ĐẶNG HUY GIANG
Thói quen, nói cho cùng, là sản phẩm của quá khứ, là những gì lặp đi lặp lại, không dễ từ bỏ.
Nhà thơ Phan Hoàng - Ảnh: internet
Và tôi tin, khi càng ngày càng lớn tuổi, cái phần quá khứ trong mỗi con người ta cũng ngày một nặng nề thêm. Rồi nó đeo bám chúng ta, không dễ dàng gì buông tha. Rồi chúng ta sống với nó và trở thành “một phần nó” tự lúc nào không hay. Khi ấy, có khi chính chúng ta bị nó điều khiển, trở thành “nạn nhân” của nó mà không chịu chấp nhận những gì mới mẻ, khác lạ.
![]() |
Trong Chất vấn thói quen(*), ban đầu, Phan Hoàng cũng vậy.
Đó là thói quen sáng sáng “ngồi vào chiếc ghế ấy”, “nhâm nhi ly cà phê chồn” ấy, “đọc báo” ấy và “nhìn cô chủ quán nở nụ cười hàm tiếu” ấy. Khi mọi thứ bị đảo lộn (cho dù không ảnh hưởng nhiều đến “tình hình thế giới” lắm): “Chiếc ghế đã có người đến ngồi”, “mùi cà phê không chồn” nữa, “quán không tờ báo” nữa, “cô chủ quán kiêu kỳ miệng im như thóc”… Và cách hành xử cuối cùng và quen thuộc của Phan Hoàng là “Tôi bối rối bỏ đi”, “Tôi uống qua loa bỏ đi”, “Tôi buồn buồn bỏ đi”, “Tôi bỏ đi bỏ đi bỏ đi”…
Cả 6 khổ thơ đầu của Chất vấn thói quen, nội dung chỉ có vậy. Nhưng chính 6 khổ thơ này lại là “chất dẫn” cần thiết để “bùng nổ” ở khổ thơ thứ 7, đồng thời cũng là khổ thơ kết, khổ thơ sống còn của một tứ thơ:
Nhiều khi mắc cười tôi chất vấn tôi
tại sao con người cứ tự đánh lừa mình bằng những thói quen
không học nổi con sông biết thích nghi đổi dòng băng băng về phía trước?
Chính sự “mắc cười” và tự chất vấn mình (cũng là chất vấn thói quen) đã giúp Phan Hoàng tìm cách học “con sông biết thích nghi đổi dòng băng băng về phía trước” mà giúp anh thay đổi và chuẩn bị cho mình một xuất phát mới.
Rồi cũng từ xuất phát này mà anh thay đổi nhận thức, thay đổi tư duy trong thơ.
Từ xuất phát mới này, trong Mặt trời trong ngôi nhà thân thuộc, anh phát hiện ra “mặt trời mọc trong ngôi nhà thân thuộc của mình” vừa “đầy tiếng sóng”, vừa “đong đầy tiếng gió”, vừa “mỗi ngày một sáng hơn” (theo nghĩa đen) và “mặt trời vẫn không ngừng mọc lên trong ngôi nhà tư duy thân thuộc của mình (theo nghĩa bóng), để rồi “thay đổi cảm hứng bầu trời, thay đổi tư duy từng ngọn núi, con sông”.
Từ xuất phát mới này, trong Tiếng thì thầm, anh nghe được những âm thanh không phải ai cũng nghe được: “Ở giữa sấm chớp và mưa giăng/ tôi nghe thì thầm/ tiếng giữa chuyển dạ và sinh nở”.
Từ xuất phát mới này, trong Hoa của đá, anh nhìn ra “vẻ đẹp sinh từ chuyển động lặng im/ chân lý khởi nguyên từ nghịch lý bất ngờ”.
Trong sự thay đổi quyết liệt đến mức sát ván ấy, mừng hơn là Phan Hoàng vẫn có những quan niệm rất gần với Phật. Anh nhìn ra sự bình đẳng giữa con người và vạn vật chúng sinh trong Cần Giờ ngơ ngác bằng những câu thơ cật vấn đến thảng thốt:
Chúng ta khác gì những con khỉ?
Chúng ta khác gì những con sấu?
Chúng ta khác gì những con muỗi?
Chúng ta khác gì
Không cần giờ…
Anh nhìn ra cái “nhân - quả” và hệ lụy của nó trong việc con người ngày càng sa lầy vào việc khai thác, bóc lột tự nhiên vì lợi ích và ham muốn muôn thuở trong “Mắt gỗ” thật sắc sảo:
Những vân gỗ quý
trong ngôi nhà sang trọng
như những con mắt lửa giấu kín hờn căm
chờ ngay phát hỏa.
Có cảm giác: Khi Phan Hoàng “hướng ngoại” cũng là lúc anh đang “hướng nội”. Đọc Chất vấn thói quen, người đọc như bắt gặp những củi, những than, những lửa, những khói trong thơ anh lúc nào cũng ngùn ngụt cháy. Rồi những củi, những than, những lửa, những khói ấy đã cháy lên thành thơ trong một “văn bản không khuôn thước/ văn bản không văn bản”.
Chính thói quen mới mang tên “Chất vấn thói quen” đã làm nên một Phan Hoàng khác biệt hơn, mới mẻ hơn, hiện đại hơn.
Và tôi mơ: Có một ngày, Phan Hoàng sẽ vượt lên sự chất vấn, sự độc thoại để đối thoại với hư vô kia.
Viết đến đây, tôi chợt nhớ đến mấy câu kết trong bài thơ “Tặng người sinh sau” viết cách nay đã gần một thế kỷ của thi sĩ lừng danh người Đức Bertolt Brecht:
Khi mọi lỗi lầm tiêu tan hết
Người bạn sau cùng
Ngồi đối mặt với chúng ta
Là Hư Vô.
Đ.H.G
(SDB13/06-14)
---------------------
(*) Chất vấn thói quen, tập thơ đã được trao Giải thưởng Hội Nhà văn TP HCM và Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2012.
Trên tạp chí Kiến thức ngày nay số 839 ra ngày 01-12-2013 có đăng bài Kỷ niệm về một bài thơ & một câu hỏi chưa lời giải đáp của Nguyễn Cẩm Xuyên. Vấn đề nêu lên rất thú vị: đó là cách hiểu chữ giá trong bài thơ Cảnh nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài thơ này trong nguyên văn chữ Nôm không có tên gọi. Những người soạn giáo khoa đã căn cứ vào nội dung đặt tên cho bài thơ là Cảnh nhàn và đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường trước đây.
Ký ức về những tháng ngày mải miết hành quân trên đất Campuchia, những phút giây nén lòng nhớ về quê hương, gia đình… vẫn chưa bao giờ nhạt phai trong tâm thức những người cựu chiến binh Đoàn 367 đặc công-biệt động trong kháng chiến chống Mỹ năm xưa.
LÊ VIỄN PHƯƠNG
(Nhân đọc Thơ Việt Nam hiện đại, tiến trình & hiện tượng của Nguyễn Đăng Điệp, Nxb. Văn học, 2014)
Cuốn Minh triết Việt trong văn minh Đông phương của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh nhằm mục đích góp phần làm sáng tỏ cội nguồn văn hiến của dân tộc Việt qua sự phân tích những di sản văn hóa truyền thống bằng các phương pháp mang tính khoa học.
17 chân dung các nhà học thuật Việt Nam thế kỷ 19 và 20 qua các tiểu luận nghiên cứu ẩn dưới dạng thức tùy bút của Đỗ Lai Thúy đủ sức vẫy vào nhận thức người đọc hôm nay những vỡ lẽ mới.
Giáo sư hy vọng độc giả cũng cảm thấy như mình khi đọc "Lòng người mênh mang" bởi các trang viết chứa đựng những sự thật không thể chối cãi.
Tác giả Phạm Xuân Hiếu sử dụng vốn sống, kiến thức về văn hóa, cổ vật khi viết những truyện ngắn trong sách "Cây đèn gia bảo".
LÊ HUỲNH LÂM
Có một bạn trẻ hỏi rằng: làm thế nào để viết thật hay? Tôi nói như phản xạ, trước hết tác giả phải có đời sống văn chương.
NGỌC THANH
Có một nhà thơ, nhà hoạt động cách mạng đầy nhân cách đi ra từ Huế song rất ít người ở Huế biết tới, đó là Trần Hoài Quang - nguyên Trung đoàn phó và chính trị viên Trung đoàn Nguyễn Thiện Thuật (E95), nguyên Phó ban Tuyên huấn Thừa Thiên, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang và Bí thư Tỉnh ủy Hà Tuyên… Ông hiện có một người con trai đang ở Huế.
“Như vậy đó, hiện đại và hoang sơ, bí ẩn và cởi mở, giàu có và khó nghèo chen lẫn, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện lên trước mắt ta, ngồn ngộn sức sống”. Nhà báo, nhà văn Phan Quang đã thốt lên như vậy cách đây gần 40 năm, khi ông lần đầu đặt chân đến vùng đồng bằng châu thổ. Những điều ông viết về ĐBSCL ngày ấy - bây giờ còn tươi mới tính thời sự, lan tỏa và trường tồn với thời gian.
Hơn cả một nhà văn, Tô Hoài đã, đang và sẽ luôn là người bạn đường thân thiết của độc giả thuộc mọi lứa tuổi...
BÍCH THU
(Đọc Tô Hoài - Đời văn và tác phẩm của Hà Minh Đức, Nxb Văn học, 2007)
Tô Hoài - Đời văn và tác phẩm của Hà Minh Đức là cuốn sách tập hợp những ghi chép và nghiên cứu về nhà văn Tô Hoài, một tác gia lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Đây là cuốn sách đầu tiên kết hợp hai phương diện ghi chép và nghiên cứu, góp một cách tiếp cận đa chiều và cập nhật về con người và sự nghiệp của nhà văn.
Tô Hoài, trong hơn 60 năm viết, thuộc số người hiếm hoi có khả năng thâm nhập rất nhanh và rất sâu vào những vùng đất mới. Đây là kết quả sự hô ứng, sự hội nhập đến từ hai phía: phía chuẩn bị chủ quan của người viết và phía yêu cầu khách quan của công chúng, của cách mạng.
Phát hành tập thơ "Khi chúng ta già" sau scandal với Phạm Hồng Phước, tác giả Nguyễn Thị Việt Hà khẳng định thơ mình không cần ăn theo sự kiện gì.
Tác giả Tử Đinh Hương thực hiện bộ sách "Biểu tượng" với mong muốn khám phá, lưu giữ và khuyến khích trẻ nhỏ quan tâm hơn đến thế giới xung quanh.
Sách được các sư cô Thiền viện Viên Chiếu lược dịch, biên soạn từ nhiều nguồn tư liệu, chủ yếu là tư liệu chữ Hán, tiếng Anh, giúp người đọc hiểu thêm con đường tu tập của pháp sư Huyền Trang.
Soạn tâm thế an nhiên khi bước vào tuổi già, nhẹ nhàng đón đợi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống... là điều mà trang viết của vị bác sĩ mê văn thơ đem đến cho độc giả.
Phó giáo sư Đỗ Lai Thúy thông qua cuốn sách "Vẫy vào vô tận" đã giới thiệu 17 chân dung các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu có đóng góp cho con đường học thuật và tư tưởng của đất nước.
BỬU NAM
Nguyễn Quang Lập - Trần Thùy Mai - Ngô Minh - Phạm Tấn Hầu - Nguyễn Quang Vinh - Hoàng Thị Duyên(*)
NGUYỄN DUY TỪ
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh (1894), 60 năm ngày mất (1954) của nhà văn Ngô Tất Tố