‘Tháng năm đã qua, đưa ta trở lại bên nhau…’

09:13 24/07/2019

Phan Nhân 1972 với 400 trang sách có thể xem là cuốn hồi ký của một thế hệ học sinh trường chuyên Phan Bội Châu (thành phố Vinh, Nghệ An), còn gọi là trường Phan, được xem là trường chuyên THPT đầu tiên được thành lập tại miền Bắc Việt Nam, từ năm 1974.

Cuốn sách gồm 40 bài viết, cũng là 40 câu chuyện, là những tự sự, tâm tình, sẻ chia chân thành, đong đầy cảm xúc của các cựu học sinh K15 gồm ba lớp: chuyên Văn, chuyên Toán và chuyên Lý, hầu hết đều sinh năm 1972.

Lẽ thường, những cuốn sách như Phan Nhân 1972*, ta có thể bắt gặp rất nhiều từ trước tới nay, sẽ ở dạng những tập san, kỷ yếu nội bộ, bởi nó là những câu chuyện trường lớp, thày cô, bạn bè khá riêng tư. Thế nhưng đây có lẽ là một trong những trường hợp rất hiếm hoi, những câu chuyện tưởng chừng như khá “nội bộ” ấy, được in thành một cuốn sách dày dặn, trang nhã, và được phát hành rộng rãi trên cả nước.

Chỉ mới mở sách và đọc lời giới thiệu của nhà thơ - nhà báo Hữu Việt, nhiều độc giả đã có thể cảm thấy niềm xúc động rưng rưng chực trào lên đôi mắt, khi biết được để có tập sách trên tay như hiện nay, nhiều người đã phải viết thâu đêm suốt sáng giữa bộn bề công việc cơ quan và gia đình, quên ăn quên ngủ để cuốn sách kịp ra đời đúng vào dịp tổ chức kỉ niệm 30 năm ngày ra trường.

Cuốn sách được chia làm bốn phần: Bạn và tôiKý ức vụnTình yêu đầu đờiNhững người thày đặc biệt. Ở bất kỳ phần nào, cũng dễ dàng bắt gặp những câu chuyện “kinh điển” của một thuở học trò nhất quỷ nhì ma: nào là phân chia chỗ ngồi, mượn bút chiếm bút, nhờ kẻ giấy kiểm tra, rủ nhau đi học hàng ngày, đặt biệt hiệu cho từng đứa, nấu cơm chung, những chuyện ở ký túc xá, ăn trộm mía vườn thày giáo, đặc điểm thói quen tính cách của từng người và cả những rung động xao xuyến thuở ban đầu… Tất cả cứ từ từ hiện lên như những thước phim quay chậm, đủ những buồn vui, có nhiều tiếng cười và cả không ít những nghẹn ngào.

Bối cảnh của đa số các câu chuyện đều thuộc khoảng thời gian những năm 1986-1989, khi đất nước vừa thoát khỏi cơ chế bao cấp, còn rất nhiều khó khăn gian khổ. Cuộc sống của những học sinh sống xa nhà hiện lên với đủ những vất vả nhọc nhằn, hàng ngày đầu đội nón lá, đạp xe đi học dưới cái nắng oi nồng khản khốc của miền Trung, nấu mỗi bữa cơm phải sưng vù mắt vì gió thổi tạt lửa, bếp củi nhóm lại mấy lần, cơm mãi không sôi. Gia đình phải gửi muối vừng, cá kho, thịt rim cho các bạn mang đi học là chuyện bình thường, vậy mà vẫn có những người phải ăn cơm rưới nước mắm suốt cả tuần lễ. Thế mà tất cả những khó khăn rồi cũng qua hết nhờ vào nỗ lực và ý chí của mỗi người, nhờ công ơn dạy dỗ dìu dắt tận tình của bao thày cô giáo nay mái đầu đã bạc phơ. Làm sao có thể quên được thày Tuấn dạy Văn, thày Lân dạy tiếng Nga, thày Kiêm dạy lịch sử, thày Thảo dạy vật lý, cô Bê dạy toán…

Cô học trò Phan Thanh Phong đã viết những vần thơ xúc động tặng người thày giáo dạy Văn của mình: Thời gian ơi/sao đi qua đời thày/toàn màu trắng?/Phải chăng/cho em mai này/với niềm tin/sáng nắng!

Tập thể Phan Nhân 1972 ngày nào giờ đây đều là những người thành đạt, sống và làm việc ở khắp mọi miền trên đất nước Việt Nam, có cả những người định cư ở nước ngoài. Nhưng những câu chuyện mà họ cất giữ ở trong lòng bao giờ cũng vẹn nguyên, giờ đây kể lại với chúng ta qua từng trang sách xúc động khôn nguôi. Và tôi tin họ sẽ gặp lại nhau thật đông đủ, nước mắt và những nụ cười như quyện hòa cùng nhau trong ngày trở lại trường xưa sau 30 năm. Và trong tôi bỗng vang lên câu hát của ca khúc thuở nào trong bộ phim 12A và 4H: Tháng năm đã qua, đưa ta trở lại bên nhau

* Phan Nhân 1972, Nhiều tác giả, Công ty Liên Việt, NXB Hội nhà văn 2019

Theo Đỗ Anh Vũ - ĐĐK

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Khi được hỏi lý do nào thôi thúc bà hoàn thành cuốn tiểu thuyết dã sử về Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, nhà văn Lê Phương Liên tâm sự rằng: “Tôi hăng hái ngồi bên bàn phím, viết đêm viết ngày như là nhập đồng, như là có một nguồn lực siêu nhiên nào thôi thúc”.

  • Tình yêu quê hương, tình yêu gia đình, những khám phá thú vị trong cuộc sống xa xứ là điểm chung trong hai tác phẩm “Bốn mùa hoang vu xứ kiwi” và “3,1kg hạnh phúc” của hai tác giả trẻ Trần Băng Khuê và Mai Thanh Nga cho bạn đọc thấy được phong vị của những vùng đất khác nhau cũng như cuộc sống của những người Việt trẻ xa xứ.

  • Sức viết của nhà thơ ngoài lục thập Đinh Ngọc Diệp (sinh năm 1956) có dấu hiệu mạnh lên khi trước thềm xuân mới, ông ra mắt tập “Hành trình 6” (NXB Hội Nhà văn).

  • Sau giải thưởng văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam, mới đây, đạo diễn Xuân Phượng tiếp tục nhận thêm giải thưởng văn xuôi của Hội Nhà văn TPHCM cho hồi ký Gánh gánh… gồng gồng… (NXB Văn hóa - Văn nghệ). Tác phẩm đã phần nào khắc họa chân dung của tầng lớp trí thức Việt Nam trong 2 giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

  • “Duyên” - tôi biết đến tác giả Nguyên Phong từ cuốn sách Đường mây qua xứ tuyết . Tôi cũng đọc qua về tiểu sử, con đường sự nghiệp của ông. Thật đáng để ngưỡng mộ!

  • Nhà thơ, nhà báo Vương Tâm vừa ra mắt tuyển “Thơ chọn Vương Tâm” (NXB Hội Nhà văn), với 180 bài thơ và một số bức tranh minh họa của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.

  • Nhắc tới nhà văn Nguyễn Văn Thọ, bạn văn thường nhớ tới tiểu thuyết “Quyên”; các tập truyện ngắn: “Gió lạnh”, “Vàng xưa”, “Hương mĩ nhân”, “Vườn mộng”; các tập bút ký và tản văn: “Đào ở xứ người”, “Đầu ngọn sóng”… Ông còn sáng tác thơ, vẽ và viết kịch bản phim…  Nhớ về thời hoa niên nhiều ước vọng, ánh mắt ông lấp lánh niềm vui.

  • “Sống mãi trên quê hương anh hùng” (NXB Quân đội nhân dân, 2021) là cuốn sách được viết theo thể loại truyện ký, về cuộc đời của một người anh hùng đã cống hiến tuổi thanh xuân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đó là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Kim Vang - hình ảnh đại diện cho một thế hệ thanh niên lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, sẵn sàng hy sinh không tiếc tuổi thanh xuân, xương máu của mình cho hòa bình, thống nhất của dân tộc...

  • Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là tác phẩm quen thuộc với nhiều thế hệ bạn đọc. Đến nay, mặc dù đã được phổ biến rộng rãi, nhưng không phải mọi cắt nghĩa về nó đã thật thấu đáo, thuyết phục.

  • Nỗ lực không ngừng nghỉ của các nhà nghiên cứu lý luận văn học Việt Nam trong nhiều thập niên qua là giới thiệu, nghiên cứu, tổng thuật các hệ thống lý thuyết để vận dụng vào nghiên cứu thực tiễn văn học.

  • Với 17 truyện ngắn gọn gàng, tập truyện ngắn “Gió thổi trước hiên nhà” vừa được NXB Văn học ấn hành, mở ra một thế giới ngổn ngang, đa tạp của cuộc sống đời thường từ miền quê đến phố thị với đủ mọi cung bậc cảm xúc, những cảnh đời buồn vui, đặc biệt là những thân phận đàn bà nhọc nhằn, cay đắng.

  • Nhãn sách Văn sử tinh hoa thuộc Công ty TNHH Sách và Truyền thông Việt Nam (Tri Thức Trẻ Books) vừa phát hành cuốn "Phong vị xuân xưa - Ngày xuân xem sách biết việc cổ kim". Tác phẩm được sưu tầm, tuyển chọn từ nhiều cuốn sách, báo, tạp chí trong giai đoạn từ 1920 đến khoảng 1945.

  • Mấy năm gần đây, nhiều danh tác Việt đã được phát hành lại, mang đến cho độc giả hiện đại cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn các ấn phẩm có tuổi đời trên dưới một thế kỷ. Không đơn thuần là “bình mới rượu cũ”, nỗ lực này còn mang tính gợi mở, góp phần định vị, thúc đẩy đa dạng chiều kích văn chương.

  • “Bốn nhà văn nhà số 4”, NXB Hội Nhà văn, của nhà phê bình Ngô Thảo dày dặn, chia làm bốn phần, tập hợp 35 bài viết của tác giả về bốn nhân vật văn chương nổi tiếng mà sự nghiệp gắn liền với ngôi nhà số 4 phố Lý Nam Đế - tạp chí Văn nghệ quân đội. Đó là Nguyễn Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu và Thu Bồn.

  • Truyện ngắn đối với những tác giả trẻ, mới viết văn, nhiều người tự khám phá mình, bao giờ cũng qua một thử thách. Dương Hương - một tác giả trẻ vừa cho ra mắt tập truyện ngắn  “Giá của đàn bà” với nhiều cảm xúc mới mẻ. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của nhà văn Trung Trung Đỉnh về tập truyện ngắn , của tác giả Dương Hương, do Liên Việt ấn hành.

  • Cầm trên tay cuốn “Thời xuân sắc” của nhà văn Huệ Ninh (NXB Thế giới, 2020) - hồi ký của một người phụ nữ bình thường, tôi thật sự xúc động và còn thấy tiếc, tự hỏi sao sách không dày hơn nữa.

  • “Nấp” trong nhà báo Trần Nhật Minh với vẻ ngoài “đồ sộ, quánh màu nước thời gian”, là trái tim thi sĩ nhiều rung động. Cho nên, có lẽ đã lần lữa mãi, thì cũng phải đến ngày tâm hồn chật căng, buộc phải tỏa lan hương chất mà tháng năm cuộc đời mình đã trầm tích.

  • “Hừng Đông” viết về “đêm trước” của cách mạng Việt Nam, giai đoạn trước khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) đến cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Trong bối cảnh ấy, nhà văn không chạy theo sự kiện, biến cố, mà hướng tới con người cụ thể với tư cách một nhân vật văn học - chiến sĩ Cộng sản Phan Đăng Lưu.

  • “Lắng đọng và suy nghĩ” (NXB KH&KT, 2020) cái tên sách khiêm tốn của Tạ Quang Ngọc trở nên cuốn hút tôi. Và sự chắt lọc trí tuệ, cũng như chân thành cảm xúc, chân thành tự bạch trong cuốn sách này đã không chỉ khiến tôi cảm phục tác giả, mở mang tri thức, mà còn nâng thêm cho mình bản lĩnh, bồi đắp tình yêu con người, tình yêu đối với quê hương đất nước và sự nghiệp cách mạng.