo tàng cách mạng?
L.T.S: Bài viết của Trần Đình Sử về đóng góp của thơ Tố Hữu trong việc phát triển thể tài thơ chính trị và khuynh hướng sử thi trong biểu hiện không phải không có nhiều chỗ phải bàn cãi. Tuy nhiên tạp chí vẫn coi đây là một cách tiếp cận mới để khám phá nguồn thơ phong phú của một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Xin giới thiệu bài tiểu luận này để bạn đọc cùng suy nghĩ trao đổi.
ĐÔNG HÀVăn chương bắt nguồn từ cuộc sống. Với Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng vậy, mỗi trang viết của anh là một sự khởi nguyên rất chân thật. Không thiên về lối miêu tả nhưng bằng cặp mắt tinh tế sắc sảo của mình, Hoàng Phủ đã “nói” về cuộc sống từ những tinh chất của thiên nhiên và con người Huế đọng lại dưới ngòi bút của anh.
VÊ-RA CU-TÊ-SƠ-CHI-CÔ-VAVê-ra Cu-tê-sơ-chi-cô-va là tiến sĩ ngữ văn, giáo sư nghiên cứu ở Học viện Gorki về văn học thế giới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô.
NGUYỄN HOÀN Nhạc Trịnh Công Sơn lâu nay đã “chinh phục hàng triệu con tim, không chỉ ở trong nước, mà ở cả bên ngoài biên giới nữa” (Văn Cao).
PHAN NGỌC1- Trong việc nghiên cứu Truyện Kiều, xu hướng xưa nay là đưa ra những nhận xét căn cứ vào cảm thụ thẩm mỹ của mình. Những nhận xét ấy thường là rất tinh tế, hấp dẫn. Nhưng vì quan điểm khảo sát là chỉ phân tích những cảm nghĩ của mình căn cứ đơn thuần vào Truyện Kiều, không áp dụng những thao tác làm việc của khoa học hiện đại, cho nên không tránh khỏi hai nhược điểm:
ĐẶNG TIẾNMèo là thành phần của tạo vật, không hệ thuộc loài người, không phải là sở hữu địa phương. Nói Mèo Huế là chuyện vui ngày Tết. Đất Huế, người Huế, tiếng Huế có bản sắc, biết đâu mèo Huế chẳng thừa hưởng ít nhiều phẩm chất của thổ ngơi và gia chủ?
TRIỀU NGUYÊNCó nhiều cách phân loại câu đối, thường gặp là ba cách: dựa vào số tiếng và lối đặt câu, dựa vào mục đích sử dụng, và dựa vào phương thức, đặc điểm nghệ thuật. Dựa vào số tiếng và lối đặt câu, câu đối được chia làm ba loại: câu tiểu đối, câu đối thơ, và câu đối phú. Bài viết ngắn này chỉ trình bày một số câu đối thuộc loại câu tiểu đối.
KHÁNH PHƯƠNGNăm 2010 khép lại một thập kỷ văn học mang theo những kỳ vọng hơi bị… “lãng mạn”, về biến chuyển và tác phẩm lớn. Nhiều giải thưởng của nhiều cuộc thi kéo dài một vài năm đã có chủ, các giải thưởng thường niên cũng đã… thường như giải thưởng, nhà văn và bạn đọc thân thiết hồ hởi mãn nguyện tái ngộ nhau trên những đầu sách in ra đều đặn… và người thực sự quan tâm đến khía cạnh nghề nghiệp trong đời sống văn chương lại tự hỏi, những sự kiện đang được hoạt náo kia có mang theo trong nó thông tin gì đích thực về thể trạng nghề viết hay không? Nếu có, thì nó là hiện trạng gì? Nếu ngược lại, thì phải tìm và biết những thông tin căn bản ấy ở đâu?
MIÊN DIVẫn biết, định nghĩa cái đẹp cũng giống như lấy rổ rá... múc nước. Vì phải qui chiếu từ nhiều yếu tố: góc nhìn, văn hóa, thị hiếu, vùng miền, phong tục... Tiểu luận be bé này xin liều mạng đi tìm cái chung cho tất cả những góc qui chiếu đó.
INRASARA1. Điểm lại mười căn bệnh phê bình hôm nay
XUÂN NGUYÊNHơn ở đâu hết, thơ mang rất rõ dấu ấn của người làm ra nó. Dấu ấn đó có thể là do kinh nghiệm sống, do lối suy nghĩ… đưa lại. Đứng về mặt nghệ thuật mà nói, dấu ấn trong thơ có thể được tạo nên bởi lối diễn đạt, bởi mức độ vận dụng các truyền thống nghệ thuật của thơ ca.
Linda Lê, nhà văn nữ, mẹ Pháp cha Việt, sinh năm 1963 tại Đà Lạt, hiện đang sống tại Paris, viết văn, viết báo bằng tiếng Pháp. Một số tác phẩm của nhà văn đã được dịch sang tiếng Việt và xuất bản tại Việt Nam như là: Vu khống (Calomnies), Lại chơi với lửa (Autres jeux avec le feu). Chị đã có buổi nói chuyện tại Trung tâm Văn hóa Pháp tại Huế vào ngày 15.10.2010 vừa rồi. Sau khi trao đổi về bản dịch, chị đã đồng ý cho phép đăng nguyên văn bài nói chuyện này ở Tạp chí Sông Hương theo như gợi ý của dịch giả Lê Đức Quang.
KHÁNH PHƯƠNG (Tiếp theo số 261 tháng 11-2010)
LÊ TIẾN DŨNGKhi nói đến thơ một vùng đất, thường người ta vẫn chú ý nhiều đến những vấn đề như tác phẩm, thể loại, đội ngũ… nghĩa là tất cả những gì tạo nên phong trào thơ của một vùng.
LẠI NGUYÊN ÂN(Trích đăng một phần tiểu luận)
KHẾ IÊMGửi các nhà thơ Đỗ Quyên, Inrasara và Lê Vũ