Ngày 13/2, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức họp báo thông tin về Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV, Liên hoan thơ quốc tế lần thứ III và Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII.
Quang cảnh Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVI
Theo đó, sự kiện “3 trong 1” sẽ có sự tham gia của hơn 200 đại biểu nước ngoài đến từ 50 nước trên thế giới gồm những nhà thơ, nhà văn, nhà xuất bản, nhà nghiên cứu văn hóa tiêu biểu cho nền văn học đương đại của các nước tham gia sự kiện.
Cụ thể, Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII năm 2019 sẽ được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 21/2 tại 3 địa điểm: Hà Nội, Hạ Long, Bắc Giang. Vào sáng ngày 16/2 tại Cung Văn hóa Hữu Nghị Hà Nội sẽ diễn ra Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV. Chiều cùng ngày, các nhà thơ quốc tế và Việt Nam sẽ tham dự cuộc giao lưu và đọc thơ với sinh viên Trường Đại học Văn hóa và Trường Đại học Sư phạm với chủ đề “Trên đôi cánh thơ ca”.
Điểm nhấn của sự kiện là lễ khai mạc Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII với chủ đề “Sông núi trên vai” hướng về biên cương, hải đảo của Tổ quốc và kỷ niệm 40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới (17/2/1979 - 17/2/2019) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào sáng ngày 17/2. Tối cùng ngày, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ tiếp tục tổ chức Dạ hội thơ quốc tế.
Ngày 18/2, Đêm thơ quốc tế sẽ được tổ chức tại thành phố Hạ Long. Ngày 19/2, đại biểu sẽ dự Lễ khai mạc Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII tại thành Xương Giang (thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) với chủ đề “Người Kinh Bắc”. Lễ bế mạc Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV, Liên hoan Thơ quốc tế lần thứ III và Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII sẽ được tổ chức trọng thể tối 20/2 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế 37 Hùng Vương - Hà Nội.
Nhân dịp này, 3 ấn phẩm “10 thế kỷ văn học Việt Nam” - tác giả Phong Lê, tuyển tập thơ Việt Nam “Sông núi trên vai” gồm 44 tác giả và tuyển tập truyện ngắn Việt Nam hiện đại “Một loài chim trên sóng”, gồm 22 tác giả sẽ được xuất bản song ngữ Tiếng Việt và Tiếng Anh giới thiệu tới công chúng.
Phát biểu tại buổi họp báo, nhà thơ Trần Đăng Khoa- Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết sự kiện “3 trong 1” này có sự tham gia ra của nhiều nhà thơ nổi tiếng trên thế giới và rất yêu Việt Nam. Sự kiện là dịp cũng là dịp để độc giả Việt Nam tiếp cận các tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới đã giành giải Nobel. 3 tác phẩm được in song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh sẽ làm tài liệu chính thức để các đại biểu nghiên cứu, tiếp cận, tìm hiểu và quảng bá Việt Nam đến với nhiều nền văn hóa khác nhau trên toàn thế giới.
Ngoài ra, tại lễ khai mạc Ngày thơ Việt Nam trong khuôn viên Văn Miếu - Quốc Tử Giám sẽ trưng bày những pa nô hình ảnh các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ về chủ đề biển đảo, biên giới của chính các tác giả.
Theo Hoàng Minh - ĐĐK
Cảm hứng thi ca gợi lên từ những dòng sông lâu nay đã đeo, đã bám vào nhiều nhà thơ. Và quả thật, cũng có nhiều bài thơ hay được hình thành. Nhưng làm hẳn 108 bài thơ về một dòng sông - sông Thương - như Nguyễn Phúc Lộc Thành vừa công bố, thì quả là hiếm.
Các tập truyện vừa "tái ngộ" bạn đọc gợi nhớ phong vị văn chương đặc sắc của làng viết hơn 20 năm trước.
Những ồn ào, náo nhiệt dừng sau cánh cửa. Phan Hồn Nhiên bước vào quán cà phê, ít nhiều gợi liên tưởng tới hình ảnh của phụ nữ Hà Nội xưa, nhưng ẩn trong dáng vẻ ấy là đam mê văn chương đầy mãnh liệt.
Diệu Ái (31 tuổi) là một trong những tác giả trẻ hiện nay của Quảng Trị, đang nỗ lực không ngừng để dần khẳng định tên tuổi của mình trong lòng bạn đọc yêu văn chương.
Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2018, Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam uỷ quyền cho Liên chi hội Nhà văn Việt Nam khu vực phía Bắc tổ chức Hội thảo: “Tác phẩm hay - đích đến và giải pháp”. Hội thảo diễn ra ngày 7/9/2018 tại Nhà khách Đoàn 16 - Khu du lịch Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên.
Nét chữ áo thơ hiện dáng người là tên buổi tọa đàm về cuốn sách Đốt lò hương cũ của cố thi sĩ Đinh Hùng nhân dịp cuốn sách được tái bản và ra mắt tại Hà Nội vào sáng 6/9. Buổi tọa đàm có sự tham gia của Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, Tiến sĩ văn học Nguyễn Thanh Tâm, Tiến sĩ ngôn ngữ học Đỗ Anh Vũ.
"Miếng ngon nhớ lâu". Đọc câu thơ hay cũng tựa như được ăn miếng ngon. Khó quên. Thơ về hạt mưa, xưa nay thiên hạ đã tìm cảm hứng và đã viết.
Tác phẩm tái hiện kỷ niệm, tình bạn của những đứa trẻ sống trong khu tập thể cũ ở Hà Nội.
Cuộc tình và sự nghiệp của cặp vợ chồng nhà thơ Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh đã nổi tiếng và được ngưỡng mộ như một hiện tượng trong giới văn nghệ sĩ Việt Nam. Dù thời gian chia xa đã 30 năm nhưng người thân, bạn bè và công chúng vẫn chưa bao giờ nguôi quên tài năng của cặp đôi này.
Tập truyện ngắn “Đạo sắc màu máu” của tác giả Từ Khôi do NXB Thanh Niên vừa xuất bản gồm 7 truyện viết về 5 nhân vật lịch sử. Mỗi tác phẩm đều có những chi tiết tạo nên dư ba. Những chi tiết này có thể rất ít người biết.
10 năm sau ngày nhà văn Sơn Nam rời cõi tạm, những di sản mà "ông già Nam bộ" để lại khiến nhiều người ngưỡng mộ. Không chỉ những người thân thiết với ông, độc giả khắp nơi cũng chung tay vì những di sản mà ông để lại.
Cầm bút từ khi còn mặc áo lính nhưng Trung Trung Đỉnh tự nhận thuộc lớp nhà văn trưởng thành sau 1975. Bên cạnh mảng đề tài lớn về cuộc sống và chiến đấu của đồng bào Tây Nguyên (Lạc rừng, Lính trận, Ngược chiều cái chết...) là những tác phẩm viết về đề tài hậu chiến, với Ngõ lỗ thủng, Tiễn biệt những ngày buồn... đi sâu vào guồng quay âm thầm mà khốc liệt của hiện thực đời sống mới với “trăm chiều dở dang”.
NXB Trẻ tái bản sách, trao học bổng cho học trò nghèo, mở cuộc thi bình văn Sơn Nam và nhiều hoạt động tưởng nhớ "Ông già Nam bộ".
Nhà văn Trung Trung Đỉnh thuộc thế hệ các nhà văn trưởng thành sau năm 1975 với những tiểu thuyết viết về đề tài Tây Nguyên và cuộc sống, xã hội thời hậu chiến được giới chuyên môn và bạn đọc yêu thích. Sáng 21/8 tại Hà Nội, Nhà xuất bản Trẻ giới thiệu và ra mắt bộ 7 cuốn sách của nhà văn Trung Trung Đỉnh cùng buổi trò chuyện mang tên: Những khoảnh khắc đời người.
32 truyện ngắn, cực ngắn của Nguyễn Hoàng Anh Thư dùng hình ảnh siêu thực để khắc họa ẩn dụ về đời sống.
Nhằm góp phần khẳng định tầm vóc của Á Nam Trần Tuấn Khải, hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của ông đã diễn ra ngày 18-8 tại Hà Nội với sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu và đông đảo những người yêu thơ Việt Nam.
Bên cạnh mảng đề tài chiến tranh cách mạng, nhà văn quân đội Hữu Mai (1926 – 2007) còn là cây bút viết truyện trinh thám hàng đầu nước ta.
Môi trường thiên nhiên đang bị xâm hại nghiêm trọng trong nhiều năm qua. Ngoài báo chí, không ít tác phẩm văn chương của các nhà văn Việt Nam và thế giới đã cất lên tiếng nói, những lay trở trong đời sống nhân sinh cũng như những mối lo lắng về bầu khí quyển.
Ngày 6-8, sau khi rà soát lại toàn bộ cuốn Gạc Ma - Vòng tròn bất tử, NXB Văn học đã công bố 17 đính chính của cuốn sách này, trong đó phần lớn là những lỗi do sai sót về mặt chính tả.
Sống ở nhiều nơi, trải nghiệm nhiều nền văn hóa, các trang viết của nhà văn Pháp gốc Việt Thuận không chỉ dừng lại ở vấn đề quê hương hay hiện thực nơi đang sống.