Tình cờ, chúng tôi được chứng kiến trọn lễ A Riêu Piing của người Pakô ở xã Hồng Trung, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Đây là lễ hội lớn nhất của người Pakô, được tổ chức 5 năm, thậm chí 10 năm một lần.
Đoàn Rờ Gióc (những vị khách không mời) nhảy múa vào lễ Ariêu Ping của người Pakô
A Riêu Piing của người Pakô là một hình thức gần với lễ Thanh Minh của người Kinh với việc làm mới nhà mồ cho những người đã mất. Người Pakô, cũng như các dân tộc anh em khác ở miền tây Thừa Thiên-Huế như Tà Ôi, Cơ Tu có tập tục khi một người chết đi, họ đem chôn nhưng chỉ chôn tạm thời. Sau 5 - 7 năm, có khi 10 năm tùy theo hoàn cảnh, họ lại dời đi chôn ở một nơi khác và lễ này gọi là A Riêu Piing.
A Riêu Piing là dịp để người Pakô thể hiện sự quan tâm, tình cảm của con cháu với ông bà tổ tiên. Cho nên, dù có bận việc gì, ở xa đến đâu, dịp này người làng cũng phải về đông đủ. Ngoài việc báo hiếu, lễ hội còn là dịp để thể hiện sự đoàn kết gắn bó giữa các làng Pakô với nhau qua việc khi một làng nào đó tổ chức thì các già làng, người của các làng khác cũng được mời dự một cách trang trọng.
Theo truyền thống Pakô, khách mời có vai trò quan trọng trong các nghi thức và trở thành đoàn thực hiện chủ đạo các hoạt động chính của lễ hội. Chính sự hiếu khách đã trở thành một nguyên tắc cho sự công nhận lễ hội A Riêu Piing của một làng được tổ chức thành công và đúng truyền thống. Khách thì có khách của làng, khách của thanh niên và khách của các họ tộc.
A Riêu Piing bắt đầu bằng việc đào mộ những người đã chết, bỏ hài cốt vào trong những cái tiểu, sau đó đem bỏ vào theo trật tự và thứ bậc dòng họ trong một cái lán được dựng lên ở gần ngoài khu dân cư của làng. Đây là không gian để người sống làm lễ thể hiện lòng thành, cũng như cầu xin tha thứ cho những lỗi lầm mà họ mắc phải giữa người sống và người chết. Cùng lúc tại sân trung tâm của làng - nơi diễn ra lễ hội, trâu, bò và dê đã được các họ trong làng mang đến cột đầy các cây cột giữa sân để chuẩn bị cho lễ hội đâm trâu.
Sau khi hoàn tất các bước chuẩn bị, người làng ra đường để đón các đoàn khách các làng bên. Già làng của chủ nhà đi trước dẫn đường, các già làng và đoàn nhạc lễ của làng đi theo sau. Đến gần đầu làng, già làng mở tiệc rượu đón chào. Tiệc tàn, chủ - khách lại tập hợp thành đoàn, vừa đi vừa tấu nhạc, hướng về sân trung tâm lễ hội để múa đâm trâu.
Họ múa vòng quanh sân trung tâm. Những thành viên trong đoàn múa không có nhạc cụ thì phải múa theo điệu A-zưng: Chân giậm dừng và xoay xoay trên 2 mũi bàn chân; tay thì vừa múa vừa hạ thấp. Trong khi đó, những thành viên có nhạc cụ thì múa theo tiếng nhạc mà mình đang trình diễn...
Tiếp theo, cả đoàn lại đến sân trung tâm để thực hiện nghi lễ đâm trâu. Nghi lễ đâm trâu là thể hiện sự cam kết tình cảm giữa làng với làng, người với người, người với thần linh, họ tộc với họ tộc. Sau khi trâu được đâm chết, một người phụ nữ cầm tấm khăn choàng ra phủ lên đầu chúng và chúc phúc cho chúng vì chúng đã mang lại may mắn, đoàn kết cho làng.
Xong nghi lễ đâm trâu, mọi người trở về nhà mình để xẻ thịt trâu, bò, dê... cúng tế tổ tiên. Đến nửa đêm, mọi người lại tập trung để thực hiện lễ Ra-zoọc - nghi thức mừng cho sự chuyển giao thời gian giữa đất trời và con người, là cơ hội gắn kết các tầng lớp, các lứa tuổi, các làng Pakô lại với nhau. Một đoàn múa và tấu nhạc gọi là đoàn Ra-zoọc, sẽ di chuyển từ sân trung tâm về cái lán có hài cốt bên ngoài làng. Sau khi đi một vòng quanh lán, họ chia thành từng nhóm và đi đến các nhà gần đó để múa hát trước cửa nhà và nhận từ tay chủ nhà những cái bánh nếp cùng những bát rượu lớn.
Sau một lượt đi nhận sự chia sẻ của các chủ nhà, các nhóm của đoàn Ra-zoọc hướng về sân trung tâm. Một đống lửa được đốt lên cùng với tiếng tâng-cói, tiếng khèn, tiếng xi-xía, tiếng thanh la, tiếng chiêng... vang lên. Cả đoàn nhảy múa một cách tự do tùy thích, ưa gì múa nấy. Điều họ hướng đến lúc này là sự hòa đồng giữa người với người, sự hòa nhịp giữa điệu múa và tiếng nhạc, và sự thể hiện hết mình của người tham gia lễ hội...
Tờ mờ sáng hôm sau, mọi người tập trung lại ở cái lán ngoài làng để dâng lễ, khấn nguyện bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong được sức khỏe, làm ăn phát đạt. Xong lễ, mọi người mang theo hài cốt của người thân hướng về một ngọn núi có tên là Tiến Côn. Ở đó, những nhà mồ mới đã được chuẩn bị từ mấy ngày trước để làm nơi yên nghỉ mới và vĩnh viễn cho những người đã khuất...
Theo Hoàng Văn Minh (Lao động)
Chiều ngày 03/4, UBND tỉnh tổ chức họp báo thường kỳ tháng 4/2024 và thông tin về tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và xúc tiến đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024.
Chiều ngày 2/4, tại Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn TT Huế tổ chức giới thiệu tác phẩm thơ "Những giấc mơ hoa" của nhà thơ Tôn Nữ Diệu Hạnh.
Sáng ngày 02/4, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị công bố Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2023. Với 46,0414 điểm, Thừa Thiên Huế dẫn đầu cả nước về Chỉ số PAPI, tăng 5 bậc so với năm 2022. Kết quả này thể hiện được sự hài lòng của người dân về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước, quản trị địa phương và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp trong năm 2023.
Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chiều tối ngày 31/03, tại Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, Ban Tổ chức Cuộc thi Hue-ICT Challenge năm 2024 đã tổ chức Chương trình Tổng kết và Trao giải Phần thi Lập trình dành cho học sinh trung học Cuộc thi Hue-ICT Challenge năm 2024.
Chiều ngày 29/3/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế (Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng) đã diễn ra Lễ Khai mạc Triển lãm “Những người bạn” do Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Nhóm hoạ sĩ đến từ Huế, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố khác.
Chiều 28/3, Ban Chỉ đạo 35 tỉnh phát động Cuộc thi Chính luận về bảo vệ nền tảng Tư tưởng của Đảng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ I – năm 2024. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo 35 tỉnh Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 35 tỉnh, Trưởng ban Tổ chức Cuộc thi Hoàng Khánh Hùng dự và chủ trì lễ phát động.
Chiều 28/3, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ Thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Nghệ thuật tổ chức lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật trẻ lần thứ VII - Huế 2024.
Sáng ngày 28/3, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao tặng danh hiệu “Công dân danh dự tỉnh Thừa Thiên Huế” cho ông Hattori Tadashi, Giám đốc điều hành Tổ chức phòng chống mù lòa Châu Á.
Ngày 26/3, tại TP Huế, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và UBND TP Đà Nẵng đã phối hợp tổ chức khai trương đoàn tàu chạy tuyến Huế - Đà Nẵng và ngược lại với tên gọi "Kết nối di sản miền Trung".
Sáng 23/3/2024, trên khu vực sông Hương và sông Đông Ba (công viên Trịnh Công Sơn, phường Gia Hội), UBND thành phố Huế tổ chức Lễ khai mạc Giải Đua ghe truyền thống thành phố Huế lần thứ III – năm 2024.
Chiều ngày 22/3, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đã diễn ra lãm tranh mỹ thuật của họa sĩ Nguyễn Văn Nguyên với chủ đề “Miền ký ức”. Triển lãm nhân dịp chào mừng 49 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975 – 26/3/2024); 49 năm Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024).
Sáng ngày 21/3/2024, tại Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc, Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Phòng Văn hoá Thông tin, Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao, Nhóm Ký hoạ đô thị Hà Nội và một số đơn vị, cá nhân có liên quan tổ chức Lễ Khai mạc Chương trình sáng tác “Hành trình ký hoạ Nét đẹp Phú Lộc, 2024” và Triển lãm “Sắc Xuân” nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/03/1975 - 26/03/2024).
Sáng ngày 21/3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học với chủ đề “Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất: Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”. Hoạt động diễn ra trong khuôn khổ Chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật của 3 hội VHNT Hà Nội - Huế và TP. Hồ Chí Minh.
Sáng ngày 20/3, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan đã tổ chức lễ phát động cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”.
Chiều tối ngày 19/3, tại Viện Pháp tại Huế, Viện Pháp tại Việt Nam và Công ty Sách và Truyền thông Nhã Nam tổ chức gặp gỡ, giao lưu với nhà văn Bernard Werber nhân dịp ông đến Việt Nam.
Sáng ngày 19/3 tại Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng (Bảo tàng Mỹ thuật Huế, 15 Lê Lợi, TP. Huế) đã diễn ra triển lãm “Tranh khắc gỗ Đất nước Việt Nam trên Cửu đỉnh triều Nguyễn”.
Sáng này 17/3, tại Quảng trường Ngọ Môn, chương trình ThuaThienHue Jogging lần thứ I – hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024 được tổ chức thực hiện để hướng đến kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1993-26/3/2024); kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2024). Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương cùng các sở, ban, ngành và đông đảo VĐV.
Chiều 15/3, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế tổ chức tọa đàm nhân kỷ niệm 155 năm thành lập Hiệu ảnh Cảm Hiếu Đường (14/3/1869 - 14/3/2024).