Thương về miền Trung bấy lâu nay được biết đến qua giọng hát của ca sĩ Duy Khánh cũng như nhạc sĩ Minh Kỳ - tác giả của ca khúc “Thương về xứ Huế”. Tuy nhiên, tác giả thực sự của bài hát này lại là Châu Kỳ, nhạc sĩ gắn liền với bản “Giọt lệ đài trang”.
Cố nhạc sĩ Châu Kỳ
Nhân dịp BTC chương trình Sol Vàng vinh danh cố nhạc sĩ Châu Kỳ với đêm nhạc riêng, con gái của ông - ca sĩ Châu Huyền Khanh đã tiết lộ câu chuyện xoay quanh ca khúc Thương về miền Trung vốn rất được khán giả yêu mến.
Theo Châu Huyền Khanh, nhạc sĩ Châu Kỳ viết “Thương về miền Trung” vào khoảng thập niên 1940. Sau này, khi ông phát hiện giọng hát của Duy Khánh và mang anh từ Quảng Trị vào Sài Gòn lập nghiệp, ông đã giao bài hát cho Duy Khánh thể hiện bài hát này.
Để lăng xê cho tên tuổi Duy Khánh, nhạc sĩ Châu Kỳ quyết định lấy tên anh làm bút danh cho “Thương về miền Trung”. Thành thử ra, thính giả đều mặc định đây là sáng tác của Duy Khánh.
Sau năm 1975, khi bài hát được cấp phép lưu hành trở lại thì tiếp tục có một sự nhầm lẫn khác. Bấy giờ tác giả Thương về miền Trung không còn là Duy Khánh nữa mà bị nhầm sang Minh Kỳ (tác giả của Thương về xứ Huế). Các sản phẩm băng đĩa hay các chương trình ca nhạc trong nước (lẫn cả hải ngoại) đều ghi sai tên tác giả như vậy.
Ca sĩ Châu Huyền Khanh kể: “Khi ba tôi còn sống, có lần ông xem ti vi thấy để sai tên bài hát của mình thì vỗ đùi và bảo: “Ủa? Bài này của cha mà sao để Minh Kỳ!”. “Vì lúc đó cha tôi đã lớn tuổi rồi, thấy bài hát của mình được hát nhiều thì mừng chứ không nghĩ đến chuyện yêu cầu đính chính gì cả. Ông cũng không bận tâm nhiều”.
Châu Huyền Khanh cũng nói thêm rằng, tuy tên tác giả để sai trên nhiều sản phẩm, phương tiện thông tin đại chúng như vậy nhưng hơn 10 năm nay, gia đình cô đều nhận được tiền tác quyền Thương về miền Trungđàng hoàng từ trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC). Chỉ là tên tác giả thì chưa đính chính rộng rãi được.
Thương về miền Trung với tên tác giả Duy Khánh - học trò của cố NS Châu Kỳ |
Cũng chính vì sự nhầm lẫn này mà cách đây không lâu, khi được mời thể hiện ca khúc này trong đêm nhạc tưởng nhớ nhạc sĩ Châu Kỳ nhân kỷ niệm 8 năm ngày mất, danh ca Ngọc Sơn đã xin phép từ chối và đổi bài hát khác. Khi Châu Huyền Khanh gặng hỏi lý do, Ngọc Sơn mới thủ thỉ rằng từ trước đến giờ trên các phương tiện thông tin đều ghi chú bài hát trên là của nhạc sĩ Minh Kỳ, bây giờ mình hát trong chương trình của nhạc sĩ khác thì… không đúng cho lắm. Lúc đó, Châu Huyền Khanh mới giải thích sự nhầm lẫn tai hại như trên.
Trong chương trình Sol Vàng tháng 6 tôn vinh cố nhạc sĩ Châu Kỳ với chủ đềCon đường xưa, Ngọc Sơn sẽ thể hiện lại ca khúc nhiều “truân chuyên” này với phần dàn dựng rất đặc biệt cùng hai ca khúc Được tin em lấy chồng và Đừng nói xa nhau. Thông qua chương trình Sol Vàng lần này, gia đình nhạc sĩ Châu Kỳ cũng muốn được đính chính lại một cách rõ ràng là bài hát Thương về miền Trung chính là đứa con tinh thần của ông.
Ca sĩ Châu Huyền Khanh |
Đêm nhạc Con đường xưa còn có sự tham gia của danh ca Phương Dung vớiSao chưa thấy hồi âm, Châu Huyền Khanh với ca khúc lừng lẫy Giọt lệ đài trangbên cạnh các tiếng hát: Trang Mỹ Dung, Chung Tử Lưu, Đông Đào, Xuân Phú, Quang Toàn, Duy Trường, Khánh Loan… Chương trình được phát sóng lúc 20 giờ ngày thứ bảy 11/6 trên VTV9.
Theo L.Lan (petrotimes.vn)
Chào mừng kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975- 26/3/2010) và 50 năm kết nghĩa Hà Nội- Huế- Sài Gòn (1960- 2010), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở VHTT&DL Hà Nội, Sở VHTT&DL TP Hồ Chí Minh khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “ Hà Nội- Huế- Sài Gòn là cây một cội, là con một nhà”, được diễn ra vào sáng ngày 24/3, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, số 7 Lê Lợi, Huế.
Sáng ngày 23/3, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi ra mắt giới thiệu Sông Hương số đặc biệt chào mừng 35 năm giải phóng Thừa Thiên Huế và kỷ niệm 50 năm “Hà Nội - Huế - Sài Gòn như cây một cội, như con một nhà”.
Nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2010) và 50 năm kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn, sáng ngày 21/3, tại nghĩa trang liệt sĩ TP Huế, Ban điều hành Đại lễ cầu siêu tỉnh Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Đại lễ cầu siêu, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Mời các bạn đón đọc SỐ ĐẶC BIỆT SÔNG HƯƠNG, một ấn phẩm mới của Tạp chí Sông Hương, khổ 20x30, dày 48 trang, phát hành từ ngày 23.3.2010 trong cả nước.
Chiều 14-3, đã diễn ra triển lãm mỹ thuật chủ đề “... Trên bố” tại gallery Chiêu Ê, số 89 đường Minh Mạng, TP Huế, đây cũng là xưởng vẽ của họa sỹ Hoàng Đăng Nhuận.
Sáng ngày 14/3, Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế và UBND huyện Hương Trà đã long trọng tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm danh nhân Đặng Huy Trứ tại nhà thờ họ Đặng, làng Thanh Lương, xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật và Hội Nhiếp ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền tổ chức Trại sáng tác nhiếp ảnh 2010 với chủ đề ảnh Thời sự nghệ thuật
Chào mừng kỷ niệm 1970 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, 100 năm ngày Quốc tế Phụ nữ, chiều ngày 5/3, tại 26 Lê Lợi, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Nghệ thuật Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm tranh “ Các Nữ tác giả Thừa Thiên Huế lần thứ XV- 2010”.
Tối ngày 28/2 (Rằm tháng Giêng), tại sân Điện Thái Hòa, Đại Nội Huế đã diễn ra đêm thơ Nguyên Tiêu với chủ đề “ Cố đô Huế hướng về Thăng Long- Hà Nội ngàn năm”.
Nằm trong chương trình hưởng ứng ngày thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế lần thứ VIII với chủ đề ” Cố đô Huế hướng về Thăng Long- Hà Nội ngàn năm”, tối ngày ngày 27/2 (14 tháng Giêng), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Trung tâm văn hóa Pháp - Nhà tri thức Huế tổ chức Đêm Thơ Trẻ, tại số 01 Lê Hồng Phong, Huế.
Chiều ngày 26/2, Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật, Hội Nhiếp Ảnh Thừa Thiên Huế đã khai mạc Triển Lãm Ảnh với chủ đề “ Xuân Yêu Thương” của nhà sư Thích Chơn Hữu, được diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.
Sáng ngày 25/2 (12 Tháng Giêng năm Canh Dần), Ban tổ chức ngày Thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương đã tổ chức đi “Viếng mộ thi nhân” tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế.
Sáng ngày 23/2 (mồng 10 tháng Giêng), tại làng Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Lễ hội vật truyền thống làng Sình.
Sáng ngày 22/2, tại Trung tâm Văn Hóa Huyền Trân, số 151 Thiên Thai, TP Huế, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế và Công ty Cổ phần Văn hóa du lịch Huyền Trân đã tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Huyền Trân- Huế 2010.
Những ngày mưa dầm đã qua, nắng ấm mùa xuân đã trải dài trên mọi nẻo đường của Cố đô Huế. Không khí Tết đã tràn ngập khắp phố phường, khắp mọi nhà, từ miền quê lên phố thị, những ngày này Huế vui nhộn hẳn lên, tấp nập người người đi sắm chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc.
Chào mừng 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Tết cổ truyền của dân tộc, Hội Nhà báo, Sở Văn hóa, Thế thao và Du lịch, sở Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên Huế cùng các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn tỉnh đã phối hợp tổ chức khai mạc Hội báo Xuân Canh Dần 2010, diễn ra vào sáng ngày 8/2, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh.
Chào xuân Canh Dần 2010, Câu lạc bộ Họa sĩ trẻ Huế đã phối với Café- Gallery Sông Như tổ chức triển lãm mang tên “ Năm Canh Cọp”, được diễn vào chiều ngày 6/2, tại số 14 kiệt 7 Nguyễn Công Trứ, Huế.
Chào mừng 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, mừng Xuân Canh Dần 2010, chiều ngày 5/2, Hội Liên hiệp VHNT- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm “Mỹ thuật Mùa Xuân” tại 26 Lê Lợi và phòng tranh “ Con Cọp năm Dần” tại Tạp chí Sông Hương, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.
Sáng ngày 4/2, tại thủ đô Hà Nội, Tạp chí Văn nghệ Quân đội - Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam và Tạp chí Sông Hương - Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phát động cuộc thi thơ Lục bát năm 2010. Thể lệ cuộc thi thơ Lục bát 2010.
Sáng ngày 01/02, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh, Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế đã long trọng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.