Thương về miền Trung bấy lâu nay được biết đến qua giọng hát của ca sĩ Duy Khánh cũng như nhạc sĩ Minh Kỳ - tác giả của ca khúc “Thương về xứ Huế”. Tuy nhiên, tác giả thực sự của bài hát này lại là Châu Kỳ, nhạc sĩ gắn liền với bản “Giọt lệ đài trang”.
Cố nhạc sĩ Châu Kỳ
Nhân dịp BTC chương trình Sol Vàng vinh danh cố nhạc sĩ Châu Kỳ với đêm nhạc riêng, con gái của ông - ca sĩ Châu Huyền Khanh đã tiết lộ câu chuyện xoay quanh ca khúc Thương về miền Trung vốn rất được khán giả yêu mến.
Theo Châu Huyền Khanh, nhạc sĩ Châu Kỳ viết “Thương về miền Trung” vào khoảng thập niên 1940. Sau này, khi ông phát hiện giọng hát của Duy Khánh và mang anh từ Quảng Trị vào Sài Gòn lập nghiệp, ông đã giao bài hát cho Duy Khánh thể hiện bài hát này.
Để lăng xê cho tên tuổi Duy Khánh, nhạc sĩ Châu Kỳ quyết định lấy tên anh làm bút danh cho “Thương về miền Trung”. Thành thử ra, thính giả đều mặc định đây là sáng tác của Duy Khánh.
Sau năm 1975, khi bài hát được cấp phép lưu hành trở lại thì tiếp tục có một sự nhầm lẫn khác. Bấy giờ tác giả Thương về miền Trung không còn là Duy Khánh nữa mà bị nhầm sang Minh Kỳ (tác giả của Thương về xứ Huế). Các sản phẩm băng đĩa hay các chương trình ca nhạc trong nước (lẫn cả hải ngoại) đều ghi sai tên tác giả như vậy.
Ca sĩ Châu Huyền Khanh kể: “Khi ba tôi còn sống, có lần ông xem ti vi thấy để sai tên bài hát của mình thì vỗ đùi và bảo: “Ủa? Bài này của cha mà sao để Minh Kỳ!”. “Vì lúc đó cha tôi đã lớn tuổi rồi, thấy bài hát của mình được hát nhiều thì mừng chứ không nghĩ đến chuyện yêu cầu đính chính gì cả. Ông cũng không bận tâm nhiều”.
Châu Huyền Khanh cũng nói thêm rằng, tuy tên tác giả để sai trên nhiều sản phẩm, phương tiện thông tin đại chúng như vậy nhưng hơn 10 năm nay, gia đình cô đều nhận được tiền tác quyền Thương về miền Trungđàng hoàng từ trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC). Chỉ là tên tác giả thì chưa đính chính rộng rãi được.
Thương về miền Trung với tên tác giả Duy Khánh - học trò của cố NS Châu Kỳ |
Cũng chính vì sự nhầm lẫn này mà cách đây không lâu, khi được mời thể hiện ca khúc này trong đêm nhạc tưởng nhớ nhạc sĩ Châu Kỳ nhân kỷ niệm 8 năm ngày mất, danh ca Ngọc Sơn đã xin phép từ chối và đổi bài hát khác. Khi Châu Huyền Khanh gặng hỏi lý do, Ngọc Sơn mới thủ thỉ rằng từ trước đến giờ trên các phương tiện thông tin đều ghi chú bài hát trên là của nhạc sĩ Minh Kỳ, bây giờ mình hát trong chương trình của nhạc sĩ khác thì… không đúng cho lắm. Lúc đó, Châu Huyền Khanh mới giải thích sự nhầm lẫn tai hại như trên.
Trong chương trình Sol Vàng tháng 6 tôn vinh cố nhạc sĩ Châu Kỳ với chủ đềCon đường xưa, Ngọc Sơn sẽ thể hiện lại ca khúc nhiều “truân chuyên” này với phần dàn dựng rất đặc biệt cùng hai ca khúc Được tin em lấy chồng và Đừng nói xa nhau. Thông qua chương trình Sol Vàng lần này, gia đình nhạc sĩ Châu Kỳ cũng muốn được đính chính lại một cách rõ ràng là bài hát Thương về miền Trung chính là đứa con tinh thần của ông.
Ca sĩ Châu Huyền Khanh |
Đêm nhạc Con đường xưa còn có sự tham gia của danh ca Phương Dung vớiSao chưa thấy hồi âm, Châu Huyền Khanh với ca khúc lừng lẫy Giọt lệ đài trangbên cạnh các tiếng hát: Trang Mỹ Dung, Chung Tử Lưu, Đông Đào, Xuân Phú, Quang Toàn, Duy Trường, Khánh Loan… Chương trình được phát sóng lúc 20 giờ ngày thứ bảy 11/6 trên VTV9.
Theo L.Lan (petrotimes.vn)
Chiều ngày 04/8, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Khai mạc triển lãm mỹ thuật với chủ đề “Mùa hè của lớp vẽ thiếu nhi YN”.
Tối 2/8, tại Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế diễn ra triển lãm mỹ thuật quốc tế với chủ đề “Sống cùng di sản”. Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng của Hội thảo quốc tế Kết nối với Việt Nam lần thứ 14 được tổ chức tại Huế.
Sáng 01/8, tại trường THPT Chuyên Quốc học Huế đã diễn Khai mạc Hội thảo “Kết nối với Việt Nam - Engaging With Vietnam” lần thứ 14. Đến dự có ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; ông Phan Thiên Định – Bí thư Thành uỷ Huế; bà Nguyễn Thị Ái Vân - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Ngày 31/7, Lễ tưởng nhớ nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ tiếp tục diễn ra tại Liên hiệp các hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế đã đón nhiều quan khách, bạn bè, văn nghệ sĩ và công chúng đến thắp hương tưởng nhớ.
Chiều 30/7, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế cùng gia đình tổ chức lễ tưởng nhớ vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ tại số 1 Phan Bội Châu - Tp Huế.
Sáng 27/7, tại khu Di tích lịch sử Chín Hầm, Sở Văn hóa và Thể thao, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ dâng hoa, dâng hương và khai mạc triển lãm “Trọn nghĩa tri ân”.
Ngày 26/7, Ban tổ chức Festival Huế 2023 và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tổ chức Lễ ký kết hợp đồng tài trợ trị giá 1 tỷ đồng cho các hoạt động trong khuôn khổ Festival Huế 2023.
Sáng ngày 25/7, tại Tiểu khu 67, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 và tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ khánh thành và bàn giao công trình Nhà tưởng niệm Liệt sĩ hy sinh khi cứu hộ thủy điện Rào Trăng 3 tại tuyến đường 71, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền.
Ủy ban Nhân dân Thành phố Huế vừa phát động cuộc thi ảnh thời sự, nghệ thuật với chủ đề “Huế - Vùng đất thân thiện”.
Sáng 22/7, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với UBND xã Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) tổ chức khai mạc trại sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề "Phong Hải miền nhớ" năm 2023.
Sáng ngày 22/7, Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2023 đã diễn ra tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương trình do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) phối hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức.
Chiều ngày 21/7, Đoàn giám sát của Quốc hội khóa XV do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Chiều ngày 21/7, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ bế mạc trại sáng tác về chủ đề “Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng” năm 2023. Tham dự có đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ, đồng chí Hoàng Khánh Hùng - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ.
Sáng 16/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI; nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hôi; Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết 38/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tối ngày 10/7, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế, Bảo tàng Hồ Chí Minh Trung ương phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ khai mạc không gian triển lãm với chủ đề “Di sản Hồ Chí Minh - Hội tụ niềm tin, thắp sáng tương lai”.
Chiều 10/7, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế (Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị) Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức Khai mạc Triển lãm “Nét đẹp A Lưới qua nghệ thuật Ký họa”.
Sáng 07/7, tại Triệu Tổ Miếu - Đại nội Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế tổ chức lễ tri ân Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát nhằm tỏ lòng biết ơn bậc tiền nhân đã có công định chế áo dài Việt Nam.
Sáng 6/7, tại Nghinh Lương Đình, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức lễ phát động Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2023. Tham dự Lễ phát động có bà Nguyễn Thị Ái Vân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.