Ba bài thơ về Đức Phật của Rainer Maria Rilke

10:53 11/06/2008
LGT:Rainer Maria Rilke (1875 – 1926) người Áo, sinh tại Praha, đã theo học tại Praha, Muenchen và Berlin triết học, nghệ thuật và văn chương, nhưng không hoàn tất. Từ 1897 ông phiêu lưu qua nhiều nước Âu châu: Nga, Worpswede (Ðức) (1900), Paris (1903) và những nước khác trong và sau thời thế chiến thư nhất (Thụy sĩ, Ý…). Ông mất tại dưỡng viện Val-Mont vì bệnh hoại huyết.

R. M.Rilke là một trong những thi hào quan trọng nhất của dân tộc Ðức. Trong số các tư tưởng gia và thi nhân Ðức, tên tuổi ông đứng bên cạnh các đại thi hào Goethe, Schiller, Hölderlin. Cũng như những tác phẩm của H. Hesse, những bài thơ về Ðức Phật của R. M. Rilke đã được giới Phật tử trên thế giới truyền tụng từ lâu. Trong các thập niên từ 30-60 thế kỷ 20 và về sau, văn chương của Rilke được giới thức giả Việt Nam biết đến qua những tác phẩm dịch bằng tiếng Pháp.
Với các bài thơ về Ðức Phật, Rilke đã xuất hiện trước giới trí thức Phật tử VN thời ấy như một “người Ðức trầm lặng”, nhạy cảm, tế nhị và khiêm cung. R. M. Rilke không phải là Phật tử, ông cảm hứng làm thơ về Phật. Ðọc 3 bài thơ về Phật, thoạt tiên ta có cảm giác ông đang đứng xa nhìn về một biểu tượng tôn giáo. Ông nhìn Phật như một người lạ hay một người “hành hương xa lạ” (Rilke, Buddha 2), cách xa, thoáng chút nghi hoặc, ngập ngừng, tò mò dò dẫm, còn thế tục, như thái độ tìm hiểu của một người Tây phương tầm thường, rồi chưa đầy một thoáng quay người, bỗng nhiên người ấy biến mất mà chỉ còn thi nhân đứng đó, tràn ngập cảm xúc và rung động của con tim trí tuệ: Rilke đã hiểu Phật, thấy, ngộ, lần theo “hướng của con tim” (Rilke, Briefe, ebd). Rilke gặp Phật trong tự tính sâu xa và hồn nhiên của ý niệm chân lý toàn diện nhân bản tại thế ấy. Chính thể nghiệm thi ca “tâm truyền tâm” này đã làm cho R.M. Rilke trở thành một khám phá mới cho sự liễu tri kinh nghiệm chứng ngộ trong Thiền học đối với các nhà Phật học Tây phương...
THÁI KIM LAN (dịch và giới thiệu)



BUDDHA -  ÐỨC PHẬT

Dường như Ngài đang lắng nghe. Tĩnh lặng: cõi xa…
Ta dừng lại và không còn nghe im lắng
Và Ngài là vì sao. Và những sao trời khác lạ,
mờ mịt mắt trần, lũ lượt về quanh tinh đẩu sáng. 

Ôi, Ngài là tất cả. Chân như đó, có phải ta chờ
Ngài thấy ta? hay Ngài cần phải thấy?
Thảng như nơi đây ta phủ phục trước Ngài,
Ngài vẫn như loài thú hồn nhiên trầm sâu tự tại.  
 
Thế rồi điều dục ta dứt bỏ để tìm Ngài
 “cái ấy” từ triệu kiếp luân lưu trong thân Thế giải[i]
Như Lai[ii], đấng xả bỏ những gì con người từng trải.
Và đấng từng trải những điều khuyên người lầm lạc bỏ mê.


Rainer Maria Rilke, cuối năm 1905


Buddha

Als ob er horchte. Stille: eine Ferne…
Wir halten ein und hören sie nicht mehr
Und er ist Stern. Und andere große Sterne,
die wir nicht sehen, stehen um ihn her.

O er ist alles. Wirklich, warten wir,
daß er uns sähe? Sollte er bedürfen?
Und wenn wir ihn hier vor ihm niederwürfen,
er bliebe tief und träge wie ein Tier.

Dann das, was uns zu seinen Füßen reißt,
das kreist in ihm seit Millionen Jahren
Er, der vergisst, was wir erfahren,
und der erfährt, was uns verweist.

Rainer Maria Rilke, Ende 1905


ÐỨC PHẬT TRONG HÀO QUANG
– Buddha in der Glorie

Tâm của toàn Tâm, Nhân của Nhân
Quả Hạnh Nhân - vừa viên thành, thấm ngọt
Cái TẤT CẢ ấy vút đến sao trời muôn một
Là xác thịt quả nhân: xin chào hân hạnh! 

Hãy xem! Nơi thân này còn chi vướng bận,
trong vô cùng là lớp vỏ ngoại thân
và ở đó nhựa dâng đầy tràn ứ
và bên ngoài ấp ủ ánh hồng quang

Bởi lẽ trên tận đỉnh cao kia, tròn đầy rực sáng
Vầng thái dương đang chuyển bóng tà dương            
Nhưng “quả thật”  chính từ trong trái hạnh
đã trỗi mầm nhân vượt qua mọi vầng dương.

Budha in der Glorie

Mitte aller Mitte, Kern der Kerne
Mandel, die sich einschließt und versüßt
Dieses Alles bis an alle Sterne
Ist dein Fruchtfleisch:sei gegrüßt

Sieh, du fühlst, wie nichts mehr an dir hängt
Im Unendlichen ist deine Schale,
und dort steht der starke Saft und drängt
Und von außen hilft ihm ein Gestrahle.

Denn ganz oben werden deine Sonnen
Voll und glühend umgedreht
Doch in dir ist schon begonnen,
was die Sonnen übersteht.

BUDDHA – ÐỨC PHẬT

Từ đàng xa, rụt rè, lạ lẫm, 
kẻ hành hương cảm nhận
tượng đâu mà vàng chảy thành giòng
như thử có các nhà giàu hối lỗi ăn năn
đem hết của dấu kín chất lên thành đống.

Nhưng lại gần hơn, y bỗng phát điên 
Trước vẻ cao cả của  nét mày thanh thoát
Ðây chẳng thấy  bộ tách trà qúi tộc  
Cũng không hoa tai trang sức quí phu nhân

Nào có ai biết nói dùm cho,
hiện vật gì đã được bỏ vào nung chảy,
để bức tượng này trên đài hoa ấy
 
được dựng lên: lặng lẽ hơn, vàng dịu êm hơn
một pho tượng vàng ròng và toàn thể chu thân
(cũng) sờ nhẹ không gian như thoa nhẹ chính mình.
19. 7. 1906, Paris

BUDDHA

Schon von ferne fühlt der fremde scheue
Pilger, wie es golden von ihm träuft:
So als hätte Reiche voller Reue
Ihre Heimlichkeiten aufgehäuft.

Als näher kommend wird er irre
Vor der Hoheit dieser Augenbraun:
Denn das sind nicht ihre Trinkgeschirre
Und die Ohrgehänge ihrer Fraun.

Wüßte einer denn zu sagen,
welche Dinge eingeschmolzen wurden, um
dieses Bild auf diesem Blumenkelche

aufzurichten: stummer, ruhiggelber
als ein goldenes und rundherum
auch den Raum berührend wie sich selber.
Rainer Maria Rilke, 19. 7. 1906, Paris



[i] Hai câu này đã được dịch thoát nghĩa theo tinh thần đạo Phật
Từ ức kiếp luân lưu trong thân Thế giải
Mầm thiện duyên thúc dục đến bên Ngài
Thế giải hay Thế gian giải là một danh hiệu của Phật, người giải phóng thế gian.

[ii] Như Lai: kẻ đến như thế hay Tathagata là danh hiệu của Phật

10 danh xưng truy tặng cho Ðức Phật là: Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế gian giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự trượng phu, Thiên Nhân sư, Phật thế tôn.

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN ĐÔNG NHẬT19 lời chứng của những ONS(1) cuối cùng, lần đầu tiên được lên tiếng qua công trình nghiên cứu hoàn hảo của bà Liêm Khê LUGUERN(2) là những nhân chứng cuối cùng trong số khoảng 27.000 người từ Đông Dương bị lùa đến nước Pháp từ tháng 10/1939 đến tháng 6/1940 để phục vụ cho guồng máy chiến tranh của thực dân Pháp trong Thế chiến thứ II.

  • LÝ HẠNHAi trong đời chẳng đã một lần làm thơ. Dù làm thơ để giải trí hay sẻ chia thì những trang thơ ấy cũng là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tâm hồn.

  • LTS: Có một chuyện ít người biết là các nhà văn Tô Hoài, Xuân Diệu, Huy Cận không nhớ ngày sinh của mình. Xuân Diệu, con nhà Nho, thì biết mình sinh giờ Thìn, ngày Thìn, tháng Thìn, năm Thìn, nhưng không biết dương lịch ngày nào. Nhà văn Tô Hoài cũng vậy, nhưng nhớ Bà Cụ cho biết sinh ông đêm rằm Trung Thu. Sau này, sang Nga, bạn người Nga hỏi, mới tra ra ngày Tây là 27-9-1920. Do đó trên các tư liệu, thường thấy ghi ngày sinh: 07-9-1920, và nhà văn cũng không buồn đính chính. Nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh nhà văn Tô Hoài, Sông Hương nhận được bài viết của nhà văn Đặng Tiến cùng thông tin về ngày sinh Tô Hoài nói trên. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

  • HOÀNG DŨNGKhông phải ngẫu nhiên khi ta nói vũ trụ, thế giới thì vũ, giới là không gian, mà trụ, thế là thời gian. Ngay trong những khái niệm tưởng chỉ là không gian, cũng đã có thời gian quấn quýt ở đấy.

  • LTS: Trong các ngày 7-9/9/2010 sắp đến, Ủy ban Văn hóa Hội đồng Giám mục Việt Nam và Tòa Tổng Giám mục Giáo phận Huế sẽ tổ chức Hội thảo về thân thế và sự nghiệp của Léopold Cadière (1869-1955), Nhà nghiên cứu về Huế và Việt Nam học, chủ bút của tập san Bulletin des Amis du Vieux Hué (B.A.V.H), một trong số các tờ báo hay nhất ở Đông Dương thuở trước. Hội thảo sẽ có một số nội dung liên quan đến văn hóa Huế như Văn hóa Huế, Mỹ thuật Huế, Cổ vật Huế dưới con mắt của L. Cadière... Nhân dịp này, Tạp chí Sông Hương đăng bài viết của nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh, chuyển tải vài nét về hoạt động văn hóa của Léopold Cadière. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.S.H

  • NGUYỄN THỊ HÒA Không cần phải bàn cãi, Từ điển tiếng Huế của Tiến sĩ, Bác sĩ Bùi Minh Đức là một tác phẩm Từ điển. Một quyển từ điển về phương ngữ địa phương Huế mà dày dặn, công phu, với 2050 trang, thể hiện công sức nghiên cứu miệt mài của một vị bác sĩ - nghiệp dư với nghề ngôn ngữ, nhưng đầy nhiệt tình và khá chuyên nghiệp trong nghiên cứu.

  • Sinh ngày 6-2-41 tại Huế. Hy sinh ngày 11-10-68 tại vùng biên giới tỉnh Tây Ninh, nguyên quán làng Bát Tràng tỉnh Bắc Ninh. Học sinh cũ Trường Quốc Học, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Ban Việt văn. Tên thật và bút hiệu công khai, chính thức: Trần Quang Long. Các bút hiệu khác: Thảo Nguyên, Chánh Sử, Trần Hoàng Phong.

  • TRẦN HỮU LỤCỞ tuổi 20, hành trình sáng tác của Nhóm Việt gắn liền với những biến cố lịch sử ở miền Nam (1965-1975). Những cây bút trẻ của Nhóm Việt đã bày tỏ một thái độ dấn thân ngày càng sâu sắc, vừa trên bình diện ý thức công dân, vừa trên bình diện ý thức nghệ sĩ.

  • PHONG LÊ(Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nguyễn Tuân 10-7-1910 – 28-7-1987)

  • NGUYÊN QUÂN Phía đằng sau những con chữ bình dị như một chốn quê nhà chưa bị ô nhiễm cơn đau phố bụi, một ngôi làng yên bình vẫn luôn hằng hiện trong mỗi hơi thở, mỗi bước gian truân của tác giả là sự chân thật đến nao lòng.

  • LÝ HOÀI THU Những câu thơ đầu tay của Hữu Thỉnh cất lên từ những cánh rừng Trường Sơn được anh gọi là “Tiếng hát trong rừng”. Anh viết về đồng đội, về cơn sốt rét rừng, về những trận bom và vết hằn xe xích, về mây, suối, dốc, thác Trường Sơn.

  • THÁI DOÃN HIỂU…Khi sự vong ân bội nghĩa của người đời đang diễn ra ở khắp đó đây thì Hoàng Trần Cương là người sống bằng ân sâu nghĩa cả. Với anh, ân nghĩa là một gánh nặng phải gánh. Anh nói về ân nghĩa như là một thứ trí nhớ của lương tri, một món nợ không bao giờ trả xong…

  • VŨ DUY THÔNG        (Thơ - Nghiêm Huyền Vũ, Nxb Trẻ 2000)Khác với bên ngoài, Nghiêm Huyền Vũ trong thơ là người trầm tư, cái trầm tư nhuốm vị triết học.Vây bọc quanh anh là không gian, thứ không gian cô liêu.

  • TRẦN QUỐC THỰCÍt người chịu đi tìm tiếng nói riêng khi đọc một tập thơ, một chặng thơ của một người. Qua từng chặng thơ, tiếng nói riêng ấy sẽ trở thành một cách thơ riêng biệt. Và đó là điều đáng mừng cho đội ngũ sáng tác.

  • NGUYỄN THANH TÚ          (Phác thảo chân dung nhà văn Nguyễn Bảo)

  • LGT: Cuốn tiển thuyết “Biết đâu địa ngục thiên đường” của nhà văn Nguyễn Khắc Phê vừa xuất bản được xem là tác phẩm thành công nhất của ông, cũng là cuốn tiểu thuyết viết kỹ lưỡng nhất, lâu nhất. Cuốn tiểu thuyết này hiện nay nằm trong danh sách những cuốn vào chung khảo cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam. Sông Hương xin giới thiệu những ý kiến nhận định rất chân thành của Giáo sư Trần Đình Sử, nhà văn Ma Văn Kháng và nhà nghiên cứu phê bình Từ Sơn.

  • FAN ANHCon người khác con vật không chỉ ở đặc điểm con người có một bản ngã, một cái tôi luôn biến động, mấu chốt nằm ở chỗ, con người có thể có nhiều bản ngã khác nhau, tồn tại một cách âm thầm trong những thế giới mà nhiều khi ngay bản thân mỗi cá nhân chúng ta cũng không thể am tường hết.

  • VĂN CẦM HẢI(Nhân đọc “Giọng nói mơ hồ” - Nguyễn Hữu Hồng Minh. Nxb trẻ 1999)

  • ĐỖ NGỌC YÊNHồ Quý Ly là một nhân vật lịch sử có thật. Hơn nữa ông đã từng làm đến chức quan Thái sư dưới thời nhà Trần khoảng từ năm 1370 - 1400, và lập nên nhà Hồ từ năm 1400 - 1407.

  • Phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Việt - chuyên viên Hiệp hội CLB UNESCO Việt Nam – nhân cuộc triển lãm thư pháp thơ “Nhật ký trong tù” của Bác Hồ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế 8-2000