“Âm vang thời chưa xa” vẫn còn âm vang

08:27 17/07/2009
MAI VĂN HOANTập I hồi ký “Âm vang thời chưa xa” của nhà thơ Xuân Hoàng ra mắt bạn đọc vào năm 1995. Đã bao năm trôi qua “Âm vang thời chưa xa” vẫn còn âm vang trong tâm hồn tôi. Với tôi, anh Xuân Hoàng là người bạn vong niên. Tôi là một trong những người được anh trao đổi, trò chuyện, đọc cho nghe những chương anh tâm đắc khi anh đang viết tập hồi ký để đời này.

Nhà thơ Xuân Hoàng (Ảnh: cand.com.vn)

Đây là cuốn sách anh dành nhiều tâm sức nhất. Anh bắt tay viết những chương đầu vào tháng 9 năm 1987 và mãi đến tháng 8 năm 1993 mới hoàn thành tập I. Xuất bản tập I, anh lại tiếp tục bắt tay viết tập II. Tuy sức khoẻ đã giảm sút nhiều nhưng anh vẫn quyết tâm chạy đua với thời gian. Tiếc là tập II chưa kịp ra mắt độc giả thì anh đã ngã bệnh.

Có người đọc “Âm vang thời chưa xa” cho là anh hơi tham lam dàn trải. Một số chi tiết lặp lại nhiều lần. Tôi không nghĩ như vậy.Thời gian trong hồi ký “Âm vang thời chưa xa” tập I kéo dài từ tuổi ấu thơ của anh cho đến khi kháng chiến thành công (1954) ngót nghét gần ba mươi năm. Ba mươi năm với bao sự kiện, với bao biến động tác giả thu gọn trong chưa đầy 800 trang sách có gì là dài dòng, dàn trải? Anh lại xâu chuỗi các biến cố, sự việc một cách lôgíc với việc cố ý láy lại một số chi tiết quan trọng vừa gây ấn tượng vừa là chất keo gắn chặt các đoạn,các chương. Cách viết này đã phần nào thu hút được sự chú ý của người đọc. Viết hồi ký mà gần như anh đang viết cuốn tiểu thuyết về cuộc đời mình. Làm được điều này theo tôi rất khó. Vì hồi ký phải trung thành với sự thật nên dễ sa vào kể lể khô khan. Nếu tiểu thuyết hoá hồi ký thì khó lòng bảo đảm được tính khách quan, trung thực. “Âm vang thời chưa xa” của Xuân Hoàng vừa trung thành với sự thật vừa lôi cuốn hấp dẫn. “Âm vang thời chưa xa” cho người đọc hiểu thêm khả năng viết văn xuôi của nhà thơ Xuân Hoàng. Nhưng đây là văn xuôi của một nhà thơ vì thế thấm đẫm chất thơ. Anh nhìn con người, cảnh vật với một tâm hồn đa cảm và lãng mạn. Chất trữ tình đậm đặc trong từng trang văn xuôi của anh.

Chẳng hạn đoạn anh tả cô Hoàng Oanh, con gái rượu của cụ Án, người đã từng làm trái tim anh xao động khi anh đang là cậu học trò lớp nhất: “Cô mặc chiếc áo cánh bằng lụa mỏng màu mỡ gà, có thêu thùa ở hai bên vạt áo. Mái tóc đen dày xoã đến gần một nửa tấm lưng thon đang tuổi dậy thì...”. Đoạn anh tả chị Quế, người vợ đầu của anh nằm ngủ: “Nửa đêm tôi tỉnh giấc, tôi nhận thấy có tia trăng lọt mái nhà tranh thủng chập chờn trên mà Quế. Quế nằm nghêing không hề biết má mình đã hứng trọn giọt trăng - một giọt trăng mát lạnh và linh ảo”. Đúng là chỉ có một tâm hồn thật nghệ sĩ, thật lãng mạn mới chú ý quan sát “những giọt trăng” trên má vợ đẹp một cách “linh ảo” như vậy. Còn đây là đoạn anh tả cảnh vượt thác Rào Trổ: “Hình sông thế núi luôn luôn đột ngột thay đổi... Có lúc tôi tưởng cái lườn của tôi sắp bị lật chìm vì sức cuốn của nước nhưng sau đó lại vẫn bình yên vô sự trườn một cách nhẹ nhàng lên mặt suối trong xanh...”.

“Âm vang thời chưa xa” vừa lãng mạn nhưng cũng hết sức hiện thực. Cả cuộc kháng chiến gian khổ được anh kể lại một cách cụ thể, sinh động. Anh Xuân Hoàng không chỉ ghi lại cái thời trai trẻ của mình mà còn tái hiện lại cả một giai đoạn lịch sử của đất nước thông qua một vùng đất đầy chiến tích - nơi giáp ranh giữa vùng tự do và vùng tạm bị chiếm, giáp ranh giữa ta và địch, giữa thật và giả, giữa vàng và lửa... Đọc “Âm vang thời chưa xa” ta có dịp đối chiếu giữa hiện tại và quá khứ, hạnh phúc và đau khổ, đoàn tụ và chia ly. Đọc “Âm vang thời chưa xa” ta hiểu thêm biết bao số phận, biết bao tấm gương hy sinh cao cả cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tôi bồi hồi xúc động khi anh nhắc đến vợ chồng mẹ Loàn ở Phú Xá: Mẹ bị địch đánh chết đi sống lại mấy lần cũng không chịu chỉ cho chúng hầm bí mật của cán bộ cách mạng. Chồng mẹ cũng vì không chịu khai cơ sở cách mạng đã bị địch chặt đầu bêu trên cây da ở cổng Bình Quan. Tôi bồi hồi xúc động khi đọc đến những đoạn anh viết về chú Đẵng (em ruột anh). Chú đã từng đóng giả sư ở chùa Diêm Điền mặc áo cà sa, đội mũ tỳ kheo, tụng kinh gõ mõ để hoạt động cách mạng. Chú đã từng bị địch bắn bị thương ở cánh tay máu chảy ròng ròng. Mặc dù còn trẻ tuổi nhưng chú là một chiến sĩ dày dặn kinh nghiệm. Chính chú đã bố trí cho anh trai mình và chị dâu gặp nhau ở chiến khu. Chính chú đã sắp xếp cho ông anh nghệ sĩ của mình những chuyến đi thực tế “dể nhà thơ hiểu thêm chút ít về phong trào đấu tranh chống địch ở một cơ sở miền biển”. Nhưng có lẽ xúc động nhất là những trang anh viết về chị Quế - người vợ hiền thảo xấu số của anh. Anh chị lấy nhau thời loạn ly, chưa kịp hưởng trọn tuần trăng mật đã phải xa nhau đằng đẵng. Họa hoằn lắm mới gặp nhau đôi hôm lại phải chia tay. Rồi anh chị có con. Đứa con gái sinh ra bên khúc sông có tên Đạm Thuỷ. Cháu Đạm Thủy vừa mới vài tháng tuổi thì chị lâm một căn bệnh hiểm nghèo. Chị phải chống chọi với bệnh tật một mình. Khi anh được tin dữ về tìm chị thì chỉ còn một nấm mộ “nằm giữa một thung lũng hẹp, xung quanh toàn gốc bồi và sim mua”. Cuốn sổ nhật ký của chị để lại đã cho chúng ta hiểu thêm tình cảm của anh chị, hiểu thêm cuộc sống gian khổ thiếu thốn của người cán bộ chiến khu trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Cho phép tôi được lược trích một số đoạn tiêu biểu: “27-8-1950: Anh ra được vài hôm thì trở vào ngay. Mình vẫn giấu anh chỗ đau ở ngực. Con bé thì cứ vồ vập bú không biết vú mẹ đang đau như xé”. “8-9-1950: Con bé bị mất sữa gầy hẳn đi, phải đưa nó ra chọ Gát gấp thôi. Nếu không bú được, ít nhất còn có gạo nấu cháo cho nó ăn. Ở đây biết trông cậy vào đâu”. “18-9-1950”: Con bé thèm sữa cứ mân mê vú mẹ rồi úp miệng vào bú, không có sữa lại khóc thét lên. Thương con thỉnh thoảng sang xin chị Chắt cho bú nhờ. Nhưng chị Chắt đâu có sữa nhiều mà cho mãi...” “25-10-1950: Anh vào đến nay đã hơn hai tháng. Vẫn chưa thấy thư ra. Có lẽ thư thất lạc chăng?”. “3-12-1950: Chao ôi, mình trông anh quá!... Cái lắc đầu ái ngại của bác Điểu sau khi khám xong cho mình hiểu: ung thư mất rồi! Bác Điểu tỏ ý tiếc đã khám quá chậm. Nhưng chậm sớm mà làm chi. Có trời mà cứu nỗi bệnh này. Chao ôi, mình còn trẻ quá!” Thú thực khi đọc những dòng nhật ký ngắn ngủi này tôi đã không kìm được những giọt nước mắt.

“Âm vang thời chưa xa” còn chinh phục người đọc bởi tính chân thật. Thường viết hồi ký không ít người cố tình “đánh bóng” lại các sự việc tìm mọi cách đề cao mình hoặc lợi dụng hồi ký để hạ nhục những người trước đây vốn có tư thù, tư oán với mình. Xuân Hoàng thì lại khác. Gần gũi anh tôi nhận biết anh vốn là người trung thực. Đọc hồi ý của anh tôi càng khâm phục đức tính ấy của anh. Là anh cả nhưng lúc nào anh cũng tự thấy mình thua kém chú Đẵng từ công việc gia đình đến công việc đoàn thể. Mọi việc gần như đều do chú Đẵng sắp xếp, lo liệu. Đối với chị Quế - người vợ hiền thảo và xấu số cũng vậy, anh luôn cảm thấy mình là người chồng vụng về. Anh tự nhận mình “là người chồng vô tích sự, chỉ lo theo công việc một chiều ít nghĩ đến việc chăm sóc vợ con”. Đứng trước mộ chị anh vô cùng ân hận: “Giá tôi được ở cạnh Quế những ngày Quế ốm đau bệnh hoạn! Ít nhất cũng là nguồn động lực, một chút an ủi cho nhau”.

Xuân Hoàng chân thật cả khi nhận xét đồng nghiệp. Đối với người bạn vong niên, nhà thơ Dương Tử Giang bên cạnh sự cảm mến anh cũng thành thật nói lên nhược điểm của ông: “Cách ăn nói rõ ràng là người thoải mái, vô tâm. Và còn sắc sảo nữa là đằng khác. Chỉ có điều hơi gia trưởng một chút”. Anh đặc biệt có cảm tình với Lê Trí Viễn bởi tính chân thật, thẳng thắn của giáo sư. Lê Trí Viễn hồi đó dạy Quốc Học - Huế ra Đồng Hới thăm bạn đúng vào lúc toàn quốc kháng chiến. Ông tình nguyện ở lại Quảng Bình lên chiến khu tham gia công tác tuyên truyền văn hoá.  Xuân Hoàng nhỡ mãi lời nhận xét hóm hỉnh của giáo sư đối với nhà thơ Dương Tử Giang: “Ông nặng nề về tự nhiên chủ nghĩa. Trong thơ cũng như trong văn xuôi. Ai lại đi kêu tướng lên: “Tổ cha ba con chó, tức hè! Trong văn xuôi người ta cũng không nói như thế huống chi trong thơ”. Và chính Xuân Hoàng đã nhiều lần thành thật thú nhận mình có một vài quan niệm ngây thơ, ấu trĩ về văn chương. Chính những quan niệm có phần ngây thơ, ấu trĩ đó đã ảnh hưởng ít nhiều đến sáng tác của anh. Anh “Dễ dãi một cách hồn nhiên và hồn nhiên một cách dễ dãi” (Nhận xét của Chế Lan Viên).

Những chương cuối tập một hồi ký “Âm vang thời chưa xa” in đậm hình ảnh người con gái đất Hương Sơn. Như để bù lại những tổn thất quá lớn mà Xuân Hoàng đã chịu đựng, mấy năm sau anh cán bộ tuyên truyền, nhà báo, nhà thơ “mồ côi vợ” đã tìm được nguồn hạnh phúc mới. Chị Bình vốn là một phụ nữ tế nhị và từng trải đã hiểu và yêu thương anh, tình nguyện chia sẻ cùng anh mọi vui buồn, ấm lạnh. Tôi đọc và nhớ mãi hình ảnh chị mặc áo màu gụ lúc ẩn lúc hiện trong những hàng dâu xanh mướt của làng Khương Hà. Hạnh phúc đến với anh chị cũng là lúc thị xã Đồng Hới được giải phóng. Cây táo vườn nhà anh lại trổ hoa: “Có điều lạ là hoa táo bao giờ cũng thơm một mùi thơm hết sức quen thuộc, nồng nàn và vô cùng dịu ngọt. Mùi hoa của năm tháng và cũng là mùi hoa của cuộc đời”. Gấp lại những trang hồi ký của Xuân Hoàng tôi như vẫn còn ngửi thấy mùi hoa táo dịu ngọt mà nồng nàn ấy. Tôi như vẫn còn nghe âm vang “của một thời chưa xa”. Tất cả ngỡ như vừa mới xảy ra, rất cụ thể, rất sinh động với bao nhiêu gương mặt thân thiết, gần gũi lạ thường. Cảm ơn nhà thơ Xuân Hoàng, cảm ơn những trang hồi ký chân thật của anh đã giúp tôi hiểu thêm mảnh đất Quảng Bình khói lửa, hiểu thêm những con người đã cống hiến tất cả đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc đưa lại cuộc sống thanh bình cho dân cho nước.

M.V.H
(181/03-04)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐẶNG TIẾN    

    Đầu đề này mượn nguyên một câu thơ Nguyễn Đình Thi, thích nghi cho một bài báo Xuân lấy hạnh phúc làm đối tượng.

  • NGUYỄN HIỆP

    Dù muốn dù không thì hình thức được lựa chọn là đối tượng của nhà văn. Vậy các nhà văn “khó đọc” của ba miền Bắc, Trung, Nam chọn hình thức nào để xác lập lối viết?

  • NGUYỄN HIỆP

    Dù muốn dù không thì hình thức được lựa chọn là đối tượng của nhà văn. Vậy các nhà văn “khó đọc” của ba miền Bắc, Trung, Nam chọn hình thức nào để xác lập lối viết?

  • LƯƠNG THÌN

    Có những cuốn sách khi đọc ta như được dẫn dắt vào một thế giới huyền bí của tâm hồn, trái tim và khơi dậy lên bao khát khao mơ ước. Làm dâu nước Pháp của nữ nhà văn Hiệu Constant (Lê Thị Hiệu, Nxb. Phụ Nữ, 2014) là một cuốn tự truyện như thế.

  • VƯƠNG TRỌNG

    Thật khó xác định chính xác thời gian Nguyễn Du ở Phú Xuân, nhưng trước khi ra làm quan dưới triều Gia Long, Nguyễn Du chỉ đến Phú Xuân một lần vào năm 1793, khi nhà thơ vào thăm người anh là Nguyễn Nễ đang coi văn thư ở Cơ mật viện, điều này chúng ta biết được từ bài thơ của Nguyễn Nễ nhan đề “Tống Tố Như đệ tự Phú Xuân kinh Bắc thành hoàn” (Tiễn em trai Tố Như từ Phú Xuân trở về Bắc).

  • NHỤY NGUYÊN  

    Con người khá trầm tĩnh Lê Huỳnh Lâm không thuộc típ quan hệ rộng. Những ai đến với anh và anh tìm đến (dẫu chỉ thông qua tác phẩm) rồi in đậm dấu ấn phần nhiều lớn tuổi; là một sự thận trọng nhất định.

  • LÊ THỊ BÍCH HỒNG

    Với ý thức đi tìm cái mới, cái đẹp, hơn 30 năm qua, Hứa Vĩnh Sước - Y Phương lặng lẽ thử nghiệm, không ngừng lao động sáng tạo, miệt mài làm “phu chữ” để ngoài một tập kịch, bảy tập thơ, ba tập tản văn, anh đã bổ sung vào văn nghiệp của mình hai trường ca đầy ấn tượng, đó là Chín tháng (1998) và Đò trăng (2009).

  • THÁI KIM LAN

    Thường khi đọc một tác phẩm, người đọc có thói quen đọc nó qua lăng kính định kiến của chính mình, như khi tôi cầm tập thơ Ký ức hoa cẩm chướng đỏ của Phan Lệ Dung và lướt qua tựa đề.
     

  • HOÀI NAM

    Nguyễn Du (1765 - 1820) là một trong số những nhà thơ lớn, lớn nhất, của lịch sử văn học dân tộc Việt Nam. Đó là điều không cần phải bàn cãi.

  • ĐỖ LAI THÚY   

    Trước khi tầng lớp trí thức Tây học bản địa hình thành vào đầu những năm 30 thế kỷ trước, thì đã có nhiều thanh niên Việt Nam sang Pháp du học.

  • TRẦN NHUẬN MINH   

    Truyện Kiều, bản thánh kinh của tâm hồn tôi. Tôi đã nói câu ấy, khi nhà thơ, nhà phê bình văn học Canada Nguyễn Đức Tùng, hỏi tôi đã chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất tác phẩm nào của nhà thơ nào, trong toàn bộ sáng tác hơn 50 năm cầm bút của tôi, in trong tập sách Đối thoại văn chương (Nxb. Tri Thức, 2012).

  • YẾN THANH   

    “vùi vào tro kỷ niệm tàn phai
    ngọn lửa phù du mách bảo
    vui buồn tương hợp cùng đau”

                     (Hồ Thế Hà)

  • Sự hưởng ứng của công chúng thời bấy giờ đối với Cô Tư Hồng* của Đào Trinh Nhất, bất chấp những giai thoại xung quanh cô chủ yếu được thêu dệt nên bởi những định kiến đạo đức có phần khắc nghiệt, cho thấy sự chuyển biến rất nhanh trong nhận thức của đại chúng, hệ quy chiếu của đạo đức truyền thống, cho dù được bảo đảm bởi những bậc danh nho, đã không còn gây áp lực đối với tầng lớp thị dân mới.

  • NGÔ THẢO

    Việc lùi dần thời gian Đại hội, và chuẩn bị cho nó là sự xuất hiện hàng loạt bài phê bình lý luận của khá nhiều cây bút xây dựng sự nghiệp trên cảm hứng thường trực cảnh giác với mọi tác phẩm mới, một lần nữa lại đầy tự tin bộc lộ tinh thần cảnh giác của họ, bất chấp công cuộc đổi mới có phạm vi toàn cầu đã tràn vào đất nước ta, đang làm cho lớp trẻ mất dần đi niềm hào hứng theo dõi Đại hội.

  • Tiểu thuyết "Sống mòn" và tập truyện ngắn "Đôi mắt" được xuất bản trở lại nhân kỷ niệm 100 năm sinh của nhà văn (1915 - 2015).

  • NGÔ ĐÌNH HẢI

    Tôi gọi đó là nợ. Món nợ của hòn sỏi nhỏ Triệu Từ Truyền, trót mang trên người giọt nước mắt ta bà của văn chương.

  • NGÔ MINH

    Nhà thơ Mai Văn Hoan vừa cho ra mắt tập thơ mới Quân vương &Thiếp (Nxb. Thuận Hóa, 6/2015). Đây là tập “thơ đối đáp” giữa hai người đồng tác giả Mai Văn Hoan - Lãng Du.

  • DƯƠNG HOÀNG HẠNH NGUYÊN

    Nhà văn Khương Nhung tên thật là Lu Jiamin. Cùng với sự ra đời của Tôtem sói, tên tuổi ông đã được cả văn đàn thế giới chú ý.

  • NGUYỄN HIỆP

    Thường tôi đọc một quyển sách không để ý đến lời giới thiệu, nhưng thú thật, lời dẫn trên trang đầu quyển tiểu thuyết Đường vắng(1) này giúp tôi quyết định đọc nó trước những quyển sách khác trong ngăn sách mới của mình.

  • Hà Nội lầm than của Trọng Lang đương nhiên khác với Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam. Sự khác biệt ấy không mang lại một vị trí văn học sử đáng kể cho Trọng Lang trong hệ thống sách giáo khoa, giáo trình văn chương khi đề cập đến các cây bút phóng sự có thành tựu giai đoạn 1930 – 1945. Dường như người ta đã phớt lờ Trọng Lang và vì thế, trong trí nhớ và sự tìm đọc của công chúng hiện nay, Trọng Lang khá mờ nhạt.