Vào lúc 15h30 ngày 28/06, nằm trong Chương trình Phát triển Không gian Văn hóa và Chương trình Tình Sông Hương, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi lễ khai mạc phòng triển lãm tranh “Ngày mới 2018” của bốn họa sĩ khuyết tật đến từ Yên Bái, Hà Tĩnh, Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế với sự hỗ trợ cũng như kết nối của kỹ sư Nguyễn Quỳnh Hoa đến từ Hà Nội tại hội trường tạp chí.
Phần trao giấy chứng nhận cho bốn họa sĩ khuyết tật góp mặt tại phòng tranh "Ngày mới 2018"
Nối tiếp thành công từ những triển lãm tranh nghệ thuật dành riêng cho các họa sĩ khuyết tật do Tạp chí Sông Hương tổ chức trong những năm qua với mục đích tạo động lực cho các thành viên có cơ hội phát triển, giao lưu và học hỏi cũng như xúc tiến việc bán tranh cho các họa sĩ để họ tạo lập cuộc sống, đây là lần thứ ba Tạp chí Sông Hương tổ chức triển lãm cho các họa sĩ khuyết tật với chủ đề triển lãm Ngày mới 2018. Trước đây, tạp chí cũng đã tổ chức hai cuộc triển lãm như thế với chủ đề Khát vọng (6/2012) và Ngày mới (4/2013) đã để lại nhiều dư âm, kỷ niệm đẹp đối với các họa sĩ và công chúng yêu nghệ thuật!
Nhà thơ Lê Vĩnh Thái - Phó Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương đọc phát biểu khai mạc
Tại triển lãm Ngày Mới 2018 lần này công chúng yêu nghệ thuật đã có dịp thưởng lãm 22 tác phẩm của 4 họa sĩ, đó là: họa sĩ Lê Thị Mỹ Bình (Yên Bái), họa sĩ Nguyễn Tấn Hiền (Đà Nẵng), họa sĩ Lê Quang Lĩnh (Hà Tĩnh), họa sĩ Phạm Đình Thái (Thừa Thiên Huế). Bốn họa sĩ khuyết tật của chúng ta với bốn số phận khác nhau, nhưng đều có chung tình yêu hội họa.
Phần cắt băng khai mạc phòng tranh triển lãm
Tuy gặp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng với nghị lực và khát vọng vươn lên để hòa nhập với cộng đồng, vượt qua tật nguyền, vượt qua những khó khăn vươn tới cái đẹp, các họa sĩ đã gửi đến cho chúng ta những thông điệp tuyệt vời, sâu sắc qua các tác phẩm, đó là nỗ lực lao động và khát vọng sáng tạo của các họa sĩ.
Đông đảo công chúng yêu nghệ thuật đến xem tranh
Các tác phẩm tại triển lãm Ngày Mới 2018 đã được các họa sĩ khắc họa về cuộc sống con người và phong cảnh quê hương với nhiều phong cách và trên các chất liệu khác nhau như sơn dầu, acrylic, màu nước và sơn mài... Với họa sĩ Tấn Hiền phong cảnh sông nước quê hương được thể hiện trên nền chất liệu màu nước. Những bức tranh acrylic được thực hiện bằng kỹ thuật chấm màu nhiều lớp vẽ về phong cảnh những nơi đi qua trong những lần tập huấn về cộng đồng và những giấc mơ hạnh phúc của họa sĩ Mỹ Bình. Họa sĩ Quang Lĩnh với những 4 bức tranh sơn dầu vẽ về giai đoạn chuyển giao của bốn mùa trong năm Xuân - Hạ - Thu - Đông. Chủ đề phong cảnh và Sen được họa sĩ Đình Thái khắc họa một cách sinh động trên nền chất liệu sơn mài.
Triển lãm diễn ra từ đây cho đến ngày 03/07/2018.
Dưới đây là thông tin về các họa sĩ tại buổi triển lãm cũng như một số tác phẩm có mặt ở phòng tranh của từng người.
Họa sĩ Lê Thị Mỹ Bình: sinh năm 1981, quê ở Yên Bái; bị liệt 2 chân do di chứng viêm tủy cắt ngang từ năm 1993; đã từng tham gia triển lãm Ngày mới (2013) tại Huế, triển lãm khu vực III Tây Bắc - Việt Bắc tại Bắc Kạn (2014); hiện tại là họa sĩ tự do, chuyên vẽ thuê và sáng tác tranh, dạy kèm học sinh tại nhà.
Tác phẩm Hoa hướng dương 5 (acrylic, 40x60cm)
Tác phẩm Hoàng hôn trên bờ suối Bơn (acrylic, 40x60cm)
Họa sĩ Lê Quang Lĩnh: sinh năm 1985, quê ở Hà Tĩnh; là hội viên Hội Liên hiệp VHNT Hà Tĩnh; đã từng tham gia các triển lãm khu vực như Bắc Miền Trung, Sông Hồng; đạt giải Nhất cuộc thị tranh vẽ “Alaxan - Chiến Thắng Nỗi Đau” (2006), tham gia giải đặc biệt cuộc thi tranh, ảnh về người khuyết tật cho Hội vì sự phát triển của người khuyết tật tỉnh Quảng Bình (AEPD) (2011), đạt giải Nhì vẽ tranh trừu tượng với đề tài “Mở cửa bước ra thế giới” của Tổ chức Education First (EF), Thụy Điển (2015)…
Tác phẩm Giao mùa 1 (acrylic, 60x60cm)
Tác phẩm Giao mùa 3 (acrylic, 60x60cm)
Họa sĩ Nguyễn Tấn Hiền: sinh năm 1978, quê ở Đà Nẵng; tháng 10 năm 2002, trong lúc đạp xe đến trường bị tai nạn liệt tứ chi phải ngồi xe lăn, đôi bàn tay rất yếu, chỉ còn duy nhất ngón cái tay phải có thể cử động được; bắt đầu tự học vẽ từ năm 2008; đã từng tham gia các cuộc triển lãm tại địa phương, khu vực và thế giới như ở Huế, Nam Miền Trung và Tây Nguyên, Đài Loan, Mỹ.
Tác phẩm Soi bóng sông quê (màu nước, 35x53cm)
Tác phẩm Sương sớm (màu nước, 35x53cm)
Họa sĩ Phạm Đình Thái: sinh năm 1988, quê ở Thừa Thiên Huế; bắt đầu học vẽ từ năm 2009 đến nay; đã từng tham nhiều cuộc triển lãm địa phương cũng như khu vực ở Huế, Quảng Trị,…
Tác phẩm Chiều vàng (sơn mài, 30x30cm)
Tác phẩm Góc vườn (sơn mài, 80x80cm)
Hữu Đức
Trong không khí sôi nổi của các hoạt động chào mừng lễ kỷ niệm ngày giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2009), Trung tâm BTDT CĐ Huế sẽ tổ chức đêm thơ Nguyễn Khoa Điềm tại bến Nghinh Lương Đình.
Sáng ngày 22-3, nhận lời mời của tạp chí Văn hóa Quân sự (cơ quan thường trú Miền Trung-Tây Nguyên) và Hội Nhà văn Đà Nẵng, nhóm anh em văn nghệ sỹ Huế trên 20 người gồm các nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà thơ, nhạc sỹ và nghệ sỹ trình diễn... đã đến tham dự chương trình thơ, nhạc, triển lãm ảnh với chủ đề: “Hội ngộ Hải Vân Quan” tại đỉnh đèo Hải Vân.
Nhân kỷ niệm 140 năm ngày danh nhân Đặng Huy Trứ đưa nhiếp ảnh vào Việt Nam và khai sinh hiệu ảnh Cảm Hiếu đường, hiệu ảnh đầu tiên ở Việt Nam, kỷ niệm 56 năm ngày ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam; Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật- Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế và Phòng Văn hoá Thông tin thành phố Huế tổ chức khai mạc 2 phòng triển lãm ảnh "Gia đình Việt Nam xưa" và triển lãm các "Tác phẩm được giải thưởng qua thời kỳ trong suốt 30 năm qua".
Tập tranh Sông Hương của họa sĩ Gérald Gorridge, giảng viên Đại học Hình ảnh Angouleme, được ra mắt ngày 9/3 tại trụ sở Hội người Việt Nam tại Pháp ở Paris.
NGUYỄN KHÁC PHÊ (Đọc “Nửa vòng đất lạ buồn vui xứ người” của Bảo Cường) Tôi tin là Bảo Cường không tự ái khi bị (hay “được”) gọi là “nghệ sĩ hát rong”. Vì không dễ có được danh hiệu này. Người nghệ sĩ không hề bị trói buộc, chẳng hề ra giá “cát-sê”, gần gũi với nhiều tầng lớp công chúng ở mọi phương trời mới được tặng danh hiệu dân dã mà đáng yêu đó.
Sáng ngày 17 - 2 - 2009, Tạp chí Sông Hương phối hợp cùng Hội Nhà văn TT. Huế tổ chức buổi ra mắt tập truyện ngắn đầu tay của tác giả Nguyễn Đặng Mừng: Bóng chiều hôm (Nxb Hội Nhà văn, 2009). Đến dự có đông đảo các nhà văn, dịch giả, những người có uy tín trong hoạt động văn học nghệ thuật như: Trần Thùy Mai, Nguyễn Khắc Thạch, Tô Nhuận Vỹ, Bửu Ý, Thái Kim Lan, Đặng Tiến…
“…Mới ngày nào của buổi sáng hội ngộ mùa thu 2008, các bạn trẻ cùng nhau thảo luận về sân chơi cho văn chương trẻ, nhận ra sự bơ vơ mà như một lời tự tình rất thực đã so sánh: “Con nai vàng ngơ ngác của nhà thơ Lưu Trọng Lư còn có thảm lá vàng để dẫm lên, còn những bước chân tập tễnh vào chốn văn chương của những cây bút trẻ đã không biết dẫm lên đâu trong mênh mông cuộc sống xô bồ hiện tại”.
Có thể nói như vậy về cuộc “ra quân” cùng lúc của 14 họa sĩ trẻ tại cơ sở “Nghệ thuật không gian mới” ở thôn Lại Thế (xã Phú Thượng, Phú Vang) chiều ngày 21/12/2008.
Sáng sớm ngày 7-12-2008, giữa rừng thông bên núi Ngũ Phong, phường An Tây TP Huế đã diễn ra Đại lễ khánh thành đền thờ vua Trần Nhân Tông (TNT) - nhân kỷ niệm 750 năm ngày sinh vua TNT 7/12/1258-7/12/2008 và 700 năm ngày mất 1308-2008 do Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức trong khu Trung tâm văn hóa Huyền Trân.
Ngày 22/11 vừa qua, tại xóm 3 thôn Lại Thế huyện Phú Vang đã long trọng tổ chức Lễ khai mạc triển lãm tranh “Nơi mới” của các nghệ sĩ: Phan Hải Bằng, Nguyễn Thiện Đức, cặp song sinh Lê Đức Hải - Lê Ngọc Thanh, Võ Xuân Huy, Hoàng Đăng Nhuận, Trương Thiện.
Tạp chí Sông Hương phối hợp với Học bỗng Vang Vang đã trao 65 suất quà cho con em bà con lao động nghèo, cụ thể là các cháu từ 5-10 tuổi con em các nghiệp đoàn xích lô xe thồ ở thành phố Huế.
Các cháu đều rất đáng thương tâm, chịu nhiều thiệt thòi vì tật nguyền, nhiều cháu gặp phải bệnh chân voi, bại não nằm liệt người một chỗ, thiểu năng trí tuệ không tự ăn uống sinh hoạt được, câm điếc bẩm sinh. Các cháu đều ở trong những ngôi nhà nghèo, bố mẹ là công nhân lao động lương không đủ trang trải và không có điều kiện chăm sóc các cháu ...
Đề án nhằm xây dựng thành phố Festival Huế mang tầm quốc gia và quốc tế với đặc trưng của Việt Nam; xây dựng Huế trở thành thành phố du lịch trong mối gắn kết hài hòa với thành phố Festival.
Rồi thì năm 2000, năm chuyển giao giữa hai thế kỷ và hai thiên niên kỷ cũng đã qua, để cho thế kỷ XXI chính thức khai mạc vào xuân Tân Tỵ này.
Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tuyên dương gia đình chị Lê Thị Thêu, người dân tộc Katu, trong phong trào hiến máu nhân đạo. Có tới 9 thành viên trong gia đình chị cùng tham gia hiến máu.
Do ảnh hưởng của hai đợt rét đậm, rét hại kéo dài gần hai tháng qua, hàng chục ha cây thanh trà ở xã Thủy Biều, TP Huế không thể ra hoa.