Sau 6 tháng khai trương “Gác Trịnh” vào dịp kỷ niệm 12 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chiều ngày 26/9/2013, căn gác nhỏ của người nhạc sĩ tài hoa xứ Huế tràn ngập tiếng đàn, tiếng hát của các chị cựu nữ sinh Huế xưa với chương trình văn nghệ “ Nhìn những mùa thu đi”.
Cựu nữ sinh Huế hát nhạc Trịnh tại Gác Trịnh hôm 26/9/2013
Ánh nắng chiều xiên ngang qua căn phòng nhỏ, những gương mặt bạn bè quen biết, người cùng thời hâm mộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đều đến sớm. Và bao giờ ở hàng ghế đầu cũng là dịch giả Bửu Ý- người bạn thân của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Chưa đến giờ diễn, ông lặng lẽ ngắm nhìn những bức ảnh Trịnh Công Sơn và bạn bè treo trên tường. Trong không gian quen thuộc này, ông như gặp lại hình ảnh Trịnh Công Sơn và bạn bè mấy mươi năm về trước. Đó là một thời bạn bè cùng lứa trăn trở về lý tưởng, về thời cuộc, là những ngày trốn lính, là những lúc Trịnh Công Sơn ngồi chờ cô nữ sinh Đồng Khánh Bích Diễm đi học ngang qua nhà…
Nắng chiều lung linh rọi qua những tàn lá của hàng cây long não. Tiếng hát bay ra từ căn gác nhỏ. Cùng với tiếng hát của những chị lớn tuổi như Hoàng Lan, Như Ngân, Thanh Mai, Trần Thị Đặng, Túy Như, Trương Thị Hạ, Tăng Bảo Thiều, Tường Vy… còn có tiếng hát trong trẻo của những em thuộc thế hệ sau như Phan Nguyễn Phước Tiên …Từ tầng hai nhìn xuống, phố Nguyễn Trường Tộ vẫn tấp nập những dòng xe qua lại, dòng người ngược xuôi. Mấy mươi năm như chỉ là một chớp mắt, như mới ngày hôm qua, phố vẫn vậy, tình yêu vẫn vậy và Trịnh Công Sơn vẫn còn đó như một lần anh mệt mỏi trở về nhà tìm cảm giác bình yên “Về trong phố xưa tôi nằm. Có lần nghe tiếng ru bên vườn…”.
Những ca khúc Trịnh Công Sơn lại vang lên và nhiều người đã đến Gác Trịnh để cùng nghe
Tại căn gác nhỏ này, Trịnh Công Sơn đã viết những bản nhạc đầu tay của mình. Âm nhạc của anh đã vang lên ở đây. Và bây giờ, âm nhạc vẫn tiếp tục vang lên. Căn phòng nhỏ, không đủ chỗ cho người hâm mộ, một dãy ghế được kê thêm ở ngoài hành lang. Nhưng ở đâu, trong nhà hay ngoài hiên thì không gian này vẫn tràn ngập tình yêu dành cho Trịnh Công Sơn. Bởi mỗi viên gạch ở đây đều từng in dấu chân anh, là chỗ của anh cùng bạn bè ngồi “ ngắm phố chơi”.
Có phải là hoài niệm không nhưng hình như ai cũng đều muốn giữ gìn mãi những hình ảnh đẹp, văn hóa của Huế xưa một thời. Các chị nữ sinh Đồng Khánh đến với Gác Trịnh trong chương trình văn nghệ “ Nhìn những mùa thu đi” với trang phục áo dài tha thướt. Không chỉ những chị có tiết mục biểu diễn mà cả những chị được mời tham dự cũng đều mặc áo dài. Những tà áo dài của các chị nữ sinh Đồng Khánh xưa làm gợi nhớ một thời của những người con trai Huế tài hoa, con gái Huế nền nã, duyên dáng, lịch sự. Chị Tô Thị Thanh Mai- cựu nữ sinh Đồng Khánh xúc động nói “ Không phải chúng tôi chỉ hát nhạc Trịnh trong chiều nay đâu mà nhiều năm qua, trước ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chúng tôi đều có một chương trình hát nhạc Trịnh tại nhà thầy Bửu Ý. Nhạc Trịnh là một phần trong đời sống tâm hồn của chúng tôi thuở ấy và cho đến bây giờ”.
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc- Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương- cho biết “ Chúng tôi đã có kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động hơn tại Gác Trịnh, như là tổ chức triển lãm, ca nhạc hàng tháng. Sắp tới đây sẽ là triển lãm tranh của họa sĩ Đinh Cường và họa sĩ Phan Ngọc Minh. Anh em văn nghệ sĩ xứ Huế đang nỗ lực để Gác Trịnh là không gian ấm áp về Trịnh Công Sơn ở Huế, là một điểm đến của văn hóa Huế”.
Ca khúc “ Ở trọ” vang lên với sự hòa nhịp của nhiều người đã kết thúc chương trình văn nghệ đặc biệt tại Gác Trịnh. Những cô nữ sinh Đồng Khánh ngày xưa, bây giờ trên dưới 70 tuổi vẫn hát với một tình yêu đời tha thiết. Đó là tiếng hát của một thời hoa niên chăm học mà cũng rất tinh nghịch. Họ đã hát cho mình và cho cả người nghe về một tình yêu không phai dành cho người nhạc sĩ tài hoa mà bao người mến mộ. Nên có hề chi dù tóc trên đầu kia đã bạc màu, bởi các chị cũng như chúng ta đều thấm đẫm trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn, âm nhạc của một đời người chiêm nghiệm cõi nhân gian hữu hạn, rằng “ trăm năm ở đậu ngàn năm”!
Diệu Hà
Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2022), sáng ngày 31/8, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế, Sở Văn hóa Thể thao đã tổ chức Lễ dâng hoa lên Chủ tịch Hồ Chí Minh và tổ chức khai mạc Triển lãm chuyên đề: “Từ Ngọ Môn đến Ba Đình lịch sử”.
Tối ngày 29/8, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh đã diễn ra chương trình khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng toàn tỉnh lần thứ XII – 2022.
Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Quyết định phê duyệt tiếp nhận khoản viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ chính thức phi dự án “Tu bổ mái Khải Tường Lâu – Cung An Định, Huế”.
Chào mừng Kỷ niệm 77 năm Ngày Quốc khánh Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 – 02/9/2022),Trung tâm Bảo tồn di tịch Cố đô Huế vừa có thông báo miễn 100% phí tham quan Quần thể Di tích Cố đô Huế cho công dân Việt Nam trong ngày 02/9.
Sáng 27/8, Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam - Hà Nội ra mắt tuyến thí điểm dịch vụ vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô chuyên dụng 2 tầng, thoáng nóc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
UBND tỉnh cho biết đã phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình Nhà tưởng niệm liệt sĩ hy sinh khi đang làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại Thủy điện Rào Trăng 3 vào tháng 10/2020.
Tối ngày 19/8, tại sân vận động Tự Do, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ Khai mạc Đại hội Thể dục Thể thao (TDTT) toàn tỉnh lần thứ IX năm 2022. Sự kiện diễn ra nhân dịp chào mừng kỷ niệm 77 năm ngày Cách mạng tháng 8 thành công và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (02/9/1945 – 02/9/2022).
Chiều ngày 19/08, tại Đại học Huế, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) phối hợp với Đại học Huế, Trung tâm CNTT tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ ký kết hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực và Chương trình Giao lưu học sinh và sinh viên tỉnh Thừa Thiên Huế với chủ đề: “Chuyển đổi số với tinh thần khởi nghiệp của thế hệ trẻ”.
Sáng ngày 19/8, tại thành phố Huế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức Hội thảo “Chỉ số xanh cấp tỉnh và việc tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thân thiện với môi trường” dành cho các tỉnh, thành phố trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
Chiều 18/8, Trung tâm Bảo tồn di tích (BTDT) Cố đô Huế cho biết, đơn vị vừa tổ chức cuộc họp bàn về phương án xây dựng lại lăng vợ vua Tự Đức sau hơn 5 năm bị đơn vị thi công dự án bãi đỗ xe tham quan lăng Tự Đức - Đồng Khánh (phường Thủy Xuân, TP Huế) san ủi.
Sáng 18/8, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Ủy ban Nhân dân xã Phong Bình (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) tổ chức buổi lễ ra mắt Đội hát múa Sắc Bùa làng Phò Trạch, xã Phong Bình.
Sáng ngày 18/08, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức Tuần lễ chuyển đổi số - Huế 2022 với chủ đề “Chuyển đổi số tạo đà đẩy nhanh phát triển Kinh tế - Xã hội”.
Ủy ban nhân dân thành phố Huế vừa phê duyệt dự án chỉnh trang đường Hai Bà Trưng, phường Vĩnh Ninh nhằm hướng đến hình thành tuyến đường đi bộ, đồng thời bổ sung các thiết chế dịch vụ, vui chơi giải trí về đêm phục vụ người dân và du khách.
Chiều 16/8, tại trường Đại học Nghệ thuật - Đại học Huế đã diễn ra Lễ khai mạc triển lãm các tác phẩm mỹ thuật của Đảng viên, viên chức, người lao động nhà trường sáng tác.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Công văn thống nhất chủ trương cho Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam - Hà Nội nghiên cứu, thực hiện mở tuyến thí điểm dịch vụ vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô chuyên dụng 2 tầng.
Chiều tối 15/8, tại Bảo tàng Gốm cổ Sông Hương (120 Nguyễn Phúc Nguyên, TP Huế) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm điêu khắc “Con giống”.
UBND tỉnh vừa có Quyết định số 1915/QĐ-UBND ngày 10/8/2022 công nhận Nghề nón lá Vân Thê, làng Vân Thê, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy là Nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 09/8, tại Hội trường Trung tâm công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã có buổi gặp mặt với Hội CNTT & ĐTVT về triển khai Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về "Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.