35 năm, tờ tạp chí như dòng sông có lúc qua thác ghềnh gầm thét, có lúc thản nhiên một dòng trôi giữa thảo nguyên xanh thẳm; dù phiêu lãng nhiều cung bậc qua thời gian, sông vẫn tiếp nối dòng phù sa cho những cánh đồng mùa màng… Thuở ban đầu, Sông Hương đã “phấn đấu là tiếng nói văn nghệ, văn hóa chính thức của một vùng đất, với những dấu hiệu riêng của nó, trong khi không ngừng vươn lên gắn bó với bước đi chung của đời sống văn nghệ đất nước”.
Bìa SỐ 352 & SỐ ĐẶC BIỆT 29 - THÁNG 6/2018
35 năm, là bấy nhiêu tấm lòng những bạn văn trong và ngoài nước cùng sẻ chia. Những tên tuổi lớn của nền văn học nghệ thuật nước nhà từ thế hệ tiền chiến đến thế hệ 1954, trước và sau 1975, và những cây bút đương đại sinh 1980 - 2000, đều đã yêu thương vun đắp cho dòng Hương ngày một xanh. Và đáng trân quý làm sao, khi những tác giả viết bằng ngôn ngữ nước khác trên thế giới, từ Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Đức… cũng đã vui vẻ đến dự phần với Sông Hương trong nhiều năm qua.
35 năm, Sông Hương tiếp tục là bệ phóng của nhiều bạn trẻ; từ thế hệ trẻ đầu tiên lớn lên trong khói lửa chiến tranh đến thế hệ trưởng thành trong tiếng còi tàu thời bao cấp, rồi thế hệ của những ngày đổi mới, thế hệ của những trang văn đương đại với bao nỗi niềm thế sự… Từ Sông Hương, những tên tuổi mới trên văn đàn Việt Nam xuất hiện và bước những bước tự tin, vững chãi về chân trời nghệ thuật mênh mông. Số báo này, vì thế, như là một thoáng dừng chân nhìn lại những ngày qua trên hành trình phụng sự; cũng là dịp để tỏ bày lòng biết ơn đến những tấm lòng đã yêu mến, nâng niu, gạn đục khơi trong cho một dòng Hương xanh mãi.
Dưới đây là MỤC LỤC
- Thư Tòa soạn
- Thơ: NGUYỄN KHOA ĐIỀM - HỒNG NHU - NGUYỄN QUANG HÀ
- Gặp gỡ bên Sông Hương & chợt nhớ… - NGUYỄN KHẮC PHÊ
- Tiên phong - Con đường đã chọn - LÊ MINH PHONG phỏng vấn các cộng tác viên Sông Hương: Trần Thùy Mai - Nguyễn Đức Tùng - Văn Giá - Phan Tuấn Anh - Trần Tuấn - Khế Iêm.
- Hòa hợp trong văn chương, văn hóa - TÔ NHUẬN VỸ
- Nhớ dòng Hương Giang và mong một ngày về Huế đọc thơ - NHƯ QUỲNH DE PRELLE
- Người Sông Hương cầm bóng qua sông - LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
- Minh họa trên Sông Hương 35 năm: Hành trình của sự hòa điệu với chữ nghĩa - PHẠM TẤN XUÂN CAO
VĂN
- Lỡ mất cái Không - NGUYỄN KHẮC THẠCH
- Anh Duệ Vương Phi - TRẦN THÙY MAI
- Mảnh vỡ thủy tinh - LÊ MINH PHONG
- Âm hưởng chiến tranh - HOÀNG VIỆT HÙNG
- Xoáy nước trong ly cà phê - VŨ THANH LỊCH
- Chuyện vắn chuyện dài - NGUYỄN ĐẶNG MỪNG
- Nến - NGUYỄN ĐẶNG THÙY TRANG
THƠ
NGUYỄN TRỌNG TẠO - TRƯƠNG ĐĂNG DUNG - TỪ HOÀI TẤN - HOÀNG VŨ THUẬT - HỒ THẾ HÀ - ĐÔNG HÀ - MAI VĂN PHẤN - PHÙNG TẤN ĐÔNG - PHẠM NGUYÊN TƯỜNG - LÊ VĨNH THÁI - THÁI KIM LAN - TRẦN VẠN GIÃ - NGUYỄN MAN KIM - VŨ THIÊN KIỀU - HÀ DUY PHƯƠNG - LÂM HẠ - TRẦN NGỌC TRÁC - LÊ HƯNG TIẾN - PHAN TRUNG THÀNH - ĐỨC SƠN - NGUYỄN NGỌC PHÚ - HƯỜNG THANH - PHẠM QUYÊN CHI - TRẦN THỊ TƯỜNG VY - LÊ VĨNH TÀI - NGUYỄN ĐỨC TÙNG - BẠCH DIỆP - ĐINH THỊ NHƯ THÚY - NGUYỄN VĂN VŨ - NGUYỄN THANH MỪNG - LÊ TẤN QUỲNH - LƯƠNG NGỌC AN - NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ - HẠNH NGỘ - NGUYỄN HỮU TRUNG - PHAN LỆ DUNG - NGUYỄN TẤT HANH - NGÀN THƯƠNG - TRƯƠNG ĐÌNH PHƯỢNG - ANH THƯ…
NHẠC
- Hát cùng tiếng ve - LÊ PHÙNG
- Câu hò nối những dòng sông - MẠNH THỐNG
- Thương em giọng Huế - Nhạc: ĐOÀN LAN HƯƠNG; Thơ: BÙI NGỌC LAN
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI
- Những gian phòng ở phía sau - NENDEN LILIS A - Võ Hoàng Minh dịch
Dọc đường văn học
- Đỡ đạn từ chiến hào kinh điển - NGUYỄN THANH VIỆT - Trần Ngọc Cư dịch
NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN
- ĐỌC MỘT ĐỌC THƠ ĐƯỜNG - Đỗ Lai Thúy
- HIỆN SINH, TÌNH YÊU, CÁI CHẾT TRONG CA TỪ Ở MIỀN NAM 1954 - 1975 - Huỳnh Như Phương
- MỰC IN DẦN DẦN BIẾN MẤT: THƠ VÀO CUỐI THỜI VĂN HÓA IN ẤN (Phần 1) - Dana Gioia
- VIỆC SỬ DỤNG TÍN HIỆU PHI NGÔN NGỮ THAY THẾ TÍN HIỆU NGÔN NGỮ QUA GIAO TIẾP, TRONG TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT - Triều Nguyên
- NHỮNG BƯỚC ĐI MỚI HAY CÂU HỎI VỀ NHỊP ĐIỆU THƠ TÂN HÌNH THỨC VIỆT - Khế Iêm
HUẾ - DÒNG CHẢY VĂN HÓA
- ĐÔI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT MÚA HUẾ XƯA VÀ NAY - Cao Chí Hải
- HỌ HỒ LÀNG NGUYỆT BIỀU - HƯƠNG CẦN VÀ DẤU ẤN CỦA ĐỨC XUYÊN TỬ HỒ QUANG ĐẠI VỚI LỊCH SỬ XÃ HỘI XỨ THẦN KINH - Võ Vinh Quang - Hồ Xuân Thiên - Hồ Xuân Diên
- HUẾ THA HƯƠNG - Đặng Tiến
Chuyện ít ai biết
- VỀ BẢN QUỐC CA TRIỀU NGUYỄN - Vĩnh Phúc
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
- CÓ MỘT ĐẤT NƯỚC CỦA TRẦN VÀNG SAO - Phạm Phú Phong
- ĐI TÌM TÁC GIẢ SÁCH DÃ SỬ BỔ DI - Nguyễn Dư
- MỖI SỐ PHẬN CHỨA MỘT PHẦN LỊCH SỬ - Đặng Nhật Minh
- Thư đi tin lại - Trang 122
- Bìa 1: Trích đoạn trong tác phẩm KÝ ỨC HUẾ (Acrylic - Sơn dầu trên vải) của họa sĩ Phan Ngọc Minh
- Phụ bản Bìa 2: NHỮNG KHUÔN HÌNH KỶ NIỆM CHẶNG ĐƯỜNG ĐÁNG NHỚ - Khả Hân
- Minh họa: ĐẶNG MẬU TỰU - NGÔ LAN HƯƠNG - PHẠM ĐẠI - PHAN THANH BÌNH - NGUYỄN THIỆN ĐỨC - NHÍM
BAN BIÊN TẬP
Vườn Huế, nơi dung sinh cỏ cây và tâm hồn Huế dịu ngọt và thi vị. Từ góc vườn ấy, hàng trăm năm qua, ngọn lửa ẩm thực Huế đã phát sinh và được gìn giữ tạo nên một phong thái văn hóa đặc trưng riêng. Giờ đây, Vườn Huế mở cửa cho ẩm thực mọi miền cùng tựu về trong Festival Nghề truyền thống 2011 diễn ra từ 30.4 đến 3.5 dọc ven hai bờ sông Hương, Quảng trường Ngọ Môn vơi chủ đề “Bếp Việt trong vườn Huế”.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Ngô Hòa đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND thành phố Huế mới đây về công tác tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2011.
Tiếp theo tuyển tập bút ký "Hồn Mai" của cố nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng ra mắt bạn đọc vào năm 2007. Bây giờ là tuyển tập "Cõi tạm phù hoa" gồm các thể loại: thơ, truyện ngắn và đặc biệt là bút ký về chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tập bút ký chân dung này là tâm huyết và tình cảm của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đối với người nhạc sĩ tài hoa.
Hướng tới Festival Nghề Truyền thống Huế 2011, Ban Tổ chức Festival nghề truyền thống Huế, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật TT.Huế, Hội Mỹ thuật TT.Huế, Trung tâm Văn hóa Phương Nam – Làng nghề Huế đã phối hợp tổ chức triển lãm mỹ thuật chủ đề “Của nhà”, diễn ra từ 25/4 đến 04/5 tại tầng 2 Trung tâm văn hóa Phương Nam – Làng nghề Huế, 15 Lê Lợi, Tp Huế.
Sáng ngày 20/4, tại thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Tạp chí Văn nghệ Quân đội phối hợp với Tạp chí Sông Hương đã tổ chức khai mạc Trại sáng tác văn học Miền Trung - Tây Nguyên.
Sau gần một tháng tổ chức cuộc vận động sáng tác (diễn ra từ ngày 17/3 và kết thúc vào đầu tháng 4/2011), chiều ngày 15/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ công bố các tác phẩm VHNT hưởng ứng cuộc vận động sáng tác với chủ đề “Nguyện cầu cho nạn nhân động đất tại Nhật Bản”.
Sáng ngày 11/4, Hội Điện ảnh Việt Nam phối hợp với Chi hội Điện ảnh Huế tổ chức lớp bồi dưỡng làm phim tài liệu cho anh chị em làm công tác truyền hình ở khu vực Bắc miền Trung.
Tối ngày 30/3, tại Cung An Định, Huế - quê hương của cố nhạc sỹ tài hoa Trịnh Công Sơn đã diễn ra đêm nhạc 10 năm nhớ Trịnh Công Sơn với chủ đề “Huế - Sài Gòn - Hà Nội”.
Tối ngày 29/3, tại Nhạc Quán, số 4 đường Kim Long, Huế, đã diễn ra đêm Chung kết và trao giải “Cuộc thi giọng hát hay nhạc Trịnh Công Sơn”, chương trình do Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế, Công ty Cổ phần Du lịch Huế phối hợp tổ chức.
Chiều ngày 29/3, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương phối hợp tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm “Nước chảy qua cẩu”, “Ngày tháng thênh thang” và “Tâm tình với Trịnh Công Sơn” của nhà văn Bửu Ý, diễn ra tại Trung tâm văn hóa Phương Nam, số 15 Lê Lợi, TP Huế.
Tối ngày 26/3, tại Nghinh Lương Đình (TP Huế), UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, Sở Tài nguyên & Môi trường phối hợp với Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) tổ chức các hoạt động hưởng ứng Giờ trái đất 2011 với chủ đề “Hát cho hành tinh mãi xanh”.
Chiều ngày 23/3/2011, tại Văn phòng UBND tỉnh, Hội đồng xét phong tặng Nghệ sỹ nhân dân, nghệ sỹ ưu tú tỉnh Thừa Thiên Huế (thành lập theo Quyết định số 545/QĐ-UBND ngày 8/3/2011 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh) đã tổ chức cuộc họp để xét duyệt các hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu NSƯT, NSND do đồng chí Ngô Hòa - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng chủ trì.
Nhằm chia sẻ tình cảm trước đau thương mất mát của người dân và đất nước Nhật Bản do trận động đất - sóng thần gây ra vào đầu tháng 3/2011; vừa qua, vào ngày 17/3, Ban Thường vụ Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế tổ chức cuộc vận động sáng tác Văn học Nghê thuật hướng về thiên tai với chủ đề “ Nguyện cầu cho nạn nhân động đất tại Nhật Bản”.
Sáng ngày 22/3, Thư viên Tổng hợp Thừa Thiên Huế, Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức triển lãm tài liệu Hán - Nôm và tọa đàm khoa học “Bảo tồn - số hóa di sản Hán Nôm”, diễn ra tại số 29A Lê Quý Đôn, TP Huế.
Tối ngày 20/3 (ngày 16/2 năm Tân Mão), UBND tỉnh Thừa thiên Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ tế Xã Tắc năm 2010 tại đàn Xã Tắc, phường Thuận Hòa, thành phố Huế.
Chiều ngày 17/3, tại kỳ họp lần thứ 16, Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa V đã chính thức thông qua đã thông qua Đề án đặt tên đường phố của thành phố Huế đợt VI, trong đợt này tên của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã được đặt cho con đường mới bên sông Hương, thuộc phường Phú Cát, thành phố Huế.
Sáng ngày 15/3, tại trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 58 năm ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/ 1953 -15/3/2011) và phát động cuộc thi ảnh nghệ thuật “Huế - những góc nhìn mới”.
Sáng ngày 10/3, Nhà văn, GS. TS. Masatsugu Ono đã có buổi thuyết trình về Văn học đương đại Nhật Bản tại Trung tâm Văn hóa Phương Nam, số 15 Lê Lợi, Huế; chương trình do Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Nhà văn tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam phối hợp tổ chức.
Chiều ngày 8/3, tại số 4 Hoàng Hoa Thám Huế, Liên hiệp các Hội VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Thiên Huế, Phòng Văn hóa Thông tin thành phố Huế phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm “Tặng phẩm tháng Ba” nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ.
Chiều ngày 7/3, tại 26 Lê Lợi, Huế, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh phối hợp với Hội LH Phụ nữ, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Mỹ thuật Huế tổ chức khai mạc triển lãm “Tranh các nữ tác giả” nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.