(SHO) Từ khuya 29/12/2013, một tin buồn lan nhanh trong bạn bè văn nghệ: Họa sỹ Kim Long vừa ra đi lúc 23h10. Việc họa sỹ Kim Long sẽ không qua khỏi vì căn bệnh ung thư quái ác là điều chính anh, gia đình, bạn bè đã tiên liệu; song tin anh qua đời vẫn bất ngờ. Sao đi nhanh vậy anh Kim Long ơi!
Họa sỹ Kim LOng phát biểu khai mạc phòng tranh "Về với Sông Hương"
Cách đây chừng một tháng, họa sỹ Kim Long có những ngày cùng các bác sỹ Khoa Ung bướu Bệnh viện Trung ương Huế chống chọi với bệnh tật trong vòng tay ấm áp của chị Thanh – vợ anh và mối quan tâm lo lắng của bạn bè ở Huế. Đặc biệt vợ anh – chị Thanh, đằng đẵng một thời gian dài, đã hết lòng săn sóc, theo anh từng mỗi bước chân, vuốt ngực anh từng hơi thở khó nhọc…
Nhưng hình như tri nhận được lẽ vô thường của kiếp phận, anh lặng lẽ giấu cơn đau, vẫn giữ nụ cười trên môi trước mọi người.
Đó cũng như là cách sống của anh, cách anh thể hiện lẽ yêu đời trong đời thực cũng như trên tranh vẽ.
Họa sỹ Kim Long, tên thật là Nguyễn Quốc Hoàng, sinh năm 1946 tại Huế. Anh từng học Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế. Năm 1970, anh theo gia đình vào Sài Gòn lập nghiệp. Sống xa quê, anh luôn thường trực nỗi nhớ Huế và niềm đam mê hội họa trong anh hàng bao nhiêu năm vẫn luôn cháy bỏng. Anh nghĩ về nghệ thuật hết sức giản dị mà sâu sắc vô cùng: “Mỗi một con người, đều là một nhà thơ, một nghệ sĩ, bởi vì, trước một bài thơ hay, một bức tranh đẹp, mỗi người đều rung động và chính sự rung động đó, sẽ giúp con người thăng hoa hơn. Trong thẳm sâu, mỗi con người đều có những thôi thúc vươn lên trên những lo toan hằng ngày về cơm ăn áo mặc. Thực vậy, “cái đẹp cứu rỗi nhân loại”, đưa con người vào nếp sống văn hóa, vượt thoát đời sống động vật để bay lên cõi bao la của Tâm và Linh”.
Tiếng nói âm thầm của tâm linh ấy ngày đêm không ngơi thôi thúc anh cầm cọ. Lặng lẽ, âm thầm, không vội vã, từng khoảnh khắc nào đó trong ngày, anh sống với màu sắc và những hoài niệm tuổi thơ dưới bóng kinh thành Huế.
Họa sỹ Kim Long và bức "Thiếu nữ và sen" đầy chất Huế
Những năm sau này, họa sỹ Kim Long không chỉ hướng về mà còn thực hiện nhiều chuyến “Về Lại” quê hương xứ Huế đầy ý nghĩa.
Bắt đầu từ Festival 2008, anh và những người bạn Huế xa quê ở TPHCM đã “về lại” quê nhà tại “Tuyệt tình cốc” (2/100 Lê Thánh Tôn, Thành nội Huế). Hai năm sau, tại tòa soạn của Tạp chí sông Hương, anh và nhóm bạn đã tổ chức phòng tranh “Lại Về” với 7 tác giả (Ái Lan, Kim Long, Lê Văn Ba, Trương Hoa Đôn, Nguyễn Thượng Hải, Nguyễn Thượng Hỷ và điêu khắc gia Trương Đình Quế). Lại về góp một phòng tranh cùng chia vui với Festival Huế 2010 ngày đó. Riêng anh, thầm lặng với những bức tranh sơn dầu đen trắng, đã gợi cho người xem một cảm giác sâu nặng tình quê, ắp đầy tâm thức Huế, lay động kỳ lạ.
Họa sỹ Kim Long và bạn bè cùng triển lãm "Lại về lại" tại Festival Huế 2012
Festival năm 2012, tại phòng trưng bày của Tạp chí Sông Hương, họa sĩ Kim Long “Lại về lại” với nhóm bạn của mình. Riêng anh mang về Phố ven sông (sơn mài) là ký ức, hoài niệm của tuổi thơ và Nhan sắc (sơn dầu) như một nỗi nhớ mong khắc khoải quê nhà và một thời gian rộn rã với bạn bè ở Huế thập niên 60 – như anh thổ lộ.
Tác phẩm "Phố ven sông"
Tác phẩm "Nhật nguyệt"
Kỷ niệm 30 năm thành lập Tạp chí Sông Hương, anh và bạn bè cùng về tổ chức triển lãm “Về với Sông Hương”, ấm áp tình văn nghệ sỹ.
Những cuộc triển lãm ở Huế, anh đứng ra lo liệu mọi việc, từ rủ rê bạn bè, gói ghém tranh chuyển lên tàu, đến việc in catologe, giấy mời…
Không chỉ vậy, trong một số triển lãm ở Huế, anh còn quyên góp trao học bỗng cho sinh viên nghèo. Cũng như hàng năm, anh theo vợ đi làm từ thiện ở Huế và nhiều nơi khác nữa.
Họa sỹ Kim Long (trái) và nhóm bạn họa sỹ trao học bỗng cho sinh viên mỹ thuật Huế
Anh còn tham gia nhiều cuộc triển lãm khác. Ngày 9/9/2009 tại Trung Tâm Văn Hóa Công Giáo Việt Nam, số 6 Tôn Đức Thắng Q.1 Tp.HCM, anh cùng triển lãm chủ đề “Dấu ấn Đức Tin lần II”, chung với 61 họa sĩ, điêu khắc gia nổi tiếng trong và ngoài nước, với các tác phẩm Cõi Thực, Phố Núi. Tranh của Kim Long ở đó đầy chất thơ, thấm đẫm chất thiền trong trẻo, hồn nhiên, bàng bạc sự mơ hồ cõi sống.
Ngày 21/12/2009 tại Trung Tâm Mục Vụ Đa Minh Ba Chuông, 190 Lê văn Sỹ Q.PN, TpHCM , anh cũng triển lãm tranh chủ đề “Đêm Đông Không Nhà” chung với 59 họa sĩ, điêu khắc gia, nhiếp ảnh gia, nhằm mục đích gây quỹ cho người lang thang không nhà vào đêm giao thừa Canh Dần. Lần đó, họa sỹ Kim Long có những bức tranh Nẻo về, như là một tri ngộ về Vô thường.
Tác phẩm "Nẻo về"
Sống một cuộc đời phóng khoáng, chân tình và quan tâm rất mực đến bạn bè, sự ra đi của anh là nỗi mất mát quá lớn đối với không chỉ người thân, mà còn đông đảo bạn bè anh.
Với Tạp chí Sông Hương, anh ra đi là sự mất mát một người anh, một người bạn đồng hành.
Biết cõi sương mù như “Nẻo về” của anh rồi ai cũng đến, nhưng sao không khỏi rưng rưng khi nhớ về anh.
Xin thắp nén nhang lòng, kính tiễn biệt anh, người nghệ sỹ hết lòng vì Huế, vì Sông Hương, vì lẽ sống chân thực nhất của cuộc đời.
Hồ Đăng Thanh Ngọc
Đó là bé Mai Huyền Trang chỉ mới 10 tuổi nhưng thể xác lẫn tinh thần đều đã bị những căn bệnh u não quái ác hành hạ 6 năm nay dẫn đến tình trạng mắt bé gần như bị mù lòa, việc học hành dang dở và kéo theo tình cảnh gia đình hết sức khó khăn.
Chiều 11/1, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi trao kinh phí tài trợ xây dựng sân chơi cho trẻ em Trường Mầm non Hương Lâm (A Lưới) và trao học bổng học sinh nghèo vượt khó từ Quỹ Tình Sông Hương” và “Quỹ Những người bạn Huế”. Buổi trao kinh phí xây dựng sân chơi cho trẻ em và trao học bổng được diễn ra tại Tòa soạn Tạp chí Sông Hương, số 9 Phạm Hồng Thái, Tp. Huế.
SHO - Sáng ngày 06/11, Tạp chí Sông Hương đã phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã Hồng Thái (huyện A Lưới) tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà tình nghĩa cho chị Trần Thị Ly, một gia đình có hoàn cảnh hết sức khó khăn.
Tạp chí Sông Hương đau buồn báo tin cùng bằng hữu gần xa:
Cố Mẫu HỒ THỊ GÀ, Pháp danh Quảng Tường, sinh năm Đinh Mão (1927), Thân Mẫu của nhà thơ, nhà báo Lê Văn Minh Tự - Trưởng đại diện Báo Tuổi Trẻ tại Huế, cộng tác viên Tạp chí Sông Hương do tuổi già sức yếu vừa tạ thế vào lúc 9h ngày 24 tháng 10 năm 2012.
SHO - Ngày 26/9, Quỹ Tình Sông Hương của Tạp chí Sông Hương đã có chuyến công tác ở xã Hồng Thái, huyện A Lưới.
SHO - Nhằm giúp đỡ và chia sẻ một phần khó khăn để các em học sinh tiếp tục vươn lên học tốt, sáng ngày 29/5, Tạp chí Sông Hương đã trao 20 suất học bổng cho các em học sinh Trường Trung học cơ sở Hương Toàn (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) tại buổi Lễ Tổng kết và phát thưởng năm học 2011- 2012 của nhà trường.
SHO - Sáng ngày 28/4, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ phát động Tháng công nhân năm 2012 với sự tham gia hơn 1.500 cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức lao động của các cơ quan và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
NGÂN GIANG
Những ca khúc vang bóng một thời, từng làm thổn thức biết bao trái tim và tâm hồn của những người nghệ sĩ, những người yêu Huế. Trong không khí Festival 2012 rộn rã, một đêm nhạc với cái tên rất đỗi mộc mạc “Tình Sông Hương” ấm cúng diễn ra bên dòng sông thơ mộng vào đêm 10/4.
Vào lúc 19 giờ 30 phút tối ngày 10/4, Đêm văn nghệ từ thiện “Tình Sông Hương” do Tạp chí Sông Hương, Ban văn hóa, Xã hội - Từ thiện và các nhà thơ thuộc Hội đồng hương tỉnh Thừa Thiên Huế tại thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức, đã diễn ra tại khán phòng trung tâm Dịch vụ du lịch Festival Huế, số 11 Lê Lợi.
…Những giai điệu của các ca khúc một thời vang bóng của Huế, như “Tiếng xưa” (Dương Thiệu Tước), “Tiếng Sông Hương” (Phạm Hoàng Chương), “Hương Giang tôi chờ” (Châu Kỳ), “Nữ sinh Đồng Khánh” (Minh Kỳ), “Tà Áo tím” (Hoàng Nguyên), “Trở về Cố đô” (Văn Phụng), “Ai về sông Tương” (Thông Đạt), “Hẹn một ngày về” (Lê Hữu Mục)...
Nhà thơ Hoàng Phụng Cầm sinh năm Mậu Tý – 1948. Quê quán: Lệ Thủy - Quảng Bình.
SHO - Sáng ngày 9/9/2011, Quỹ Tình Sông Hương của Tạp chí Sông Hương cùng với sự tài trợ của Công ty Cổ phần SAYDO và nhà thơ Văn Cát tiên - tác giả tập truyện thơ “ Phù Hoa” đã có chuyến công tác đến huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên Huế) trao quà cho nạn nhân chất độc da cam A Lưới, đợt 2 nhân dịp Trung thu. Ra mắt tác phẩm “ Phù hoa” và tặng quà cho các nạn nhân da cam.
>>Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi ra mắt tác phẩm “ Phù hoa” và tặng quà cho các nạn nhân da cam
Nhân kỷ niệm 50 năm thảm họa chất độc da cam, chiều ngày 10/8, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm truyện thơ “Phù hoa” của nhà thơ Văn Cát Tiên và trao quà cho các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam, diễn ra tại tòa soạn Tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, thành phố Huế.
>>Tạp chí Sông Hương trao quà cho các nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam ở Nam Đông và A Lưới
Nhân kỷ niệm 50 năm thảm họa chất độc da cam 10/8 (1961- 2011), trong hai ngày 4 - 5/6, Tạp chí Sông Hương đã có chuyến công tác đến hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới, thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế thăm và tặng quà cho các nạn nhân chất độc màu da cam (DIOXIN) tại đây.
Như Songhuong Online đã đưa tin, vào tháng 7, các nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh, Văn Cát Tiên, Vương Huy đã có dịp ghé thăm tòa soạn Tạp chí Sông Hương. Nhà thơ Văn Cát Tiên có thông báo là sẽ trình làng tác phẩm truyện thơ “Phù Hoa” với hơn 4000 câu lục bát đề cập đến những vấn đề của cuộc sống đương đại vào cuối tháng 7/2011.
Thân mẫu của nhà thơ Đào Duy Anh - cộng tác viên của Tạp chí Sông Hương, cụ bà Hà Thị Điển, sinh năm Nhâm Tuất - 1922, đã từ trần vào lúc 18 giờ 15 phút ngày 05 tháng 6 năm 2011 (nhằm ngày 04 tháng 5 năm Tân Mão), hưởng thọ 90 tuổi.
Tiếp theo tuyển tập bút ký "Hồn Mai" của cố nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng ra mắt bạn đọc vào năm 2007. Bây giờ là tuyển tập "Cõi tạm phù hoa" gồm các thể loại: thơ, truyện ngắn và đặc biệt là bút ký về chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tập bút ký chân dung này là tâm huyết và tình cảm của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đối với người nhạc sĩ tài hoa.
Chiều ngày 5/2, Tạp chí Sông Hương đã tặng quà cho CNVC- LĐ có hoàn cảnh khó khăn thuộc Liên đoàn LĐ Hương Trà.
Với sự giới thiệu của Liên đoàn Lao động TP Huế, Tạp chí Sông Hương đã có buổi trao quà Tểt Kỷ Sửu cho những người hành nghề xích lô xe thồ ở bến xe Đông Ba gặp hoàn cảnh khó khăn.
Các cháu đều rất đáng thương tâm, chịu nhiều thiệt thòi vì tật nguyền, nhiều cháu gặp phải bệnh chân voi, bại não nằm liệt người một chỗ, thiểu năng trí tuệ không tự ăn uống sinh hoạt được, câm điếc bẩm sinh. Các cháu đều ở trong những ngôi nhà nghèo, bố mẹ là công nhân lao động lương không đủ trang trải và không có điều kiện chăm sóc các cháu ...