Alexis Jenni, Binh pháp của nước Pháp

08:29 30/12/2011
TRẦN THIỆN ĐẠO Trước khi bàn tới nội dung và hình thức thiên truyện L’Art français de la guerre (Binh pháp của nước Pháp - Nxb Gallimard) của Alexis Jenni vừa trúng giải Goncourt 2011, cũng nên nhắc qua mấy điều nổi bật chẳng dính dáng gì với chất lượng tự tại của tác phẩm. Mà chỉ đơn thuần với tựa đề cuốn sách và tác giả của nó.

Nhà văn Alexis Jenni - Ảnh: internet

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Thứ nhất, Binh pháp của nước Pháp là một tựa đề quả thật bất thường đặt cho một cuốn tiểu thuyết dày cộm, 634 trang khổ lớn, nhái theo nhan đề Binh pháp, luận thuyết đánh trận do Tôn Tử soạn thảo năm 513tr.CN, hơn hai thiên niên kỉ rưỡi trước ở bên Tàu. Thứ hai, đây là tác phẩm đầu tay của một tác giả đã vào độ tứ tuần, 48 tuổi, tiến sĩ sinh vật học, giảng dạy trong một trường tư thục ở miệt tỉnh, xa lạ với văn đàn. Thứ ba, trong hơn 100 tác phẩm trúng giải từ đầu thế kỉ XX cho tới nay, đây là lần thứ ba Ban Giám khảo viện Hàn lâm Goncourt choàng hoa cho một tác phẩm đầu tay, trực tiếp ghi nhận chất lượng của .

Bối cảnh

Với một bút pháp tự sự lưu loát, câu chuyện được trình thuật một cách giản dị, suôn sẻ. Người kể chuyện là một anh chàng vô công rồi nghề, sống qua ngày trong một gác xép bằng trợ cấp nhà nước nhờ đã làm giấy chứng đau ốm giả. Hắn tình cờ giáp mặt một tên lính già có
ánh mắt màu băng giá (nguyên tác: au regard couleur glacier), tên là Victorien Salagnon. Họ gặp nhau trong tình huống nào? Hãy nghe: 

Bấy giờ tôi đang ngụp đầu ngụp cổ trong tình trạng vô cùng bất ổn; mọi sự đều bất ổn; và sắp sửa chấm dứt cuộc đời. Tôi gặp Vitorien Salagnon vào lúc thậm tệ nhất, hắn đã tham dự một cuộc chiến dai dẳng hai mươi năm trời vẫn còn đang ám ảnh chúng tôi và vẫn chưa chấm dứt, hắn đã giẫm nát quả địa cầu dưới gót giày nhà binh, máu me nhuộm tận cùi chỏ. Nhưng hắn dạy tôi vẽ. Chắc hẳn hắn là họa sĩ duy nhất trong đội quân thuộc địa, nhưng ở đây chẳng có ai quan tâm tới loại chi tiết nhỏ nhặt này.

Hắn dạy tôi vẽ, và bù lại tôi chấp bút viết hồi kí cho hắn. Hắn kể, và tôi minh họa, và nom thấy trước mắt dòng sông đỏ máu chảy qua thành phố yên bình của mình, tôi nom thấy trọn cả binh pháp không hề đổi thay của nước Pháp, và tôi nom thấy người dân đang nổi dậy cùng một nguyên cớ, nguyên cớ đặc thù không hề đổi thay của nước Pháp. Victorien Salagnon mang đến cho tôi toàn bộ thời gian, qua cuộc chiến day dứt trong ngôn ngữ của chúng ta
.

Phải nói rằng tên lính già Victorien Salagnon này đã may mắn còn sống sót sau ba trận chiến khốc liệt xảy ra ngót nửa thế kỉ. Trước hết là cuộc chiến kháng Đức thời 1939-1945 khi nước Pháp bị chiếm đóng; ngay sau là thời 1945-1954 quân đội viễn chinh Pháp toan tính tái chiếm Đông Dương; rồi cuộc đàn áp đẫm máu dân tình Bắc Phi nổi dậy đòi độc lập vào những năm 1954-1962. Qua hồi ức của tên lính già đã trải qua ba cuộc chiến liên tục đó, tác giả biểu lộ nhận xét của mình về phương thức đánh trận của quân đội Pháp.

Dưới mắt tác giả

Là một tự sự hư cấu(*), hay đúng hơn là một hồi kí hư cấu, cuốn Binh pháp của nước Pháp dựa trên kí ức của một nhân vật đặc thù hiếm thấy trên văn đàn. Hồi kí của một thứ nhà binh gà mờ, thí dụ như trong thời chiến ở Việt Nam, hằng mai phục Việt cộng bằng cách ngày đêm nhấm nháp rượu nặng rượu nhẹ trong các quán bar, mồ hôi nhễ nhại trên lưng và cả trong đầu. Ấy là không nói tới những trận đánh lớn có qui mô hẳn hoi, mà điển hình là trận Điện Biên Phủ tháng năm 1954. Vì sao mà quân đội Pháp thậm tệ tới mức đó? Hãy nghe:

Quân đội Pháp là một đề tài khó nói. Chúng ta không biết nghĩ sao về bọn người ấy và, nhất là, không biết dùng bọn đó để làm gì. Quân đội ở Pháp vốn có truyền thống câm miệng hến, cứ răm rắp tuân lời từng chữ thủ lãnh của mình, là một tên dân sự được bầu nhưng chẳng có tí tẹo hiểu biết về quân sự, động gì cũng rờ mó, nhưng cứ để cho quân đội thoải mái muốn làm gì thì làm. Bọn nhà binh này, tốt hơn là tống nó vô xó xỉnh với nhau, trong những trại lính kín cửa cao tường ở miền nam nước Pháp, hoặc ở những miệt xa xôi trên thế giới để trông chừng các mảnh vụn của Đế quốc. Tốt hơn là bọn nó tung hoành bạo lực ở các nơi chốn khác, trên các lãnh địa xa lơ xa lắc mà dân tình chẳng giống chúng ta một chút nào, và chưa hẳn là dân tình.

Nhưng chẳng chỉ có vậy thôi đâu, mà việc giữ gìn trật tự trong nước cũng bị cực cùng quân đội hóa (nguyên tác: militirisation du maintien de l’ordre). Cũng hệt như nhân vật Victorien Salagnon, khi kháng chiến chống Đức đã chấm dứt, tay chân còn ngứa ngáy, liền nối tiếp trận mạc, dấn mình vào các cuộc chiến ở thuộc địa, Đông Dương, Bắc Phi, giành hụt quyền bính sắp mất, nước Pháp không ngừng giáp trận một cách hết sức phi lí và vô hiệu quả.

Hứng cảm

Khác hẳn đại đa số các tác phẩm đầu tay thường hay xoay quanh lỗ rún, cuốn Binh pháp của nước Pháp, qua thứ bút pháp sử thi cổ điển, xuất hiện dưới mắt chúng tôi và nhất là dưới mắt Ban Giám khảo viện Hàn lâm Goncourt, như một bài ca thật tình hứng khởi trong trận mạc và xương máu. Và đồng thời cũng là một bản trầm tư về bản sắc dân tộc và về mấy mươi năm nước Pháp tắm/lấm mình trong các trận chiến ở thuộc địa nay vẫn còn day dứt ám ảnh tâm hồn mình.

Paris, 06/11/2011
T.T.Đ
(SH274/12-11)




-------------------------------
(*) Xem: Trần Thiện Đạo, Tự sự hư cấu (tạp chí Hợp lưu, số 113, tháng 4 & 5 năm 2011).









Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN MẠNH TIẾN

    “Sự định cơ cấu đã trở nên cái phần cám dỗ nhất của phê bình”
                             Đ.L.V

  • NGUYỄN QUANG HUY

    Nỗi buồn sáng tạo dẫn đưa nghệ sĩ đi vào bề sâu cho tới khi nó tìm thấy trong vô thức mình cái nguyên tượng có khả năng bù đắp lại cao nhất sự tổn thất và què quặt của tinh thần hiện đại.
                                                           (C. G. Jung)

  • ROLAND BARTHES

    (Nguồn: Roland Barthes. Essais critiques. Seuil, 1964, tr. 246-251)

  • THÁI VŨ

    Thiệt tình khi cuốn Những ngày Cần Vương chưa ra mắt bạn đọc, tôi chưa muốn có ý kiến, vì cuốn Huế 1885 chỉ là phần đầu khi phản ánh một giai đoạn lịch sử mất nước do triều Nguyễn gây nên với bao nỗi đắng cay, đau xót của mỗi người dân Việt Nam ta lúc đó, đâu chỉ riêng gì của người dân xứ Huế - Bình Trị Thiên.

  • Nhà văn Nguyễn Mộng Giác vừa qua đời lúc 10 giờ 15 phút tối ngày 2 tháng 7 năm 2012. Tạp chí Sông Hương vừa nhận được bài viết của nhà phê bình Đặng Tiến, xin giới thiệu cùng bạn đọc, như một nén nhang tưởng niệm…

  • Ta sẽ khởi đầu bằng những gì xưa nay vẫn là nổi tiếng nhất của thơ Đinh Hùng, gần như đương nhiên được coi là đặc trưng Đinh Hùng nhất. Để từ đó thấy được nét độc đáo đầu tiên, cũng đồng thời là sự trớ trêu đầu tiên (cạm bẫy đầu tiên; bởi vì thơ Đinh Hùng là thơ của cạm bẫy trùng trùng tiếp nối; thơ ấy rất đáng sợ): nổi bật không hề là đặc trưng.

  • TÂM VĂN

    Hàn Phi tử - Pháp gia thời Chiến quốc viết rằng: “Văn hữu lại tuy loạn nhi hữu độc thiện chi dân, bất văn hữu dân loạn nhi hữu độc trị chi lại, cố minh chủ trị lại bất trị dân”.

  • VŨ XUÂN TRIỆU

    Là một cây bút có tên tuổi của văn đàn dân tộc tuy nhiên tác phẩm của Vũ Bằng lại gặp khá nhiều trắc trở trên con đường đến với bạn đọc. Mãi sau này khi nhà văn từng mang tiếng “dinh-tê” này được công nhận là một chiến sĩ công báo hoạt động trong nội thành, thì các tác phẩm của ông mới dần dần được công bố.

  • TRẦN ĐỘ
          (Trích)

    … Bây giờ ta mạnh dạn bước sang bàn một vấn đề còn khó khăn hơn: "Bản sắc dân tộc trong văn hoá Việt Nam là gì?" hay "Bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam là gì?".

  • NHẬT CHIÊU

    Thơ Haiku của Nhật Bản là một phần tài sản trong kho tàng văn hóa Á Đông vĩ đại và giàu sang. Chúng ta là người thừa tự nền văn hóa ấy nhưng còn chưa khai thác di sản của nó đúng mức như nó xứng đáng. Nhiều thành quả và tinh hoa của nó còn chờ đợi chúng ta.

  • RAMAN SELDEN

    Những nhà văn và độc giả nữ luôn phải làm trái ngược với thói đời. Nhà triết học Aristotle tuyên bố rằng: “Đàn bà là đàn bà bởi một sự thiếu thốn nhất định về những phẩm chất”, và Thánh Thomas Aquinas tin rằng “phụ nữ là một người đàn ông không hoàn hảo”.

  • PHẠM XUÂN NGUYÊN

    Tiểu thuyết ngày nay đang đi tìm những câu trả lời cho những vấn đề chưa được giải quyết của thực tại, nhưng bản thân sự tìm kiếm tinh thần trong tiểu thuyết trước hết phụ thuộc vào chiều sâu của sự nhận thức các vấn đề đó, vào sự tỉnh táo của người nghệ sĩ khi đứng đối mặt với những mâu thuẫn của cuộc sống hiện thực.

  • LGT: Phong trào đô thị là một mũi giáp công chiến lược không thể tách rời trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược do Đảng lãnh đạo bắt đầu từ Hiệp định Genève ký kết (20 - 7 - 1954). Sẽ không có một cái nhìn đầy đủ và toàn diện lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 nếu không có một công trình nghiên cứu nghiêm túc về phong trào đấu tranh chống Mỹ tại các đô thị miền Nam nói chung, tại Huế – miền Trung nói riêng.

  • INRASARA

    1. Toàn cầu hóa là một hiện thực diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, từ hai thập kỉ qua. Một hiện thực lồ lộ trước mắt ta, bên cạnh ta, ngay trong nhà và ở chính bản thân ta, dù ta là công dân ở đất nước tiên tiến hay dù ta chỉ là một thành phần thuộc sắc dân thiểu số cư trú vùng sâu vùng xa trong một đất nước đang phát triển chưa qua giai đoạn hiện đại hóa.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG Sau này lúc về già, Nguyễn Trãi đã có lần nhắc lại hoài bão lập chí thời trẻ của mình bằng một hình tượng đẹp lạ lùng, "nhìn ánh sáng, muốn học chim phượng ca hát mặt trời lên" (Lãm huy nghi học minh dương phượng).

  • VIỄN PHƯƠNGKhi văn chương tham dự vào những mê lộ mới, mê lộ của nhận thức luận phức hợp hôm nay, khi nhà văn không còn hứng thú trong việc lục lọc, săm soi lại các bảng giá trị trong truyền thống thì tất yếu văn chương sẽ bước vào những cuộc chơi mới.