“Chút tạ tình tri âm” của nghệ sĩ Mỹ Châu

09:13 08/10/2019

“Châu - Chút tạ tình tri âm” của tác giả Thanh Thủy là cuốn bút ký viết về cuộc đời và sự nghiệp của người nghệ sĩ tài danh - NSƯT Mỹ Châu.

Cuốn sách “Châu - Chút tạ tình tri âm” của tác giả Thanh Thủy

Cuốn sách gồm 300 trang, chia làm 6 chương, mở đầu bằng sự cô đơn đến nao lòng của nghệ sĩ Mỹ Châu ở thành phố Atlanta (Mỹ) khi mẹ, chị, chồng lần lượt ra đi, bỏ cô ở lại. Trong khung cảnh ấy, những hồi ức về cuộc đời một cô đào hát vang bóng một thời được tái hiện. Vốn sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng sau khi cha đột ngột qua đời, gia cảnh cô rơi vào khốn khó. Một mình mẹ phải mua gánh bán bưng nuôi 4 đứa con. Mới học cấp 1, cô con gái út Mỹ Châu đã bộc lộ năng khiếu ca, hát. Nhờ cuộc thi hát dành cho thiếu niên các tỉnh miền Tây đã tạo bước ngoặt cho Mỹ Châu đến với nghiệp cầm ca. Tuy nhiên, không vì thế mà cô “một bước lên mây”. Để có được danh vọng, cô phải nghỉ học từ sớm, theo mẹ lang bạt khắp các tỉnh miền quê sông nước để biểu diễn. Cô trải qua biết bao thăng trầm ở nhiều gánh hát cải lương khác nhau. Bằng sự nỗ lực không ngừng, năm 14 tuổi cô bắt đầu trở thành một đào chánh ở đất Sài Gòn phồn hoa đô hội, được khán giả hết lòng yêu quý, mến mộ. Lúc bấy giờ cải lương đang thời hoàng kim nên chẳng mấy chốc, nghệ sĩ Mỹ Châu trở thành “triệu phú” sắm xe hơi, xây nhà lầu, đời sống đủ đầy, có mẹ và chị là hậu phương vững chắc, luôn “kề vai sát cánh” cùng cô bước lên đỉnh vinh quang.

Cô tỏa sáng với hàng loạt vở diễn: Tâm sự Ngọc Hân, Người tình trên chiến trận, Mùa thu trên Bạch Mã Sơn, Tâm sự loài chim biển, Khi rừng mới sang thu, Thái hậu Dương Vân Nga, Tiếng trống Mê Linh…Bạn diễn cùng thời với cô phải kể đến: NSND Minh Vương, NS Minh Phụng, NS Châu Thanh, NSND Trọng Hữu, NSƯT Vũ Linh…

Rồi khi công nghệ bắt đầu phát triển, băng, đĩa ra đời sân khấu cải lương xuống dốc trầm trọng cũng là lúc Mỹ Châu bước sang tuổi xế chiều. Năm 1995, nghệ sĩ Mỹ Châu chính thức rời sân khấu lui về ở ẩn. Năm 2002 nghệ sĩ Mỹ Châu theo chồng sang Mỹ định cư.

“Châu - chút tạ tình tri âm” vượt lên ý nghĩa một cuốn bút ký chân dung, nó còn là câu chuyện trường thiên về một thời cải lương. Là nguồn sáng tinh thần của hàng triệu dân Việt Nam từ nơi phố thị đến chốn chân quê, khe khẽ chạm đến ý nghĩa một biên niên sử về một chặng đường của sân khấu cải lương Việt Nam.

Sách do NXB Văn hóa - Văn nghệ ấn hành.

Theo Kiều Khánh - GD Online

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Sáng thứ bảy 11-7, tại  Nhã Nam Books N’ Coffee Sài Gòn (24A, đường D5, P.25, Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh), Nhã Nam tổ chức cuộc tọa đàm về cảm thức thẩm mỹ trong văn học Nhật Bản.

  • Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Đào Trọng Khánh thường được biết đến trong vai trò đạo diễn, nhà sản xuất hàng đầu của nền điện ảnh tài liệu Việt Nam. Ở tuổi 80, ông gây bất ngờ cho đồng nghiệp, công chúng khi vừa ra mắt cuốn sách Đất và người do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành. Tác phẩm tập hợp bài viết, hình ảnh và tư liệu lịch sử được ông tích lũy suốt hành trình làm phim cách đây đã 50 năm.

  • Người ta bàn nhiều về trường ca với phẩm tính trường hơi, trường sức, cảm hứng hùng tráng gắn với các sự kiện trọng đại của cộng đồng, quốc gia dân tộc. Nếu từ góc độ ấy, đặt vào lịch sử Việt Nam, có cảm giác rằng, đây là nguồn mạch sẽ sản sinh những trường ca bất hủ.

  • Nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình không phải là một cái tên xa lạ của văn chương. Dù khiêm tốn nói rằng mình không phải là nhà văn, nhưng với 16 cuốn sách đã xuất bản, trong đó có 12 tác phẩm dành cho thiếu nhi, chị xứng đáng có một vị trí trong giới, đặc biệt là trong “địa hạt” văn học thiếu nhi.

  • Tuyển thơ “Biển bắt đầu từ sóng” (NXB Đà Nẵng, 2020) tập hợp sáng tác của 108 tác giả do nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh, Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn TP Đà Nẵng chủ biên ra mắt trong tháng 5 như một món quà thơ ca đa thanh, lấp lánh.

  • Trong sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại, nhà văn Tô Hoài giữ một vị trí đặc biệt.

  • Nhân dịp ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6 và hè 2020, NXB Văn học giới thiệu bộ ba tiểu thuyết thiếu nhi Từ giã tuổi thơ, Những ngày lưu lạc và Đảo đá kỳ lạ của nhà văn kháng chiến Nguyễn Minh Châu.

  • “Đoản khúc chiều phù dung” (NXB Trẻ) là tập sách thứ năm của nhà văn Vũ Văn Song Toàn. Một chút gì đó hơi ma mị, có hơi hướng liêu trai, có sự trải đời và suy ngẫm, như một người kể chuyện nhẩn nha, từng chút từng chút một, Vũ Văn Song Toàn dẫn người đọc đi hết “Đoản khúc chiều phù dung” với một nỗi buồn man mác.

  • Nhân dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2020), NXB Văn hóa - Văn nghệ vừa giới thiệu đến độc giả nhiều tác phẩm đáng chú ý. Các tác phẩm cùng nhắc nhớ bạn đọc hôm nay về một lãnh tụ thiên tài, một tấm gương vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Tuy đã đi xa nhưng Người luôn sống mãi trong trái tim của chúng ta.

  • Nhân dịp Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2020), NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh vừa giới thiệu đến độc giả bộ sách “Nguyên cứu Hồ Chí Minh- một số công trình tuyển chọn” của PGS, TS Bùi Đình Phong.

  • “Bác dừng lại cúi đọc những chữ khắc sâu trên đá. Rồi Người hướng tầm mắt nhìn vọng hồi lâu về dải đất Tổ quốc trùng điệp… Bác dừng lại một chút nữa bên một dãy ghế đá thiên nhiên có nhiều hình dạng. Người nhìn sâu vào khoảng đất trời Tổ quốc biết bao đẹp đẽ nhưng đang đầy đau thương.

  • Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển quên cuộc sống muộn phiền, thấy thư thái, nhẹ tênh mỗi khi đọc truyện Kim Dung.

  • Những năm gần đây, trên thị trường sách xuất hiện nhiều cuốn tự truyện. Hầu hết do tác giả tự viết chuyện người thật, việc thật mà bản thân đã trải qua, một số ít do người khác chấp bút.

  • Nhà văn người Áo Thomas Bernhard (1931 - 1989) lâu nay vẫn được xem là “người khổng lồ hùng mạnh nhất” của văn chương Đức ngữ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự tấn phong ấy khiến cho, dù muốn hay không, Thomas Bernhard sẽ phải trở nên một tác giả đáng chú ý với không ít người đọc Việt Nam, nhất là khi vài tiểu thuyết quan trọng của ông được dịch ra tiếng Việt: “Kẻ thất bại”, “Đốn hạ”, và tác phẩm cuối cùng: “Diệt vong”.

  • Nhà xuất bản Quân đội nhân dân vừa xuất bản cuốn sách “Không thể lãng quên” của Thượng tá, nhà báo Trần Hoàng Tiến (Báo Quân đội nhân dân) vào đúng dịp kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

  • Nhân kỷ niệm 45 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Quỹ “Mãi mãi tuổi 20” và Câu lạc bộ “Trái tim người lính” tổ chức xuất bản bộ sách quý “Nhật ký thời chiến Việt Nam” của nhiều tác giả do nhà văn, cựu chiến binh Đặng Vương Hưng chủ biên.

  • Trong hồi ức “Chuyện tôi” (Hồi ức của con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng - Nguyễn Huy Thắng) (NXB Văn học), ta càng thấy rõ cảm xúc ấy.

  • Sau cuộc thi sáng tác Một nửa làm đầy thế giới do Nhà xuất bản Văn hóa Văn nghệ TP.HCM tổ chức năm 2019, với sự tài trợ chính của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, tập truyện ngắn của các cây bút trẻ "Qua những miền yêu" vừa được xuất bản.

  • Ở tuổi 102, nhà văn hóa Hữu Ngọc vừa cho ra mắt bộ sách mới Cảo thơm lần giở gồm hai quyển với dung lượng gần một ngàn trang. Có thể nói, việc ra mắt sách ở cái tuổi xưa nay hiếm, quả là có một không hai, không chỉ ở Việt Nam mà có lẽ ngay cả trên thế giới.

  • Tháng 3 năm nay, tên tuổi Vương Hồng Sển trở lại với bạn đọc qua quyển di cảo Chuyện cũ ở Sốc Trăng.