104 kiểu mua bán lương tâm trong "Từ thụ yếu quy"

14:59 16/11/2009
VÕ THỊ QUỲNHĐặng Huy Trứ (1825 - 1874) đã để lại khá nhiều thơ văn cho đời. "Từ Thụ Yếu Quy"(*) tập sách bàn về nạn hối lộ và đức thanh liêm của người làm quan, là một trong những áng văn quý giá ấy.

Đặng Huy Trứ - Ảnh: vinhanonline.com

Cuốn sách có 206 trang so với độ dày nguyên bản 2000 trang chứng tỏ hai dịch giả Nguyễn Văn Huyền và Phạm Tuấn Khánh đã cố gắng thâu tóm phần quan trọng nhất của nguyên bản trao đến cho chúng ta. Như vậy là dẫn chứng đã bị lược bỏ nhiều hẳn phần đa dạng sinh động có bị hạn chế (nguyên bản có 2017 dẫn chứng). Riêng về nạn hối lộ, nạn mua bán lương tâm, Đặng Huy Trứ đề cập tới 104 kiểu. Xin đơn cử ra đây một số hình thức hối lộ mà ngay cả tiêu đề đã có thể kết hợp thành đám mây đen tang tóc trên bầu trời Việt Nam thời Đặng Huy Trứ làm quan, thời ông sống và chứng kiến:

            - Quan lại xảo quyệt hối lộ cầu được tiến cử.
            - Quan bị cách chức hối lộ được phục hồi chức.
            - Địa phương hối lộ các quan đến thanh tra.
            - Hối lộ các quan đi tra xét án kiện tụng.
            - Đồng sự làm việc bất công, phi pháp hối lộ để cầu được che giấu.
            - Kẻ thâu thuế cửa quan, bến đò hối lộ để lạm thu.
            - Con buôn người nước ngoài hối lộ để cầu thân.
            - Hối lộ để chứng nhận ruộng bị thiên tai.
            - Nhận hối lộ của dân xin miễn cung cấp vật liệu.
            - Thương nhân hối lộ để tiêu thụ được hàng.
            - Kẻ đi kiện hối lộ để cầu được kiện.
            - Người bị tội hối lộ xin giảm, miễn tội.
            - Người có tội hối lộ để giấu diếm tài sản.
            - Kẻ phạm điều cấm, hối lộ để cầu được miễn truy tội.
            - Nhà giàu vượt ra nước ngoài danh phận hối lộ cần được che giấu.
            - Quan lại tham nhũng hối lộ để lấy lòng quan trên.
            - Chiều đón ý quan trên, đưa đồ hối lộ.
            - Hối lộ cho quan khi đi công cán.
            - Phụ nữ hối lộ để xin gặp.
            - Người có việc hối lộ để nhờ chạy chọt nói giúp.
            - ...

Tập sách được Đặng Huy Trứ hoàn thành vào năm Đinh Mão 1867, sau 129 năm, những vấn đề ông đề cập, cho đến ngày nay vẫn tươi nguyên, những chứng bệnh giết chết xã hội ấy hầu như chưa hề thuyên giảm.

Ông nói về việc: "ĐỊA PHƯƠNG HỐI LỘ CÁC QUAN THANH TRA" như sau: Cửa vua xa cách muôn dặm khó thấu hiểu nỗi uẩn khúc của dân. Bất thần vua cử phái viên đi thanh tra, lại ủy cho thanh lý, chỉnh đốn mọi việc. Hoặc nhân có đơn tố cáo vượt cấp những việc bất công, phạm pháp. Hoặc nhân có tiếng tăm xấu xa của một viên quan nào đó lọt đến tai vua cho nên cử người đi bí mật xem xét. Các phái viên ấy, hoặc đi cải trang, hoặc không. Khi sắp đi đều được ban cấp tiền bạc, còn được huấn thị, một là "giữ lòng công, gác việc riêng"; hai là "đi đến đâu cũng phải như Trẫm tự mắt nhìn thấy", lời vua ân cần chu đáo nhường nào. Đi không cải trang ai cũng biết, còn có cải trang rồi thì tin tức cũng lọt ra ngoài. Đương sự biết là sự việc sẽ lộ ra, không khỏi bị phát giác. Song chưa rõ tâm tình ta như thế nào, cho nên họ đều chuẩn bị tiền nong, vàng bạc chờ xem thế nào sẽ biện lễ. Đến khi rõ ràng là không có tội, hoặc chẳng có công, thì lại biện lễ đón đưa, cầu ta đề đạt lên trên. Như thế là có nhiều ngóc ngách che đậy ẩn tình. Ta phải giữ lòng kiên định lời nói, cử chỉ, hành động phải giữ gìn, thận trọng, không quá mức. Hoặc giả làm kẻ lữ hành trong dân gian, hoặc làm kẻ sĩ du học tạm trú, không để lộ hành tung, nhằm cho kẻ kia biết không thể lay chuyển được chí ta, mà thôi lo việc gõ cửa chạy chọt. Xem xét, điều tra người đó, việc đó cho được mười phân rõ ràng xác đáng, để khỏi phải trái lệnh vua. Nhược bằng thấy họ quà cáp nhiều nói năng khéo, rồi bao nhiêu khiếm khuyết đều che đậy cho họ, rằng "không có gì đáng tội, không có gì đáng khen", rồi trên tờ trình đầy rẫy những lời tán dương khen ngợi, hơn cả ông Đỗ, ông Thiệu sống lại. Mang tâm địa ấy cứ tiếp tục leo lên, vạn nhất được trọng dung, vâng lệnh vua, cầm cờ tiết đi kinh lược việc lớn, quyền hành trong tay mà cứ như thế thì khác nào thác tự nguồn cao ập xuống, sẽ hại đến dân chúng trong thiên hạ không phải nhỏ. Triều đình còn trông mong gì nữa?" (sđd, tr. 41 - 42).

Cách phân tích của ông tuy chỉ gọi đích danh thứ hối lộ không thể nhận, còn tên của bọn mọt dân, dòi bọ ông không đếm xỉa, nhưng ta vẫn thấy rành mạch đầu cuối, chứng lý hằn hoi thể hiện một thái độ dứt khoát không hề nhượng bộ bao giờ. Đặc biệt rất dứt khoát khi ông đang tới loại: "QUAN LẠI THAM NHŨNG HỐI LỘ ĐỂ LẤY LÒNG QUAN TRÊN" (kiểu thứ 92), ông viết: "Trên đời này có một loại quan lại tham bạo, cướp bóc của dân để nuôi béo mình như loại lang sói. Chúng sợ ta phát hiện, hoặc ta giữ quyền cao chức trọng mà biếu xén lấy lòng để tạo con đường tiến thân sau này. Đó là những thứ bất chính. Thứ hối lộ ấy không thể nhận được" (sđd, tr. 114. 115).

Điệp khúc "THỨ HỐI LỘ KHÔNG THỂ NHẬN ĐƯỢC" luôn là kết luận chung sau những lời định tội đanh chắc: từ những tội nhẹ do chủ quan, sơ hở: "Chớ nghĩ rằng ta ngay thẳng, kẻ kia sao lừa dối được ta, ta sáng suốt xét đoán, kẻ kia không thể che giấu được ta. Chỉ sợ lâu ngày ta chẳng khỏi sa vào mưu mô của họ. Cho nên những kẻ không có việc gì mà cũng đưa quà biếu nhất thiết không thể nhận" (sđd, tr. 119) đến những tội nặng: "bất trung với vua, bất nhân với dân" (hối lộ để cầu được miễn giảm lính và thuế, sđd, tr.71); "Nếu thấy họ đút lót nhiều mà nhất loạt hồ đồ, không phân biệt kẻ xấu người tốt, để kẻ ác lọt lưới, pháp luật không nghiêm, tội ấy thật lớn" (Thuyền bọn phỉ người nhà Thanh giả làm thuyền buôn hối lộ, sđd, tr.97). Kèm vào những luận tội ấy là thái độ của tác giả, thái độ của những con người chân chính "Nếu đợi họ lại có lễ vật lót tay rồi mới giải quyết thì ra thể thống gì nữa?" (Sđd, tr.90); "Nếu nhận lễ vật mà đề đạt lên thì có thể nói đó là hành động vô liêm sỉ (sđd, tr.37); "Kẻ thuộc hạ hối lộ cầu được sắp xếp cho những việc béo bở, thế mà ta nhận thật là đáng khinh bỉ" (sđd, tr.46)... Đáng khinh bỉ, đáng ghét, đáng xấu hổ, đáng phỉ nhổ; là hèn hạ, là bỉ ổi, là thiếu lương tâm, là bất nhân, bất nghĩa, bất nghì... Tất cả đều làm tổn hại đến âm đức. Tổng luận của Đặng Huy Trứ nhẹ nhàng như một lời thức tỉnh lương tâm nhưng sâu sắc vì đó là vẻ đẹp thiêng liêng của tâm hồn người Việt, là triết lý cộng đồng rất Việt Nam :

"Ta đã từng đốt hương thề nguyện đêm ngày gìn giữ mong trọn đời có thể không vi phạm năm điều cấm của thánh nhân. Con cháu ta ra làm quan, có ai phạm thì sẽ là hàng vô sỉ, sống không được vào từ đường, chết không được vào chầu tiên tổ. Trong họ có người hiền, có kẻ hư đốn, người trong họ phải giữ công tâm, cùng kiểm tra, bảo ban nhau. Không thể vì tình cốt nhục mà vị nể, nương nhẹ làm tổn thương đến gia pháp..." (Sđd, tr.125).

Gia pháp, gia phong đó cũng chính là gia bảo. Cần bảo vệ, cần phòng chống vẫn tốt hơn là cần phải tiêu trừ khi gia pháp "đã báo động cấp số nhân". Có lẽ vì vậy mà Đặng Huy Trứ - một mặt tỏ ra là một vị quan am tường luật pháp, định tội rất rõ sau mỗi kiểu mua bán lương tâm bằng những câu hỏi tu từ - tự vấn tự đáp để tự soi mình; ông còn là một vị quan nhân từ luôn chú trọng nêu những tấm gương sáng, những điển hình đẹp của Việt Nam, của nước ngoài, gần xa, để thức tỉnh lương tri:

"Ngưu Tăng Nhũ được phong hàm thị lang bộ Hộ. Lúc ấy Hàn Hồng vào làm việc trong triều. Sau cha con Hàn Hồng đều chết, các cháu còn nhỏ tuổi. Vua Mục Tông sai quan xem lại sổ sách trong nhà Hàn ở để giao lại cho gia đình. Trong sổ có ghi đầy đủ tên  những người đã nhận lễ biếu. Duy chỉ có bên cạnh tên quan chức của Tăng Nhũ có chua một hàng chữ: "Ngày này tháng này, đã đưa biếu Thị Lang những thứ này, từng này, nhưng ông khước từ tất cả". Mục Tông xem sổ rất mừng. Ít lâu sau triều đình bàn chọn Thừa tướng. Vua nhắc đến Tăng Nhũ đầu tiên". (Sđd, tr.115).

Dĩ nhiên để có quan thanh liêm,  thì phải có vua hiền tài. Chứ nhà dột từ nóc thì trắng đen lập tức sẽ lẫn lộn, xã hội sẽ điên đảo. Đời có người cầm cân nảy mực chính vì thế. Một trăm linh bốn điều mua bán lương tâm trong "Từ Thụ Yếu Quy" như một dòng chảy lạnh đến buốt xương, sưng tấy thịt, nứt toác da nhưng thật thấm thía tình người. Dù ông nói : "Tôi làm cuốn sách này chỉ để làm khuôn phép cho bản thân và con cháu, không dùng làm khuôn phép cho ai "song đó là sách của mọi nhà, sách gối đầu giường cho mọi người, đặc biệt nhất là sách của những ai được trao vào tay mình cái cân để nảy mực cầm cân cho thiên hạ.

Tâm sự của Đặng Huy Trứ là tâm sự của đời :
            "Mình thiệt, lợi dân, DÂN gắn bó
            Đẽo dân, mình béo, DÂN  căm hờn
            Hờn căm, gắn bó tùy ta cả
            Duy chữ THANH, THANH đối thế nhân".

Cả một đời, ông tâm niệm :
            "DÂN KHÔNG CHĂM SÓC, CHỚ LÀM QUAN"

Hãy đến với "Từ Thụ Yếu Quy", bạn sẽ thấy như tay được nối dài, mắt được nhìn rộng - trong thời kỳ tham những đang là quốc nạn này.

V.T.Q
(127/09-99)


-------------------------
(*) Nxb Pháp lý và Hội khoa học lịch sủ Việt Nam, Hà Nội, 1992.




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • FAN ANH 1. Sự đồng hành của “ba thế hệ viết trẻ”

  • HOÀNG THÁI SƠN (Về nhà thơ trẻ Xích Bích)

  • NHỤY NGUYÊN

    Đọc bài thơ, thương hốc mắt sâu thẳm của người mẹ chờ con lạc lối, bơ vơ ngay trên ngọn sóng quê nhà.

  • Kỷ niệm 100 năm ngày bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước & Ngày báo chí cách mạng Việt NamPHẠM PHÚ PHONG - HỒ DŨNGHơn ai hết, trong buổi bình minh của cách mạng nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người ý thức rất đầy đủ về sức mạnh của báo chí và dư luận xã hội trong đấu tranh cách mạng. Nó không chỉ là phương tiện giao lưu tư tưởng, mở đường cho văn hóa phát triển mà còn là vũ khí, là công cụ đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc trên mặt trận tư tưởng.

  • ĐÔNG HÀHuế không phải là đất ở để thương mà chỉ là đất đi để nhớ. Nhiều thế hệ học sinh sinh viên đã đến, ở lại nơi này và rồi sau đó lại khăn gói ra đi. Nhưng đi không đành, nên thường để lại bằng những nỗi lòng trải dài theo khói sương bãng lãng của đất trời cố đô. Thành thử có một thời, Huế nên thơ trong mỗi áng văn chương của những người trẻ tuổi là vì vậy.

  • Mới đó mà đã gần ba mươi năm trôi qua, kể từ khi những văn nghệ sỹ trẻ xứ Huế cùng hội ngộ với nhau trong Câu lạc bộ Văn học Trẻ Huế những năm tám mươi thế kỷ hai mươi.

  • LTS: Nhà văn, nhà thơ Thanh Tịnh là người con của xứ Huế, ông sinh ra, trưởng thành và định hình như là một nhà văn ở đây.

  • PHẠM THƯỜNG KHANH - TRẦN XUÂN TUYẾT Trong số những di sản mà Hồ Chí Minh dành cho ngành Công an thì bức thư của Người gửi đồng chí Hoàng Mai - Giám đốc Công an Khu 12, ngày 11 tháng 3 năm 1948 - nói về Tư cách người Công an Cách mệnh là một di sản quý báu.

  • NGÔ MINH Nhà xuất bản Tri thức vừa ấn hành cuốn sách quý: “Đất nước Việt Nam qua Cửu Đỉnh Huế” của nhà văn Dương Phước Thu. Sách: biên khảo, lý giải rất chi tiết, rất sâu và cảm động từng chữ, từng hình ảnh khắc trên Cửu Đỉnh.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂNCuốn sách non 220 trang không có phụ bản, bản đồ, tranh ảnh nào khác, giới thiệu. “Bức tranh chung về văn hoá Huế”.

  • LÊ THỊ BÍCH HỒNGTôi đến thăm gia đình cố nhạc sĩ Trần Hoàn trong tiết xuân lây phây mưa bụi. Bác Thanh Hồng - vợ nhạc sĩ, người con gái xứ Nghệ tạo thi hứng cho ca khúc Lời người ra đi bất tử cùng năm tháng niềm nở đón khách.

  • HỒNG NHU“Cánh chim trong bão tố” - NXB Hội Nhà văn Việt Nam - tự truyện của Nguyễn Thanh Song Cầm đến tay tôi vào một ngày mưa dầm xứ Huế ngày tháng 10 chưa cười đã tối. Một cây bút mới xuất hiện. Tôi đọc liền một mạch từ đầu cho đến cuối sách, từ lời giới thiệu cho đến phần vĩ thanh 476 trang.

  • ĐẶNG TIẾNNhật nguyệt dấu yêu là một mùa hoa trái trễ tràng, tập thơ đầu tay được tác giả gửi đến người đọc như một ủy thác, sau khi đã trải nghiệm cuộc đời, thực tế và văn học.

  • MAI VĂN HOAN(Nhân đọc “Quãng cách lặng im” của Xuân Hoàng)

  • TRẦN HIỆPTừ một nhà giáo, theo tiếng gọi “chống Mỹ , cứu nước”, Nguyễn Quang Hà lên đường ra trận, liên tục “bám trụ” chiến trường Thừa Thiên - Huế. Năm 1975 anh bị thương phải ra Bắc dưỡng bệnh và dự lớp bồi dưỡng viết văn của Hội Nhà văn Việt Nam ở Quảng Bá. Sau đó anh trở lại Thừa Thiên - Huế chiến đấu và công tác cho đến bây giờ. Cũng vì thế, hầu như đa phần sáng tác của anh dù là thơ, ký hay truyện đều viết về vùng đất này.

  • HOÀNG THỊ THU THỦY1. “Ngày khai trường áo lụa gió thu bay” không chỉ có trong “Mối tình đầu” của nhà thơ Đỗ Trung Quân, mà niềm háo hức, tươi xanh, mong đợi có cả trong bài thơ “Mỗi ngày” của thầy giáo Hoàng Ngọc Quý.

  • TRẦN ĐÌNH SỬHoàng Ngọc Hiến là nhà giáo, nhà phê bình văn học, nhà triết luận văn hoá, nhà dịch thuật. Người ta đã biết nhiều về ông với tư cách nhà phê bình văn học mà ít biết về ông như nhà triết luận văn hoá. Về mặt này ông thể hiện một niềm trăn trở khôn nguôi đối với các vấn đề văn hoá Việt Nam hiện đại.

  • LTS: Tiểu thuyết Biết đâu địa ngục thiên đường đã lập “hattrick” nhận liền ba giải thưởng trong năm 2010 (Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, Giải thưởng Nguyễn Du, Tặng thưởng công trình Văn học nghệ thuật xuất sắc của Hội LHVHNT TT Huế). Để giải đáp phần nào thắc mắc từ phía bạn đọc về tính chất “tự truyện” cũng như chuyện bếp núc của cuốn tiểu thuyết “gia đình” này, Sông Hương xin giới thiệu bài viết của chính tác giả cầm tinh con Mèo - nhà văn Nguyễn Khắc Phê.

  • PHẠM TẤN HẦUCó tập thơ chỉ là tập hợp những bài thơ. Nhưng Thi ca mùa ngái ngủ của Lê Huỳnh Lâm, dù là tập thơ đầu tay nhưng đã thể hiện một cái nhìn nhất quán về thế giới thi ca mình khám phá. Đó là thế giới được mở to trước những “cơn đau”, trước “nỗi kinh hoàng vây quanh trái đất”, “trong đền thờ quỷ ma” và trong ca “ngôi nhà không thần thánh”…

  • TRẦN VĂN SÁNG - NGUYỄN THỊ TỐ LOANKỷ niệm 100 năm Bác Hồ đi tìm đường cứu nước (1911 - 2011)