Thương về miền Trung bấy lâu nay được biết đến qua giọng hát của ca sĩ Duy Khánh cũng như nhạc sĩ Minh Kỳ - tác giả của ca khúc “Thương về xứ Huế”. Tuy nhiên, tác giả thực sự của bài hát này lại là Châu Kỳ, nhạc sĩ gắn liền với bản “Giọt lệ đài trang”.
Cố nhạc sĩ Châu Kỳ
Nhân dịp BTC chương trình Sol Vàng vinh danh cố nhạc sĩ Châu Kỳ với đêm nhạc riêng, con gái của ông - ca sĩ Châu Huyền Khanh đã tiết lộ câu chuyện xoay quanh ca khúc Thương về miền Trung vốn rất được khán giả yêu mến.
Theo Châu Huyền Khanh, nhạc sĩ Châu Kỳ viết “Thương về miền Trung” vào khoảng thập niên 1940. Sau này, khi ông phát hiện giọng hát của Duy Khánh và mang anh từ Quảng Trị vào Sài Gòn lập nghiệp, ông đã giao bài hát cho Duy Khánh thể hiện bài hát này.
Để lăng xê cho tên tuổi Duy Khánh, nhạc sĩ Châu Kỳ quyết định lấy tên anh làm bút danh cho “Thương về miền Trung”. Thành thử ra, thính giả đều mặc định đây là sáng tác của Duy Khánh.
Sau năm 1975, khi bài hát được cấp phép lưu hành trở lại thì tiếp tục có một sự nhầm lẫn khác. Bấy giờ tác giả Thương về miền Trung không còn là Duy Khánh nữa mà bị nhầm sang Minh Kỳ (tác giả của Thương về xứ Huế). Các sản phẩm băng đĩa hay các chương trình ca nhạc trong nước (lẫn cả hải ngoại) đều ghi sai tên tác giả như vậy.
Ca sĩ Châu Huyền Khanh kể: “Khi ba tôi còn sống, có lần ông xem ti vi thấy để sai tên bài hát của mình thì vỗ đùi và bảo: “Ủa? Bài này của cha mà sao để Minh Kỳ!”. “Vì lúc đó cha tôi đã lớn tuổi rồi, thấy bài hát của mình được hát nhiều thì mừng chứ không nghĩ đến chuyện yêu cầu đính chính gì cả. Ông cũng không bận tâm nhiều”.
Châu Huyền Khanh cũng nói thêm rằng, tuy tên tác giả để sai trên nhiều sản phẩm, phương tiện thông tin đại chúng như vậy nhưng hơn 10 năm nay, gia đình cô đều nhận được tiền tác quyền Thương về miền Trungđàng hoàng từ trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC). Chỉ là tên tác giả thì chưa đính chính rộng rãi được.
Thương về miền Trung với tên tác giả Duy Khánh - học trò của cố NS Châu Kỳ |
Cũng chính vì sự nhầm lẫn này mà cách đây không lâu, khi được mời thể hiện ca khúc này trong đêm nhạc tưởng nhớ nhạc sĩ Châu Kỳ nhân kỷ niệm 8 năm ngày mất, danh ca Ngọc Sơn đã xin phép từ chối và đổi bài hát khác. Khi Châu Huyền Khanh gặng hỏi lý do, Ngọc Sơn mới thủ thỉ rằng từ trước đến giờ trên các phương tiện thông tin đều ghi chú bài hát trên là của nhạc sĩ Minh Kỳ, bây giờ mình hát trong chương trình của nhạc sĩ khác thì… không đúng cho lắm. Lúc đó, Châu Huyền Khanh mới giải thích sự nhầm lẫn tai hại như trên.
Trong chương trình Sol Vàng tháng 6 tôn vinh cố nhạc sĩ Châu Kỳ với chủ đềCon đường xưa, Ngọc Sơn sẽ thể hiện lại ca khúc nhiều “truân chuyên” này với phần dàn dựng rất đặc biệt cùng hai ca khúc Được tin em lấy chồng và Đừng nói xa nhau. Thông qua chương trình Sol Vàng lần này, gia đình nhạc sĩ Châu Kỳ cũng muốn được đính chính lại một cách rõ ràng là bài hát Thương về miền Trung chính là đứa con tinh thần của ông.
Ca sĩ Châu Huyền Khanh |
Đêm nhạc Con đường xưa còn có sự tham gia của danh ca Phương Dung vớiSao chưa thấy hồi âm, Châu Huyền Khanh với ca khúc lừng lẫy Giọt lệ đài trangbên cạnh các tiếng hát: Trang Mỹ Dung, Chung Tử Lưu, Đông Đào, Xuân Phú, Quang Toàn, Duy Trường, Khánh Loan… Chương trình được phát sóng lúc 20 giờ ngày thứ bảy 11/6 trên VTV9.
Theo L.Lan (petrotimes.vn)
SHO - Sáng ngày 30/9, tại Hội trường UBND huyện Quảng Điền đã diễn ra Hội thảo khoa học “Quảng Điền – Lịch Sử và Văn hóa: Những giá trị đặc trưng” do UBND huyện Quảng Điền tổ chức.
Đêm thứ hai của Liên hoan phim Đức tại Huế, công chúng đến với bộ phim “Almanya - nước Đức chào đón bạn”. Đây là phim của hai chị em nhà Samdereli, trong đó có nữ đạo diễn trẻ Yasemin Samdereli từng tốt nghiệp Đại học điện ảnh và truyền hình ở Munich. Phim đã được trao giải “có giá trị đặc biệt” và đang được đề cử giải phim Đức 2011, giới phê bình điện ảnh xem đây là một “sự kiện điện ảnh Đức - Thổ Nhĩ Kỳ nổi bật”.
Khi phim “Goethe!” vừa kết thúc, gần 1000 khán giả đến xem buổi chiếu đầu tiên trong Liên hoan phim Đức tại Huế đã đứng dậy vỗ tay hoan hô không ngớt. Khán phòng của Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đã lâu rồi mới chứng kiến một “sự kiện” lạ như vậy đối với điện ảnh.
SHO - Để thông tin đến với công chúng yêu điện ảnh Thừa Thiên Huế, chiều ngày 26/9, Viện Goethe phối hợp với Tạp chí Sông Hương- thông qua "Chương trình Phát triển Không gian Văn hóa" của Tạp chí tổ chức buổi họp báo giới thiệu về Liên hoan phim Đức tại Việt Nam 2011 và nội dung các phim được chiếu tại Huế, diễn ra tại trụ sở tạp chí, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế.
SHO - Chiều 23/9, Hội Âm nhạc tổ chức Hội thảo “Ca khúc của Nhạc sĩ Huế với đời sống âm nhạc hiện nay” tại trụ sở Liên hiệp các hội VHNT Thừa Thiên Huế, 16 Lê Lợi Huế.
SHO - Nhằm hướng đến xây dựng Bảo tàng (Nhà lưu niệm) Văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế theo kế hoạch của Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh, sáng ngày 17/9, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo khoa học “Giá trị văn học Thừa Thiên Huế - Những định hướng bảo tồn”, diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều 5/9, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội Nhiếp ảnh đã tổ chức khai mạc triển lãm và trao tặng giải thưởng Ảnh nghệ thuật “Huế- những góc nhìn mới”, diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.
Tối 4/9, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Đêm chung kết xếp hạng liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc giải Sao Mai 2011 ở cả ba dòng nhạcThính phòng, Dân gian và nhạc nhẹ giải Sao Mai 2011 với phần dự thi của 9 gương mặt suất sắc nhất thuộc 3 phong cách này
SHO - Sáng ngày 27/8, tại Bảo tàng Quảng Trị, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực bắc miền Trung lần thứ XVIII - 2011 với chủ đề “Mảnh đất - Con người bắc miền Trung hôm nay”.
Sáng ngày 27/8, Nhà Thiếu nhi Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Phòng Văn hóa – Thể Thao, Phòng Giáo Dục và Đào tạo thành phố Huế tổ chức lễ Tổng kết Trại sáng tác văn thơ thiếu nhi Huế năm 2011 tại Nhà Thiếu nhi, số 8 Lê Lợi - Huế.
SHO - Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh và 20 năm ngày mất của nhà thơ Lưu Trọng Lư, tối ngày 24/8, tại Café sách Phương Nam, Huế đã diễn ra đêm thơ “Huế và Lưu Trọng Lư”.
Tối 20/8, tại Trung tâm Festival, Câu lạc bộ Huế Trịnh phối hợp với Tổ chức từ thiện xã hội Búp Sen Hồng tổ chức offline lần thứ 12 với chủ đề “Mùa thu cho em”.
Tối 14/8, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Đêm chung kết dòng nhạc Thính phòng - giải Sao Mai 2011 với phần dự thi của 9 gương mặt thuộc phong cách này.
Nhân mùa Vu Lan báo hiếu Phật lịch 2555 - năm 2011, tối ngày 12/8 (13/7 Âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế đã diễn ra buổi Lễ “Cài hoa hồng” và văn nghệ “Kính mừng Vu Lan”.
Chiều 10/8, tại Trung tâm Truyền hình Việt Nam - VTV Huế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Ban Văn nghệ Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức buổi họp báo về chung kết Liên hoan Tiếng hát truyền hình toàn quốc - giải Sao Mai 2011.
Sau gần ba năm đến với bạn đọc Cố đô, sáng ngày 6/8, báo Đất Việt đã khai trương Văn phòng đại diện tại thành phố Huế, trụ sở đóng tại số 08 đường Hoàng Hoa Thám (trước Bưu điện tỉnh Thừa Thiên Huế).
SHO - Sau thời gian 5 ngày thâm nhập thực tế đời sống lao động, chiến đấu của cán bộ chiến sĩ Bộ đội Biên phòng, chiều ngày 02/8, Liên Hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa thiên Huế đã tổ chức Bế mạc Trại sáng tác Văn học nghệ thuật với chủ đề “Biển, đảo quê hương”, diễn ra tại đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây, huyện Phú Lộc.
SHO -Sáng 26/7, tại thành phố Thanh Hóa đã diễn ra Hội thảo phát triển báo chí văn nghệ các tỉnh Bắc Miền Trung thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Sáng ngày 24/7, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Ủy ban Nhân dân, Phòng Văn hóa - Thông tin - huyện Hương Trà, Ủy ban Nhân dân xã Hương Vân tổ chức bế mạc “Trại sáng tác Văn học Hương Vân năm 2011”, diễn ra tại tại Nhà Văn hóa Cộng đồng thôn Lại Bằng.
Tối 17/7, tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên Thừa Thiên Huế đã diễn ra Chung kết Liên hoan khiêu vũ lần thứ I do Trung tâm tổ chức.