200 nhà thơ nước ngoài đến Việt Nam

14:57 14/02/2019

Ngày 13/2, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức họp báo thông tin về Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV, Liên hoan thơ quốc tế lần thứ III và Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII. 

Quang cảnh Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVI

Theo đó, sự kiện “3 trong 1” sẽ có sự tham gia của hơn 200 đại biểu nước ngoài đến từ 50 nước trên thế giới gồm những nhà thơ, nhà văn, nhà xuất bản, nhà nghiên cứu văn hóa tiêu biểu cho nền văn học đương đại của các nước tham gia sự kiện.

Cụ thể, Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII năm 2019 sẽ được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 21/2 tại 3 địa điểm: Hà Nội,  Hạ Long, Bắc Giang. Vào sáng ngày 16/2 tại Cung Văn hóa Hữu Nghị Hà Nội sẽ diễn ra Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV. Chiều cùng ngày, các nhà thơ quốc tế và Việt Nam sẽ tham dự cuộc giao lưu và đọc thơ với sinh viên Trường Đại học Văn hóa và Trường Đại học Sư phạm với chủ đề “Trên đôi cánh thơ ca”. 

Điểm nhấn của sự kiện là lễ khai mạc Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII với chủ đề “Sông núi trên vai” hướng về biên cương, hải đảo của Tổ quốc và kỷ niệm 40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới (17/2/1979 - 17/2/2019) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào sáng ngày 17/2. Tối cùng ngày, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ tiếp tục tổ chức Dạ hội thơ quốc tế.

Ngày 18/2, Đêm thơ quốc tế sẽ được tổ chức tại thành phố Hạ Long. Ngày 19/2, đại biểu sẽ dự Lễ khai mạc Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII tại thành Xương Giang (thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) với chủ đề “Người Kinh Bắc”. Lễ bế mạc Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt  Nam lần thứ IV, Liên hoan Thơ quốc tế lần thứ III và Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII sẽ được tổ chức trọng thể tối 20/2 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế 37 Hùng Vương - Hà Nội.

Nhân dịp này, 3 ấn phẩm “10 thế kỷ văn học Việt Nam” - tác giả Phong Lê, tuyển tập thơ Việt Nam “Sông núi trên vai” gồm 44 tác giả và tuyển tập truyện ngắn Việt Nam hiện đại “Một loài chim trên sóng”, gồm 22 tác giả sẽ được xuất bản song ngữ Tiếng Việt và Tiếng Anh giới thiệu tới công chúng.

Phát biểu tại buổi họp báo, nhà thơ Trần Đăng Khoa- Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết sự kiện “3 trong 1” này có sự tham gia ra của nhiều nhà thơ nổi tiếng trên thế giới và rất yêu Việt Nam. Sự kiện là dịp cũng là dịp để độc giả Việt Nam tiếp cận các tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới đã giành giải Nobel. 3 tác phẩm được in song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh sẽ làm tài liệu chính thức để các đại biểu nghiên cứu, tiếp cận, tìm hiểu và quảng bá Việt Nam đến với nhiều nền văn hóa khác nhau trên toàn thế giới.

Ngoài ra, tại lễ khai mạc Ngày thơ Việt Nam trong khuôn viên Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ trưng bày những pa nô hình ảnh các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ về chủ đề biển đảo, biên giới của chính các tác giả.

Theo Hoàng Minh - ĐĐK

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Khi được hỏi lý do nào thôi thúc bà hoàn thành cuốn tiểu thuyết dã sử về Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, nhà văn Lê Phương Liên tâm sự rằng: “Tôi hăng hái ngồi bên bàn phím, viết đêm viết ngày như là nhập đồng, như là có một nguồn lực siêu nhiên nào thôi thúc”.

  • Tình yêu quê hương, tình yêu gia đình, những khám phá thú vị trong cuộc sống xa xứ là điểm chung trong hai tác phẩm “Bốn mùa hoang vu xứ kiwi” và “3,1kg hạnh phúc” của hai tác giả trẻ Trần Băng Khuê và Mai Thanh Nga cho bạn đọc thấy được phong vị của những vùng đất khác nhau cũng như cuộc sống của những người Việt trẻ xa xứ.

  • Sức viết của nhà thơ ngoài lục thập Đinh Ngọc Diệp (sinh năm 1956) có dấu hiệu mạnh lên khi trước thềm xuân mới, ông ra mắt tập “Hành trình 6” (NXB Hội Nhà văn).

  • Sau giải thưởng văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam, mới đây, đạo diễn Xuân Phượng tiếp tục nhận thêm giải thưởng văn xuôi của Hội Nhà văn TPHCM cho hồi ký Gánh gánh… gồng gồng… (NXB Văn hóa - Văn nghệ). Tác phẩm đã phần nào khắc họa chân dung của tầng lớp trí thức Việt Nam trong 2 giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

  • “Duyên” - tôi biết đến tác giả Nguyên Phong từ cuốn sách Đường mây qua xứ tuyết . Tôi cũng đọc qua về tiểu sử, con đường sự nghiệp của ông. Thật đáng để ngưỡng mộ!

  • Nhà thơ, nhà báo Vương Tâm vừa ra mắt tuyển “Thơ chọn Vương Tâm” (NXB Hội Nhà văn), với 180 bài thơ và một số bức tranh minh họa của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.

  • Nhắc tới nhà văn Nguyễn Văn Thọ, bạn văn thường nhớ tới tiểu thuyết “Quyên”; các tập truyện ngắn: “Gió lạnh”, “Vàng xưa”, “Hương mĩ nhân”, “Vườn mộng”; các tập bút ký và tản văn: “Đào ở xứ người”, “Đầu ngọn sóng”… Ông còn sáng tác thơ, vẽ và viết kịch bản phim…  Nhớ về thời hoa niên nhiều ước vọng, ánh mắt ông lấp lánh niềm vui.

  • “Sống mãi trên quê hương anh hùng” (NXB Quân đội nhân dân, 2021) là cuốn sách được viết theo thể loại truyện ký, về cuộc đời của một người anh hùng đã cống hiến tuổi thanh xuân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đó là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Kim Vang - hình ảnh đại diện cho một thế hệ thanh niên lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, sẵn sàng hy sinh không tiếc tuổi thanh xuân, xương máu của mình cho hòa bình, thống nhất của dân tộc...

  • Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là tác phẩm quen thuộc với nhiều thế hệ bạn đọc. Đến nay, mặc dù đã được phổ biến rộng rãi, nhưng không phải mọi cắt nghĩa về nó đã thật thấu đáo, thuyết phục.

  • Nỗ lực không ngừng nghỉ của các nhà nghiên cứu lý luận văn học Việt Nam trong nhiều thập niên qua là giới thiệu, nghiên cứu, tổng thuật các hệ thống lý thuyết để vận dụng vào nghiên cứu thực tiễn văn học.

  • Với 17 truyện ngắn gọn gàng, tập truyện ngắn “Gió thổi trước hiên nhà” vừa được NXB Văn học ấn hành, mở ra một thế giới ngổn ngang, đa tạp của cuộc sống đời thường từ miền quê đến phố thị với đủ mọi cung bậc cảm xúc, những cảnh đời buồn vui, đặc biệt là những thân phận đàn bà nhọc nhằn, cay đắng.

  • Nhãn sách Văn sử tinh hoa thuộc Công ty TNHH Sách và Truyền thông Việt Nam (Tri Thức Trẻ Books) vừa phát hành cuốn "Phong vị xuân xưa - Ngày xuân xem sách biết việc cổ kim". Tác phẩm được sưu tầm, tuyển chọn từ nhiều cuốn sách, báo, tạp chí trong giai đoạn từ 1920 đến khoảng 1945.

  • Mấy năm gần đây, nhiều danh tác Việt đã được phát hành lại, mang đến cho độc giả hiện đại cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn các ấn phẩm có tuổi đời trên dưới một thế kỷ. Không đơn thuần là “bình mới rượu cũ”, nỗ lực này còn mang tính gợi mở, góp phần định vị, thúc đẩy đa dạng chiều kích văn chương.

  • “Bốn nhà văn nhà số 4”, NXB Hội Nhà văn, của nhà phê bình Ngô Thảo dày dặn, chia làm bốn phần, tập hợp 35 bài viết của tác giả về bốn nhân vật văn chương nổi tiếng mà sự nghiệp gắn liền với ngôi nhà số 4 phố Lý Nam Đế - tạp chí Văn nghệ quân đội. Đó là Nguyễn Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu và Thu Bồn.

  • Truyện ngắn đối với những tác giả trẻ, mới viết văn, nhiều người tự khám phá mình, bao giờ cũng qua một thử thách. Dương Hương - một tác giả trẻ vừa cho ra mắt tập truyện ngắn  “Giá của đàn bà” với nhiều cảm xúc mới mẻ. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của nhà văn Trung Trung Đỉnh về tập truyện ngắn , của tác giả Dương Hương, do Liên Việt ấn hành.

  • Cầm trên tay cuốn “Thời xuân sắc” của nhà văn Huệ Ninh (NXB Thế giới, 2020) - hồi ký của một người phụ nữ bình thường, tôi thật sự xúc động và còn thấy tiếc, tự hỏi sao sách không dày hơn nữa.

  • “Nấp” trong nhà báo Trần Nhật Minh với vẻ ngoài “đồ sộ, quánh màu nước thời gian”, là trái tim thi sĩ nhiều rung động. Cho nên, có lẽ đã lần lữa mãi, thì cũng phải đến ngày tâm hồn chật căng, buộc phải tỏa lan hương chất mà tháng năm cuộc đời mình đã trầm tích.

  • “Hừng Đông” viết về “đêm trước” của cách mạng Việt Nam, giai đoạn trước khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) đến cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Trong bối cảnh ấy, nhà văn không chạy theo sự kiện, biến cố, mà hướng tới con người cụ thể với tư cách một nhân vật văn học - chiến sĩ Cộng sản Phan Đăng Lưu.

  • “Lắng đọng và suy nghĩ” (NXB KH&KT, 2020) cái tên sách khiêm tốn của Tạ Quang Ngọc trở nên cuốn hút tôi. Và sự chắt lọc trí tuệ, cũng như chân thành cảm xúc, chân thành tự bạch trong cuốn sách này đã không chỉ khiến tôi cảm phục tác giả, mở mang tri thức, mà còn nâng thêm cho mình bản lĩnh, bồi đắp tình yêu con người, tình yêu đối với quê hương đất nước và sự nghiệp cách mạng.