Sau 6 tháng khai trương “Gác Trịnh” vào dịp kỷ niệm 12 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chiều ngày 26/9/2013, căn gác nhỏ của người nhạc sĩ tài hoa xứ Huế tràn ngập tiếng đàn, tiếng hát của các chị cựu nữ sinh Huế xưa với chương trình văn nghệ “ Nhìn những mùa thu đi”.
Cựu nữ sinh Huế hát nhạc Trịnh tại Gác Trịnh hôm 26/9/2013
Ánh nắng chiều xiên ngang qua căn phòng nhỏ, những gương mặt bạn bè quen biết, người cùng thời hâm mộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đều đến sớm. Và bao giờ ở hàng ghế đầu cũng là dịch giả Bửu Ý- người bạn thân của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Chưa đến giờ diễn, ông lặng lẽ ngắm nhìn những bức ảnh Trịnh Công Sơn và bạn bè treo trên tường. Trong không gian quen thuộc này, ông như gặp lại hình ảnh Trịnh Công Sơn và bạn bè mấy mươi năm về trước. Đó là một thời bạn bè cùng lứa trăn trở về lý tưởng, về thời cuộc, là những ngày trốn lính, là những lúc Trịnh Công Sơn ngồi chờ cô nữ sinh Đồng Khánh Bích Diễm đi học ngang qua nhà…
Nắng chiều lung linh rọi qua những tàn lá của hàng cây long não. Tiếng hát bay ra từ căn gác nhỏ. Cùng với tiếng hát của những chị lớn tuổi như Hoàng Lan, Như Ngân, Thanh Mai, Trần Thị Đặng, Túy Như, Trương Thị Hạ, Tăng Bảo Thiều, Tường Vy… còn có tiếng hát trong trẻo của những em thuộc thế hệ sau như Phan Nguyễn Phước Tiên …Từ tầng hai nhìn xuống, phố Nguyễn Trường Tộ vẫn tấp nập những dòng xe qua lại, dòng người ngược xuôi. Mấy mươi năm như chỉ là một chớp mắt, như mới ngày hôm qua, phố vẫn vậy, tình yêu vẫn vậy và Trịnh Công Sơn vẫn còn đó như một lần anh mệt mỏi trở về nhà tìm cảm giác bình yên “Về trong phố xưa tôi nằm. Có lần nghe tiếng ru bên vườn…”.
Những ca khúc Trịnh Công Sơn lại vang lên và nhiều người đã đến Gác Trịnh để cùng nghe
Tại căn gác nhỏ này, Trịnh Công Sơn đã viết những bản nhạc đầu tay của mình. Âm nhạc của anh đã vang lên ở đây. Và bây giờ, âm nhạc vẫn tiếp tục vang lên. Căn phòng nhỏ, không đủ chỗ cho người hâm mộ, một dãy ghế được kê thêm ở ngoài hành lang. Nhưng ở đâu, trong nhà hay ngoài hiên thì không gian này vẫn tràn ngập tình yêu dành cho Trịnh Công Sơn. Bởi mỗi viên gạch ở đây đều từng in dấu chân anh, là chỗ của anh cùng bạn bè ngồi “ ngắm phố chơi”.
Có phải là hoài niệm không nhưng hình như ai cũng đều muốn giữ gìn mãi những hình ảnh đẹp, văn hóa của Huế xưa một thời. Các chị nữ sinh Đồng Khánh đến với Gác Trịnh trong chương trình văn nghệ “ Nhìn những mùa thu đi” với trang phục áo dài tha thướt. Không chỉ những chị có tiết mục biểu diễn mà cả những chị được mời tham dự cũng đều mặc áo dài. Những tà áo dài của các chị nữ sinh Đồng Khánh xưa làm gợi nhớ một thời của những người con trai Huế tài hoa, con gái Huế nền nã, duyên dáng, lịch sự. Chị Tô Thị Thanh Mai- cựu nữ sinh Đồng Khánh xúc động nói “ Không phải chúng tôi chỉ hát nhạc Trịnh trong chiều nay đâu mà nhiều năm qua, trước ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chúng tôi đều có một chương trình hát nhạc Trịnh tại nhà thầy Bửu Ý. Nhạc Trịnh là một phần trong đời sống tâm hồn của chúng tôi thuở ấy và cho đến bây giờ”.
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc- Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương- cho biết “ Chúng tôi đã có kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động hơn tại Gác Trịnh, như là tổ chức triển lãm, ca nhạc hàng tháng. Sắp tới đây sẽ là triển lãm tranh của họa sĩ Đinh Cường và họa sĩ Phan Ngọc Minh. Anh em văn nghệ sĩ xứ Huế đang nỗ lực để Gác Trịnh là không gian ấm áp về Trịnh Công Sơn ở Huế, là một điểm đến của văn hóa Huế”.
Ca khúc “ Ở trọ” vang lên với sự hòa nhịp của nhiều người đã kết thúc chương trình văn nghệ đặc biệt tại Gác Trịnh. Những cô nữ sinh Đồng Khánh ngày xưa, bây giờ trên dưới 70 tuổi vẫn hát với một tình yêu đời tha thiết. Đó là tiếng hát của một thời hoa niên chăm học mà cũng rất tinh nghịch. Họ đã hát cho mình và cho cả người nghe về một tình yêu không phai dành cho người nhạc sĩ tài hoa mà bao người mến mộ. Nên có hề chi dù tóc trên đầu kia đã bạc màu, bởi các chị cũng như chúng ta đều thấm đẫm trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn, âm nhạc của một đời người chiêm nghiệm cõi nhân gian hữu hạn, rằng “ trăm năm ở đậu ngàn năm”!
Diệu Hà
Chiều ngày 21/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình tôn vinh các văn nghệ sĩ, trao Tặng thưởng tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2021. Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Khánh Hùng, cùng các văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế.
Chiều 16-12, Ủy ban Nhân dân Thành phố Huế đã tổ chức buổi họp báo công bố đề án phố đêm Hoàng thành Huế.
Ủy ban Nhân dân Thành phố Huế vừa ban hành Kế hoạch 8226 về Tổ chức Hội Xuân và Chợ Hoa Tết Nhâm Dần – năm 2022.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống của Hội Mỹ thuật Việt Nam. Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật, Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức Triển lãm Mỹ Thuật Online mừng ngày truyền thống.
Ngày 09/12, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành quyết định cho phép hoạt động Bảo tàng Gốm Sông Hương của Giáo sư, Tiến sĩ Thái Kim Lan.
Ủy ban Nhân dân huyện A Lưới cho biết, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa có quyết định xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích lịch sử địa điểm chiến thắng đồi A Bia tại thôn Lê Lộc, xã Hồng Bắc, huyện A Lưới.
Trong khuôn khổ chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Nhật Bản, tại hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam – Nhật Bản diễn ra sáng nay (25/11), đại diện UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương và Công ty TNHH AEON MALL Việt Nam đã trao Văn kiện Bản ghi nhớ về Quyết định đầu tư Trung tâm thương mại tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chiều ngày 23/11, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã trao giải B giải thưởng Sách quốc gia đễn gia đình nhà thơ Trần Vàng Sao.
Sáng 23/11, Trong khuôn khổ lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Hệ thống Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tổ chức triển lãm giới thiệu về Hệ thống di tích quốc gia đặc biệt lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế với chủ đề “Về nơi lưu dấu tuổi thơ Người”.
Sáng 23/11, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã tổ chức lễ công bố quyết định và đón nhận bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế.
Tối 20/11, tại Nhà hát Sông Hương (Thành phố Huế) đã diễn ra Lễ Bế mạc và trao giải Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII.
Sáng ngày 19/11, tại Trường Đại học Nghệ thuật Huế đã diễn ra buổi khai mạc Triển lãm Mỹ thuật Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Ngày 18/11, tại Nhà hát sông Hương thuộc Học viện Âm nhạc Huế đã diễn ra triển lãm ảnh “Thừa Thiên Huế - Điểm đến của các nhà làm phim” do Viện phim Việt Nam tổ chức và triển lãm “Di sản và bạn” do Sở Du lịch tổ chức.
Sáng 18/11, Ban tổ chức Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII đã tổ chức buổi Họp báo thông tin về Liên hoan phim và các sự kiện liên quan.
Sáng ngày 18/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Cục Điện ảnh phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Khai mạc Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII.
Chiều ngày 17/11, tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm “Di sản Cố đô Huế qua góc nhìn hội hoạ.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Quyết định Phê duyệt kết quả Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021.
Sáng 7/11, Trung tâm Nghiên cứu Huế đã tổ chức ra mắt tập sách sách "Nghiên cứu Huế - tập 9". Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ và Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định cùng nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử.