Kỷ niệm với Họa Sư Lê Bá Đảng(1921-2015)

10:10 11/03/2015

Những năm 1973-1976, đến Paris  tôi bắt đầu công việc sinh viên, vừa làm vừa học là ký tên và đánh số giùm tranh litho cho  Họa sĩ Lê Bá Đảng.

Mỗi bức tranh litho ông in ra 300, 500 bản, bận rộn công việc sáng tác, ông giao công việc ấy cho tôi, ký tên thay ông và đánh số từ 1 đến 500 trên mỗi bức tranh. Sáng tôi đến nhà in, cặm cụi làm việc và trưa ông đến đưa tôi đi ăn tiệm Việt, tiệm Tàu. Thuở sinh viên được công việc làm như thế thật quý báo, tôi có thể thu xếp thì giờ đi học theo ý tôi muốn, tôi trở thành người thân thiết với ông và nhiễm cái nghệ thuật của ông, mấy mươi năm sau tôi đi học thêm 10 năm điêu khắc, một nghề chơi tay trái, tôi tạc bệ đá theo phong cách Chămpa, Angkor : thần thoại và lịch sử Việt Nam, triển lãm tại nhà Văn Hóa Việt Nam, Foyer Monge, các Galerie Paris. Mỗi lần tôi triển lãm mời, ông đều đến và ký tên Lê Bá Đảng vào giữa trang giấy sổ lưu niệm không một lời bình phẩm. Nhưng được ông đến dự là một niềm vui không cùng.

Điều thú vị là mỗi trưa xong công việc, ngồi ăn với ông nghe ông kể chuyện đời ông, cuộc phiêu lưu đi vào thế giới hội họa thật tình cờ.

Ông sinh năm 1921 tại làng Bích La Đông, Triệu Phong, Quảng Trị, cùng làng với ông Lê Duẩn. Ông Duẩn họ Lê nhưng không thuộc họ Lê Bá, nhưng vợ ông ấy là cô họ, nên ông Lê Bá Đảng gọi ông Lê Duẩn bằng cậu. Tôi còn nhớ những năm ấy, món quà ông cậu gửi cho  ông cháu Lê Bá Đảng tại Paris , là những vali ngoại giao đầy mảnh máy bay Mỹ để ông cháu biến thành tác phẩm nghệ thuật.

Làng Bích La Đông nhìn ra Biển Đông, thuở nhỏ ông thường ngắm biển mà ước mơ một cuộc đời đi xa. Ông có một người cậu , tốt nghiệp tiểu học làm thông phán hỏa xa ở Vinh, mấy lần ông ra Vinh toan tính đi xa đều bị cậu dẫn về quê quán. Năm 19 tuổi, ông cùng hai thanh niên Bích La khác, thấy giấy huyện kêu đăng lính đi Tây, ông chẳng biết Tây là đâu, nhưng ước mơ giang hồ đã thúc dục họ ra đi, cha ông hay tin tìm cách rút tên, nhưng không được, nên ông cùng hai bạn xuống tàu bắt đầu cuộc phiêu lưu.

Tháng 2 năm 1940 tàu cập bến Marseille, ông được đưa đến Baumettes, một trại tù được biến thành trại lính Đông Dương. Nước Pháp bại trận. Tháng 6-1940 Thiếu Tướng Charles de Gaulle kêu gọi kháng chiến trên đài BBC từ Anh Quốc. Từ Roche sur Yon, Lê Bá Đảng bị Đức bắt làm tù binh giải đi khổ sai nhiều nơi ở Quimper, Chartres, Đức đến cuối năm 1941 mới về lại Marseille.

 

Hai tranh con mèo của Lê Bá Đảng

Năm 1942 tại trại Lannamezan, Lê Bá Đảng bị giam lỏng, ông trốn đến Toulouse không giấy tờ ở nhờ một người quen trong căn hầm. Một hôm đang lang bang giữa đường thì gặp một người Việt Nam tên Trần Ý, học Mỹ Thuật rủ ông đến xưởng vẽ. Đến nơi được phát một tờ giấy trắng và bút than. Ông có vẽ bao giờ đâu chỉ dám vẽ một góc. Ông thầy đi qua liếc mắt nhìn khen một tiếng bien, tốt lắm. Thế là ông được nhận vào trường, ông vừa đi học vừa đi làm quét dọn cho một xưởng cán thép. Ông học hết  môn này đến môn khác : vẽ, điêu khắc, kiến trúc, trang trí. Những ngày tại Toulouse, ông được bà phiếu mẫu Maman Jeanne, giúp đỡ và một bạn sinh viên Jacques Ruffié. 50 năm sau năm 1991 họa sĩ Lê Bá Đảng vẽ mẫu thanh kiếm cho Ruffié khi ông được vào Hàn Lâm Viện.

Năm 1946  Họa sĩ Lê Bá Đảng đỗ đầu trường Mỹ Thuật Toulouse, và bức tranh được giữ tại Bảo Tàng Viện St Augustin. Cũng năm đó Việt Kiều và lính thợ vùng Toulouse quyên góp được 1 triệu Franc, cử Lê Bá Đảng mang lên trao cho phái đoàn  Chính Phủ Việt Nam sang Pháp  Hội nghị Fontainbleau. Tại Paris lần đầu tiên ông gặp gỡ các họa sĩ Lê Phổ, Mai Thứ, Vũ Cao Đàm, ông nhận xét các họa sĩ này chỉ vẽ đàn bà Việt Nam và hoa.

Năm 1949, ông yêu một cô gái nhà quyền quý, nhưng bà mẹ vợ hỏi ông:  Anh lấy gì nuôi con gái tôi ?  Thất vọng mối tình tan vỡ, ông bỏ lên Paris. Tuy tốt nghiệp Mỹ thuật Toulousse nhưng lên Paris ông chỉ sống bằng nghề vẽ quảng cáo. Ông gặp chị Myshu, cha Việt gốc Thanh Hóa. Hai người yêu nhau và có một đứa con trai, nhưng bất hạnh thay lúc đó hai người còn nghèo, không tiền chữa chạy, người con mang bệnh tật chỉ ngồi xe lăn, không nói được, đến 30 tuổi mới mất.

Một hôm đi lang thang trong xóm Latinh thấy một con đường tên Rue du Chat qui pêche. Phố con mèo câu cá, ông chợt nảy ý định vẽ tranh mèo bán trong một tiệm bán cho du khách trên phố này. Ông vẽ 5 bức và thuyết phục ông chủ tiệm Evest gửi bán. Chiều ông trở về, ông Evest điện thoại bảo đã bán hết, và đòi thêm. Tháng ấy ông bán 160 bức. Từ năm 1950 họa sĩ Lê Bá Đảng bắt đầu triển lãm tranh tại hiệu sách Globe, phố Carmes, rồi các Galerie Paris, Cannes, La Napoule, Dusseldort, Philadelphia, London, Newyork. Rồi từ các nước Bắc Âu, Nhật Bản, Ấn Độ rồi về Hà Nội, Bích La Đông.

Để thoả mãn nhu cầu đòi hỏi của các Galerie các nước, ông vẽ nhiều tranh Lithographie, mỗi bức in thành 300, 500 bản đánh số. Giá tranh phải chăng, tranh litho vẽ ngựa, vẽ mèo, vẽ thuyền,  tranh Phật.. được chưng bán khắp các hiệu tranh danh tiếng thế giới, cho những nhà xuất bản tranh litho. Khó mà biết số lượng tranh Litho, ông bán ra trên các nước là bao nhiêu, nhưng chỉ những năm cộng tác với ông, tôi đã ký giùm ông hàng chục ngàn chữ ký.

Năm 1989 Viện Quốc Tế St Louis trao giải thưởng cho Lê Bá Đảng họa sĩ có tài năng và tư tưởng nhân đạo.

Năm 1992 Trung tâm Tiểu sử quốc tế Cambridge đưa ông vào danh mục những người nổi tiếng thế giới.

1992 Triển lãm đầu tiên tại Việt Nam tại làng Bích La Đông nơi ông sinh ra.

1994. Nhà nước Pháp tặng ông Huân Chương Văn Hóa Nghệ Thuật. Họa sư Lê Bá Đảng bậc thầy Hội họa của hai thế giới Đông Tây. Và ông đã tạo ra Không gian Lê Bá Đảng. Lebadangespaces trong nghệ thuật đương đại.

2006 Trung Tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng tại Huế. 15 A đường Lê Lợi được xây dựng và đi vào hoạt động để trưng bày tác phẩm Không gian Lê Bá Đảng.

Ngày 7-3-2015 Họa sĩ Lê Bá Đảng từ trần tại Paris  thọ 93 tuổi,  hỏa táng tại Nghĩa trang Père Lachaise ngày 12-3-2015  tro cốt sẽ được đưa về làng Bích La Đông, Triệu Phong, Quảng Trị.

Họa sư Lê Bá Đảng đã qua đời, một cuộc đời phiêu lưu sống động, một tài năng đa dạng đã yên nghỉ. Từ nay ông còn lại các tác phẩm để lại trong bảo tàng viện tại Pháp, tại Việt Nam và các nước. Ông còn lại trong các bộ tranh sưu tập tư nhân lớn trên thế giới. Ông còn những giấc mơ thực hiện những không gian văn hóa tại Huế, biến Huế thành một thành phố nghệ thuật. Gaudi(1852-1926), những công trình tuyệt mỹ, đã để lại những dự án cho thành phố Barcelone, Tây Ban Nha, dấu ấn ông ở những ngôi nhà, những công viên, màu sắc hình dạng vui mắt, hàng triệu du khách hàng năm đến viếng thăm, trăm  năm sau vẫn tiếp tục xây dựng, ngôi thánh đường Sacrada Familia, Gaudi vẽ kiểu dựng từ 1883 đến 2025 mới xong.  Lê Bá Đảng một Gaudi hiện đại của Việt Nam, ước mơ những dự án không gian của ông sẽ được thực hiện tại Huế.

Họa sư Lê Bá Đảng qua đời, là một người từng cộng tác với ông, tôi không khỏi bùi ngùi, nhớ những kỷ niệm thân thương, một người vui tánh, hiền lành, một bản lĩnh tài năng, gắn bó với phong trào Việt Kiều tại Pháp từ những ngày khốn khó, gian nan, bom đạn dầu sôi lửa bỏng. Ông không chỉ vẽ, hay điêu khắc cho nghệ thuật mà còn cho đấu tranh của đất nước qua hai cuộc chiến; từ giấy, vải, hay lụa mà còn bằng những mãnh vỡ máy bay, vỏ đạn  nói lên sức chiến đấu hùng tráng của dân tộc. Ông đã xây dựng những ước mơ cho Việt Nam trên con đường nghệ thuật và bắt nhịp cầu sáng tạo cho nghệ thuật Việt Nam ngang tầm thế giới.

Paris 8-3-2015
Nguồn: Phạm Trọng Chánh - VHNA

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Ngày 18 tháng 9 năm 2015, được sự nhất trí của lãnh đạo tỉnh, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm thành lập. Đây là một hoạt động có ý nghĩa lịch sử và cũng vô cùng giàu chất nhân văn, nhằm ôn lại những trang sử vẻ vang của một vùng đất giàu văn hóa - về một trung tâm văn hóa - văn học nghệ thuật tiêu biểu của nước nhà.

  • TRẦN BẢO ĐỊNH

    Thương nhớ chú Tư Sâm.
    Phải nói ngay rằng, hồi trai trẻ, tôi không thích giới văn chương, chỉ thích giới văn nghệ. Chẳng hiểu vì sao?

  • BÙI KIM CHI

    Thời thiếu nữ của tôi gắn liền với Thành nội. Nơi này tôi đã sinh ra và lớn lên. Tôi yêu Thành nội. Thành nội đã đi vào cuộc đời tôi với nhiều sắc màu.

  • THANH TÙNG

    Kinh đô Huế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, bầu trời u ám của xã hội phong kiến Việt Nam lúc mãn chiều xế bóng đã phát ra tín hiệu của một vì sao NGUYỄN TẤT THÀNH.

  • LÊ HUY MẬU

    Anh Điềm, bấy giờ còn là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa TW, nhưng đã sắp nghỉ. Anh ra thăm Côn Đảo. Trong đoàn tháp tùng anh ra Côn Đảo của Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu có tôi.

  • PHẠM HỮU THU

    1.
    Cuối năm 1989, tôi cùng Trần Phá Nhạc ghé 47 C Duy Tân, Quận 3 - TP. HCM thăm anh Trịnh Công Sơn.

  • LGT: Hiện không nhiều tài liệu miêu tả miêu tả về đời sống, sinh hoạt văn hóa, xã hội của Huế vào thập niên 30 - 40 của thế kỷ trước. Bản dịch dưới đây là trích đoạn từ cuốn nhật kí Adieu Saigon, Au revoir Hanoi (Chào Hà Nội, tạm biệt Sài Gòn - Nhật ký kì nghỉ năm 1943) của Claudie Beaucarnot.

  • DÃ LAN NGUYỄN ĐỨC DỤ
                           Hồi Ký

    Ba mươi tháng tư. Tôi đang dùng bữa tối cùng gia đình thì chợt nghe tivi thông báo ông Thanh Nghị chết.

  • PHƯỚC VĨNH

    Hình ảnh Hồ Chủ tịch là nguồn cảm hứng sáng tạo đối với nhiều nghệ sĩ tạo hình Việt Nam.

  • BỬU Ý

    Đinh Cường đã vĩnh biệt tất cả chúng ta! Một nghệ sĩ trong cái ý nghĩa toàn diện, cao đẹp nhất, một nghệ sĩ làm lan tỏa nghệ thuật ra chung quanh mình cho gia đình, cho bạn bè, cho cả đời sống, khiến anh trở thành tâm điểm cho những cuộc gặp mặt, những buổi hội hè.

  • PHAN NGỌC MINH

    1. Năm 2004, tôi triển lãm tranh tại Foyer du Vietnam - Paris, do ông Võ Văn Thận, là nhà thơ kiêm phụ trách quán bảo trợ. Tại đây tôi đã gặp gỡ được nhiều bạn bè Việt Pháp, trong không khí thân thiện ấm áp… 

  • PHAN NGỌC MINH

    1. Năm 2004, tôi triển lãm tranh tại Foyer du Vietnam - Paris, do ông Võ Văn Thận, là nhà thơ kiêm phụ trách quán bảo trợ. Tại đây tôi đã gặp gỡ được nhiều bạn bè Việt Pháp, trong không khí thân thiện ấm áp…

  • VÕ SƠN TRUNG

    Trong gần một thế kỷ qua, bạn đọc Việt Nam đã tiếp cận khá nhiều tác phẩm của đại thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore, trong đó có hàng chục tập thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch nói, tiểu luận, và thậm chí cả hồi ký của thi hào…

  • Lần đầu nói chuyện trực tiếp với họa sĩ Đinh Cường tại xe cà phê Tôn trước nhà thờ Tôn Nhân Phủ ở Thành Nội, tôi: “Thưa thầy!” Anh khoát tay: “Úi dà, bày đặt. Chỗ bạn bè anh em với nhau cả, thầy bà chi nghe đỗ mệt!”

  • TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG

    Thật vui mừng và xúc động khi cầm trên tay tập sách Rừng hát của cố nhạc sĩ Trương Minh Phương do gia đình tặng. Tuyển tập dày 1.328 trang, chia làm 4 phần, tập hợp những sáng tác, nghiên cứu văn học nghệ thuật trong cuộc đời của nhạc sĩ.

  • VÕ TRIỀU SƠN

    Ngay sau Lễ Quốc khánh 2/9/1945 ra mắt nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, công cuộc kiến thiết đất nước được bắt đầu, trong đó có văn hóa.

  • VÕ TRIỀU SƠN

    Ngay sau Lễ Quốc khánh 2/9/1945 ra mắt nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, công cuộc kiến thiết đất nước được bắt đầu, trong đó có văn hóa. Những ngày tháng đầu tiên của các hoạt động văn hóa nghệ thuật dưới chính thể Việt Nam mới diễn ra thật sôi nổi. Sau đây là lược thuật một số hoạt động trong mùa đông 1945, cách đây tròn 70 năm.

  • LỮ QUỲNH

    "Vì tôi là người Huế và đã một thời tuổi trẻ nặng nợ với sông Hương suốt những mùa hè nóng bức ngủ đò nên tôi nhìn sông Hương luôn luôn với đôi mắt của người bạn.

  • Sáng ngày 27-11-2015 tôi  đến nghĩa trang Père Lachaise để tiễn anh đến nơi yên nghỉ cuối cùng, sau khi hỏa táng, anh sẽ nằm trong ngôi mộ gia đình, đây cũng là nơi nhạc sĩ Chopin yên giấc ngàn thu nhưng trái tim thì trở về quê hương Ba Lan. Nguyễn Thiên Đạo cũng thế anh nằm ở Paris nhưng trái tim và tâm hồn anh từ lúc sống đến lúc chết luôn luôn hướng về Việt Nam.

  • HOÀI MỤC

    Vừa giải phóng xong ba tôi đưa cả gia đình từ thành phố về quê. Cuộc sống vất vả nhưng quá nhiều cái mới lạ nên đầu óc con nít của tôi khi mô cũng thấy háo hức.