ĐỖ QUYÊN
“Hãy đánh chết nó đi, nhà phê bình văn học - cái thằng khốn!”
(J.W. Goethe)
A. MỘT MỐC “CHUẨN” CHO THỜI KỲ HẬU ĐỔI MỚI?
Hậu Đổi mới. Đã có nhiều cố gắng từ các nhà nghiên cứu lý luận và văn học sử đặng tìm ra đường biên cho giai đoạn đương đại này của văn học Việt, tính từ sau mốc lịch sử và mạnh mẽ 1986 - 1989 của thời kỳ Đổi mới. Song, dường như tới nay chưa có “cột mốc” nào chuẩn xác và dễ đồng thuận?1
Chúng ta thử cất công dùng 5 loại phân kỳ để tạo “khu vực biên giới” giữa 2 giai đoạn Đổi mới (1986 - 1989) và hậu Đổi mới (từ khoảng giữa thập niên 1990 đến nay).
+ Phân kỳ kỹ thuật - công nghệ: Cuối năm 1997, Internet đã tới Việt Nam như mang lại đôi hài vạn dặm, đưa đất nước vào xa lộ toàn cầu hóa và giao lưu văn hóa - xã hội quốc tế.
+ Phân kỳ chính trị - xã hội: Giữa năm 1995, nước CHXHCN Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN như một biểu hiện bình thường hóa quốc gia khi “muốn làm bạn với tất cả các nước”, “đa dạng hóa quan hệ”, “chủ động hội nhập khu vực và thế giới”…
+ Phân kỳ tư tưởng: “(…) vào tháng 7/1990, Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua chỉ thị ‘Về một số vấn đề trong công tác quản lý văn học, nghệ thuật hiện nay’, đây là văn kiện ấn định toàn bộ đời sống văn học ở CHXHCN Việt Nam. (…) Với sự xuất hiện văn kiện này, trong văn học Việt Nam trên thực tế đã kết liễu giai đoạn mà nhà văn nổi tiếng Nguyễn Đình Thi gọi là giai đoạn ‘khủng hoảng’. Bắt đầu chuyển sang thời ‘dân chủ hóa một cách có lãnh đạo’ xã hội Việt Nam.”2
+ Phân kỳ cơ cấu - tổ chức: Đầu năm 1995, Hội Nhà văn Việt Nam họp Đại hội lần 5, bầu ra (và sau bổ sung) Ban Chấp hành gồm 7 người với sự phân công Tổng Thư ký - nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, Phó Tổng Thư ký thường trực - nhà thơ Hữu Thỉnh. Trong Ban Chấp hành mới đó, không còn nhà văn Nguyên Ngọc cùng một số vị thường được xem là “phe Đổi mới”.
+ Phân kỳ văn học - văn học sử: Có thể xem các thời điểm khởi phát hậu Đổi mới trùng với quãng thời gian mà đề tài Hậu hiện đại trên thế giới đến được cộng đồng văn chương Việt.
Ở trong nước, ngay từ năm 1991 trên tạp chí Văn Học đã có bài dịch Vài suy nghĩ về cái gọi là tiểu thuyết hậu hiện đại của A. Blach; năm 1997 có bài dịch Về chủ nghĩa hậu hiện đại (J. Verhaar). Tới năm 2000 tạp chí Nhà Văn có bài viết Chủ nghĩa hậu hiện đại của Phương Lựu. (Xem: Nguyễn Hưng Quốc3, và Phan Tuấn Anh4).
Ở ngoài nước, Tạp chí Thơ trong 2 năm 1997 - 1998 có 2 bài dịch của Phan Tấn Hải là Giới thiệu thơ hậu hiện đại Hoa Kỳ (P. Hoover), và Chủ nghĩa hậu hiện đại và văn chương (S. Connor). Còn Tạp chí Việt số đầu năm 2000 có tiểu luận Viết, từ hiện đại đến hậu hiện đại của Hoàng Ngọc-Tuấn. Đặc biệt, như một trong vài người đi đầu quảng bá và giới thiệu, Nguyễn Hưng Quốc từng vài lần nói về chủ nghĩa hậu hiện đại từ năm 1996 trong 2 cuốn sách Võ Phiến, Thơ, v.v... và v.v... và đáng kể là cuốn tiểu luận Văn học Việt Nam, từ điểm nhìn h(ậu h)iện đại in năm 2000.5
B. MỘT DANH SÁCH6 NHÌN NHẬN NHANH PHÊ BÌNH THƠ VIỆT TRONG THỜI HẬU ĐỔI MỚI
Riết róng mà tương đối, chúng ta hãy xem xét mức độ sau đây: trong các công việc định giá, hướng dẫn văn học thì người phê bình có chức phận (nghề nghiệp), người bình luận có bổn phận (cơ duyên), và người giới thiệu có thẩm quyền (nhiệm vụ) về đối tượng mà họ quan tâm.
Theo đó, vài năm qua chúng tôi thu thập tài liệu và xây dựng quan niệm cho một Bảng sơ lược tiếp nhận (nhận diện, nhận dạng, nhận giọng, nhận giới) và phân loại (thế hệ, phạm vi, thể loại, khuynh hướng) các tác giả Việt Nam hiện đại và đương đại trong lĩnh vực phê bình, bình luận, giới thiệu thơ Việt và thế giới. (Ở đây gọi chung là phê bình).
Phạm vi về thời cuộc và niên đại là thời kỳ hậu Đổi mới (từ khoảng giữa thập niên 1990 đến nay).
Xin dẫn ra trước nơi đây một danh sách sơ bộ và tóm tắt về những tác giả Việt phê bình thơ ở trong và ngoài nước có tác phẩm, bài vở, diễn đàn với ảnh hưởng nhất định (tạo dư luận nơi độc giả, gây ấn tượng giữa văn giới…) trong chừng 20 năm qua theo phân loại thế hệ/độ tuổi.
· 1910s: Hoàng Như Mai (sách), v.v…
· 1920s: Lê Đình Kỵ (sách), Trần Ngọc Ninh, Đỗ Đức Hiểu (sách), Võ Phiến (sách), Khổng Đức, Huỳnh Sanh Thông, Lê Đạt (sách), Mai Thảo, v.v…
·1930s: Hoàng Ngọc Hiến, Dương Tường, Vân Long (sách), Trần Văn Tích, Phan Cự Đệ (sách), Văn Tâm (sách), Hồ Sĩ Vịnh (sách), Hà Minh Đức (sách), Thi Vũ (sách), Đặng Hiển, Phong Lê (sách), Hoài Anh (sách), Diễm Châu, Hoàng Ngọc Biên, Nguyễn Đăng Thường, Viên Linh, Nguyễn Huệ Chi (sách), Nguyễn Tiến Văn, Trần Văn Nam (sách), v.v…
· 1940s: Đặng Tiến (sách), Vũ Quần Phương (sách), Trần Đình Sử (sách), Nguyễn Vũ Tiềm, Trúc Thông, Yến Nhi, Đào Trung Đạo, Gia Dũng, Phạm Tiến Duật (sách), Nguyễn Nguyên Bảy (sách), Mai Quốc Liên (sách), Bằng Việt (sách), Luân Hoán, Ngô Thảo (sách), Mã Giang Lân (sách), Đặng Phùng Quân (sách), Vương Trí Nhàn, Du Tử Lê (sách), Hữu Thỉnh (sách), Hoàng Hưng (sách), Thái Doãn Hiểu (sách), Anh Ngọc, Kiều Văn (sách), Nam Dao, Trần Ninh Hồ, Vương Trọng (sách), Thụy Khuê (sách), Trần Nhuận Minh (sách), Vũ Duy Thông, Trần Trương, Ý Nhi, Ngô Thế Oanh, Ngô Nguyên Nghiễm (sách), Vũ Văn Sỹ, Ngô Văn Tao, Lại Nguyên Ân (sách), Lò Ngân Sủn (sách), Hồng Diệu (sách), Thái Kim Lan, Phạm Đình Ân, Khế Iêm (sách), Thanh Thảo, Văn Chinh (sách), Trần Mạnh Hảo (sách), Nguyễn Ngọc Thiện (sách), Lê Quang Trang (sách), Nguyễn Trọng Tạo (sách), Dư Thị Hoàn, Anh Chi, Kim Chuông, Nguyễn Đức Mậu, Đỗ Lai Thúy (sách), Nguyễn Duy, Trịnh Thanh Sơn (sách), Vũ Nho, Nguyễn Văn Lưu (sách), Đặng Văn Sinh, Trần Nghi Hoàng, Nguyễn Thụy Kha, Đỗ Hoàng, Mai Văn Hoan, Bùi Công Thuấn, Nguyễn Hoàng Sơn (sách), Vũ Bình Lục, Lê Thành Nghị (sách), Đường Văn, Hoàng Liên (sách), Nguyễn Văn Long (sách), v.v…
· 1950s: Lã Nguyên (sách), Khuất Bình Nguyên, Nguyễn Huy Thiệp (sách), Đỗ Ngọc Yên, Phan Nguyên, Phan Trọng Thưởng (sách), Bùi Việt Thắng, Phạm Quang Trung (sách), Đinh Quang Tốn (sách), Nguyễn Vy- Khanh (sách), Chân Phương, Nguyễn Văn Dân (sách), Đỗ Minh Tuấn (sách), Ngu Yên (sách), Võ Chân Cửu, Triệu Lam Châu, Trần Hoàng Vy, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Tà Cúc, Ngô Vĩnh Bình, Lý Hoài Thu, Bùi Vĩnh Phúc (sách), Lê Vũ, Lê Thị Huệ, Đào Duy Hiệp, Nguyên An, Nguyễn Việt Chiến (sách), Hữu Đạt, Thế Dũng, Nguyễn Hồng Nhung, Đoàn Đức Phương (sách), Huỳnh Như Phương, Trần Quang Quý, Thu Tứ (sách), Hồ Thế Hà, Đỗ Kh., Tâm Nhiên, Đặng Huy Giang, Nguyễn Đức Tùng (sách), Mai Văn Phấn, Đỗ Quyên, Phạm Xuân Nguyên (sách), Hoàng Ngọc-Tuấn (sách), Nguyễn Sĩ Đại, Nguyễn Hữu Quý, Inrasara (sách), Thường Quán, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Hưng Quốc (sách), Nguyễn Hoàng Đức, Trần Đăng Khoa (sách), Lưu Khánh Thơ (sách), Chu Văn Sơn, Nguyễn Hòa (sách), Văn Giá, Trần Hoài Anh (sách), Nguyễn Hữu Sơn (sách), Nguyễn Thanh Tú, Đông La (sách), Phạm Kỳ Đăng, Nguyễn Lương Ngọc, Hiền Nguyễn, Nguyễn Đỗ, v.v…
- 1960s: Dương Kiều Minh, Nguyễn Chí Hoan, Phạm Thị Hoài, Đỗ Trọng Khơi, Nguyễn Đăng Điệp (sách), Thận Nhiên, Hồng Thanh Quang, Ngô Tự Lập (sách), Chu Thị Thơm, Đinh Linh, Trần Đình Thu (sách), Trần Ngọc Tuấn, Nguyễn Huy Thông, Nguyễn Bình Phương, Đặng Thân (sách), Đoàn Cầm Thi (sách), Phan Nhiên Hạo, Phạm Khải (sách), Lê Đình Nhất-Lang, v.v…
· 1970s: Nguyễn Thanh Sơn (sách), Thiên Sơn, Nguyễn Thanh Tâm (sách), Nguyễn Hữu Hồng Minh, Trần Văn Toàn, Phùng Văn Khai, Nguyễn Thụy Anh, Hoài Nam (sách), Mai Bá Ấn, Khánh Phương (sách), Trần Vũ Long, Văn Bảy/Lý Đợi, Lê Thiếu Nhơn (sách), Lê Hồ Quang (sách), v.v…
· 1980s: Cao Việt Dũng, Đoàn Minh Tâm, Hoàng Đăng Khoa, Mai Anh Tuấn, Trần Thiện Khanh, Hoàng Thụy Anh, Đoàn Ánh Dương (sách), Ngô Hương Giang (sách), Nhã Thuyên, v.v…
Như thế, với dung sai cho phép, con số cập nhật đang là chẵn 200 tác giả ở độ tuổi trong 8 thập niên.
Nhiều nhất là 67 vị được sinh hạ trong kỷ nguyên hậu Thơ mới, thuộc vào thời kỳ Cách mạng mùa Thu, tức là thế hệ 4X.
Kỷ nguyên tiền Thơ mới còn gửi lại chút âm điệu của mình qua “Con khủng long lãng mạn cuối cùng” vừa qua đời 2 năm nay: Giáo-sư-thi-ca Hoàng Như Mai.
Kỷ nguyên toàn cầu hóa 8X mới chỉ tạm gửi vào đội ngũ này 9 nhà phê bình thơ - trẻ tuổi đời nhưng khá là cứng… cựa!
Có thể xem đây như một trong các danh sách nhìn nhận nhanh phê bình thơ Việt Nam trong thời hậu Đổi mới - cái thời vụ văn học đã và đang nở trên bàn tay ánh mắt mỗi chúng ta mà lại chẳng được chầm bập tương xứng.7
Với khả năng ít ỏi và tầm nhìn eo hẹp của một kẻ ở xa các trung điểm văn nghệ nước nhà hẳn sẽ phạm phải khiếm khuyết, chân thành cảm tạ mọi góp ý, chỉnh lý từ quý bạn đọc và bạn văn gần xa!(*)
Vancouver - cập nhật 10/1/2016
Đ. Q
(TCSH325/03-2016)
............................................
1. Ví dụ như một số nhận định dưới đây (với các nhấn mạnh của chúng tôi - Đ.Q):
- “Đổi mới trên mặt văn hóa ở Việt Nam thì được biết dưới tên Cởi mở, tương tự như chính sách Glastnost của Nga Xô. Quá trình này bắt đầu cùng với Đổi mới Kinh tế nhưng sau đó dừng lại trong thập niên 1990”. (Bách khoa toàn thư mở, vi.wikipedia.org).
- “(…) trong sự thoái trào của làn sóng Đổi mới và bối cảnh toàn cầu hóa, từ khoảng những năm 1990 đến nay.” (Nhã Thuyên, Đặng Thân, Phạm Xuân Nguyên; Tọa đàm “Những tiếng nói ngầm: thơ Việt Nam Hậu Đổi Mới”, vanchuongviet.org).
- “[…] thế hệ thơ có một định phận kì lạ, họ đã thổi làn gió mới vào khí hậu thơ Việt Nam. Nó đã thổi như thế suốt 15 năm… cho đến khi Internet xuất hiện, thì thơ Việt Nam mới dịch chuyển theo hướng khác hẳn! […] Hậu Đổi mới: Chuyển hướng, khi các Website văn chương cấp tập ra đời, cả trong lẫn ngoài nước. Tạm lấy mốc: 2001 để vạch một đường biên, dẫu mờ.” (Inrasara; Văn chương TP. Hồ Chí Minh thời hậu Đổi mới, khởi đầu cho một khởi đầu, 4phuong.net).
2. A. A. Sokolov; Văn hóa và văn học Việt Nam trong những năm đổi mới (1986 - 1996), Vân Trang dịch, talawas.org 25/5/2004. Nhận định của Nguyễn Đình Thi là từ bài báo Văn học Việt Nam, trăn trở người trong nghề, được in vào cuối năm 1996 như chú thích trong bài đã dẫn.
3. Nguyễn Hưng Quốc; Chủ nghĩa h(ậu h)iện đại và văn học Việt Nam, tienve.org.
4. Phan Tuấn Anh; H/ậu-ại hiện đại trong văn học Việt Nam - công viên những lối đi hai ngã rẽ, Tạp chí Sông Hương số 289 tháng 3/2013, tapchisonghuong.com.vn 29/3/2013.
5. Chú thích 3.
6. Trích và bổ sung từ bản đầy đủ (chưa công bố) của Lời bạt trong sách Thơ cần thiết cho ai, (Nguyễn Đức Tùng, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội, 2015; vanchuongviet.org 8/8/2015). Có sửa chữa và viết thêm so với phiên bản 3/12/2015 đã đăng trên vanviet.info 1/1/2016.
7. Xét về độ dài hạn định và chu kỳ hoạt động, lướt lịch sử văn học Việt Nam hiện đại chúng tôi cả nghĩ khoảng thời gian trên dưới 2 thập niên là vừa đủ cho một giai đoạn/thời kỳ văn học Việt ra đời, phát triển và chấm dứt.
Để tạm kết thúc, nhân cơ hội mùa Xuân xin chuyện vãn bói văn qua 5 câu hỏi:
1) Giai đoạn sau-hậu-Đổi-mới sẽ mang tên gì?
2) Tức là, sự kiện/động lực chính trị, xã hội, văn hóa hay văn học nào của Việt Nam và quốc tế sẽ khiến văn học Việt sang chương hồi mới?
3) Liệu 4 sự kiện/vấn đề chính trị, xã hội, an ninh, văn hóa của đất nước ở tầm khu vực và quốc tế sau đây có thể có những ảnh hưởng: Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP đã được ký kết tại New Zealand trong ngày 4/2/2016; Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 diễn ra từ ngày 20 - 28/1/2016; Khủng hoảng Biển Đông vài năm qua; Sự tiến triển của xã hội Việt Nam?
4) Phải chăng thời kỳ sau-hậu-Đổi-mới rồi cũng sẽ hiện diện từ tốn như thời kỳ hậu Đổi mới?
5) Có thể dự báo ra sao về dòng Văn học Việt sau hậu Đổi mới: Đặc trưng văn chương? Tác giả: thế hệ, quan điểm, vùng miền, giới tính? Tác phẩm: khuynh hướng sáng tác, nội dung và hình thức nghệ thuật, thể loại? Tiếp nhận, phá bỏ, sáng tạo gì so với 2 dòng Văn học Đổi mới và hậu Đổi mới?
NGUYỄN GIA NÙNGCả cuộc đời và sự nghiệp văn thơ của Cao Bá Quát là một chuỗi dài những bi kịch của cuộc tìm kiếm không ngừng, không nghỉ về lẽ sống ở đời, về vai trò của văn thơ nói riêng, về kẻ sĩ nói chung. "Mình là ai?" "Mình có thể làm được gì? Làm thế nào để có thể tự khẳng định mình và có thể giúp ích được cho đời?" Có thể nói những câu hỏi ấy luôn trăn trở, dằn vặt trong con người Cao Bá Quát từ khi tự ý thức được tài năng của mình cho đến lúc từ giã cõi đời mà vẫn chưa tìm được lời giải đáp trong một chế độ đầy rẫy bất công, phi lý mà mọi con đường để thoát ra, với ông, đều mờ mịt và chính ông, dù đã cố công tìm, bế tắc vẫn hoàn toàn bế tắc.
THẠCH QUỲBài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được tuyển chọn để giảng dạy ở trường phổ thông vài chục năm nay. Đó cũng là bài thơ xuất sắc được bạn đọc cả nước yêu mến. Tuy vậy, cho đến hôm nay, cái hình ảnh “Mặt chữ điền” đầy sức quyến rũ và ám ảnh ấy vẫn chưa được nhận chân, nhận diện một cách chính xác.
HỒ THẾ HÀNhư một quy luật hiển nhiên, có sáng tác văn học thì sớm muộn gì cũng có phê bình văn học và lý luận văn học, càng về sau, có thêm các phương pháp nghiên cứu, phê bình văn học - với tư cách là trường phái, trào lưu nối tiếp nhau nhằm tiếp cận và giải mã tác phẩm ngày một đa dạng, tối ưu, hiện đại để không ngừng làm đầy những giá trị và ý nghĩa chỉnh thể của tác phẩm văn học.
PHONG LÊTrong văn học Việt Nam, trước trào lưu hiện thực, hình ảnh người trí thức đã có mặt trong khuynh hướng lãng mạn của Tự lực văn đoàn. Đó là các nhân vật trong vai điền chủ, luật sư, quan lại - có vốn tri thức và có chút băn khoăn, muốn nhìn xuống nỗi khổ của những người dân quê, và mong thực hiện một ít cải cách cho đời sống họ đỡ tối tăm và đỡ khổ.
MÃ GIANG LÂNCách nhân bản thơ, xuất bản thơ bằng "công nghệ sạch" của loài người có từ ngày xửa ngày xưa dưới hình thức ngâm thơ và đọc thơ. Người Việt chúng ta ngâm thơ là truyền thống. Tiếng Việt nhiều thanh, giàu tính nhạc, giọng ngâm có sức vang, sức truyền cảm.
TRIỀU NGUYÊN1. Chương trình Văn học lớp 11, chỉnh lí năm 2000, phần tác giả Cao Bá Quát, bài Đề sau khúc Yên Đài anh ngữ của ông đô sát họ Bùi, giảng một tiết, được thay bằng bài Dương phụ hành (Bài hành về người thiếu phụ phương Tây). Cả sách học sinh và sách giáo viên đều không có chú thích gì về "hành", ngoài cách chuyển y khi dịch sang tiếng Việt như vừa ghi.
ĐIỀN THANHAndy Warhol nổi tiếng là người đùa rỡn với chuyện danh tiếng, nhưng niềm say mê của ông với sinh hoạt hiện đại có hàm chứa một không gian tối xám hơn nhiều. Đó là việc ông bị ám ảnh bởi cái chết, điểm này cho mỗi chúng ta biết nhiều nhất về tinh thần của thời đại ngày nay…
ĐINH VŨ THUỲ TRANGThời Đường là thời đại cực thịnh của dân tộc Trung Hoa về mọi mặt, trong đó có thơ ca. Câu nói này có vẻ sáo mòn nhưng không thể không nhắc đến khi nhìn vào những trang sử vàng son ấy. Chúng ta biết đến ba nhà thơ lớn đời Đường là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị... Nhưng phải nói rằng, chỉ đọc thơ của họ thì chưa thấy hết được cái hay của thơ Đường. Bởi lẽ, các nhà thơ tuy cùng khuôn luật, cùng chủ đề... nhưng mỗi người đều riêng khác nhau.
LÝ HOÀI THUSự vận động và phát triển của một giai đoạn văn học luôn diễn ra song hành cùng sự vận động và phát triển của các loại thể văn học. Nói một cách khác: sức sống của một giai đoạn văn học được biểu hiện rõ rệt nhất qua diện mạo thể loại. Chính vì vậy, thể loại vừa là sự "phản ánh những khuynh hướng lâu dài và hết sức bền vững của văn học" (1) vừa là sự hồi sinh và đổi mới liên tục qua mỗi chặng đường phát triển.
INRASARA (Tiếp theo Sông Hương số 245 tháng 7-2009)
HÀ VĂN THỊNH Những cái tên - có lẽ không giản đơn như cách nói của người Nga - " Người ta gọi tôi là...” Ở đây, lớp vỏ của ngôn từ chỉ diễn tả một khái niệm mù mờ nhất của một lượng thông tin ít nhất.Trong khi đó, có bao giờ ta nghĩ rằng một cái tên, không ít khi hàm chứa thật nhiều điều - thậm chí nó cho phép người khác biết khá rõ về tính cách, khả năng và ngay cả một phần của số phận của kiếp người?
HÀ VĂN LƯỠNG1. Ivan Bunhin (1870-1953) là một nhà văn xuôi Nga nổi tiếng của thế kỷ XX. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông trải qua những bước thăng trầm gắn với nhiều biến động dữ dội mang tính chất thời đại của nước Nga vào những năm cuối thế kỷ XIX và mấy chục năm đầu thế kỷ XX.
LÊ THÀNH NGHỊCâu hỏi “ta là ai?”, “ta vì ai” nổi tiếng của Chế Lan Viên tưởng đã tìm ra câu trả lời có chứa hạt nhân hợp lý của thời đại trong thơ chống Mỹ đã không còn đủ sức ôm chứa trong thời kì mới, khi nhu cầu xã hội và cá nhân đã làm thức tỉnh cái tôi trữ tình của người làm thơ. Nhu cầu xã hội thường là những gì bức thiết nhất của thực tại, do thực tại yêu cầu. Chẳng hạn, thời chống Mỹ đó là độc lập tự do của dân tộc. Tất cả những hoạt động tinh thần, trong đó có sáng tác thơ văn, nếu nằm ngoài “sự bức thiết thường nhật” này không phù hợp, không được đón nhận... và vì thế không thể phát triển. Kể từ sau năm 1975, đặc biệt là sau 1986, với chủ trương đổi mới, trong xã hội ta, nhu cầu bức thiết nhất, theo chúng tôi là khát vọng dân chủ.
LÝ TOÀN THẮNG“Văn xuôi về một vùng thơ” là một thể nghiệm thành công của Chế Lan Viên trong “Ánh sáng và phù sa”, về lối thơ tự do, mở rộng từ thấp lên cao - từ đơn vị cấu thành nhỏ nhất là Bước thơ, đến Câu thơ, rồi Đoạn thơ, và cuối cùng là cả Bài thơ.
INRASARA1. Đó là thế hệ thơ có một định phận kì lạ. Người ta vội đặt cho nó cái tên: thế hệ gạch nối, thế hệ đệm. Và bao nhiêu hạn từ phái sinh nhợt nhạt khác.Đất nước mở cửa, đổi mới, khi văn nghệ được cởi trói, nhà thơ thế hệ mới làm gì để khởi sự cuộc viết? Cụ thể hơn, họ viết thế nào?
VÕ VĨNH KHUYẾN Tiểu luận nhằm tìm hiểu thành tựu thơ ca trong khoảng 16 tháng giữa 2 cột mốc lịch sử (19.8.1945 - 19.12.1946). Bởi khi phân chia giai đoạn văn học nói chung (thơ ca nói riêng) trong tiến trình lịch sử văn học, các công trình nghiên cứu, các giáo trình ở bậc Đại học - Cao đẳng và sách giáo khoa trung học phổ thông hiện hành, không đặt vấn đề nghiên cứu thơ ca (cũng như văn học) nói riêng trong thời gian này. Với một tiêu đề chung "Văn học kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954". Đây là nguyên do nhiều sinh viên không biết đến một bộ phận văn học, trong những năm đầu sau cách mạng.
HỒ THẾ HÀ1. Diễn đàn thơ được tổ chức trên đất Huế lần này gắn với chương trình hoạt động của lễ hội Festival lần thứ 3, tự nó đã thông tin với chúng ta một nội dung, tính chất và ý nghĩa riêng. Đây thực sự là ngày hội của thơ ca. Đã là ngày hội thì có nhiều người tham gia và tham dự; có diễn giả và thính giả; có nhiều tiếng nói, nhiều tấm lòng, nhiều quan niệm trên tinh thần dân chủ, lấy việc coi trọng cái hay, cái đẹp, cái giá trị của nghệ thuật làm tiêu chí thưởng thức, trao đổi và tranh luận. Chính điều đó sẽ làm cho không khí ngày hội thơ - Festival thơ sẽ đông vui, phong phú, dân chủ và có nhiều hoà âm đồng vọng mang tính học thuật và mỹ học mới mẻ như P.Valéry đã từng nói: Thơ là ngày hội của lý trí (La poésie est une fête de l'intellect).
THẠCH QUỲThơ đi với loài người từ thủa hồng hoang đến nay, bỗng dưng ở thời chúng ta nứt nẩy ra một cây hỏi kỳ dị là thơ tồn tại hay không tồn tại? Không phải là sự sống đánh mất thơ mà là sự cùn mòn của 5 giác quan nhận thức, 6 giác quan cảm nhận sự sống đang dần dà đánh mất nó. Như rừng hết cây, như suối cạn nước, hồn người đối diện với sự cạn kiệt của chính nó do đó nó phải đối diện với thơ.
NGUYỄN VĨNH NGUYÊNNhững năm gần đây, người ta tranh luận, ồn ào, khua chiêng gõ mõ về việc làm mới văn chương. Nhất là trong thơ. Nhưng cái mới đâu chẳng thấy, chỉ thấy sau những cuộc tranh luận toé lửa rốt cục vẫn là: hãy đợi đấy, lúc nào đó, sẽ... cãi tiếp...
TRẦN VĂN LÝAi sản xuất lốp cứ sản xuất lốp. Ai làm vỏ cứ làm vỏ. Ai làm gầm cứ làm gầm. Nơi nào sản xuất máy cứ sản xuất máy. Xong tất cả được chở đến một nơi để lắp ráp thành chiếc ô tô. Sự chuyên môn hoá đó trong dây chuyền sản xuất ở châu Âu thế kỷ trước (thế kỷ 20) đã khiến cho nhiều người mơ tưởng rằng: Có thể "sản xuất" được thơ và sự "mơ tưởng" ấy vẫn mãi mãi chỉ là mơ tưởng mà thôi!