Tiểu thuyết "Công chúa nhỏ" của Frances Hodson Burnett kể câu chuyện về cô tiểu thư thất thế, nhưng vẫn mang trong mình cốt cách lớn.
Sách "Công chúa nhỏ" do Nguyên Tâm dịch, mới được phát hành ở Việt Nam.
Cô tiểu thư 7 tuổi Sara Crewe phải rời xa mảnh đất Ấn Độ đầy nắng để tới London xa xôi. Đại úy Crewe - cha của Sara - đã tìm cho con gái một ngôi trường tốt: trường tư thục của cô Minchin. Để Sara luôn có cuộc sống thoải mái của một nàng công chúa, Đại úy Crewe mua cho con gái một tủ áo hoành tráng đầy áo lông đắt tiền, mũ gắn lông đà điểu và cả bít tất lụa. Chúng khiến nhiều phụ nữ trong cửa hàng thời trang không khỏi ngạc nhiên. Họ nghĩ cô bé có đôi mắt luôn mở to màu xám khói và mái tóc đen hẳn phải là con gái của một vương công Ấn Độ.
Ở đây Sara sống cuộc sống của một nàng công chúa. Cô bé có hầu gái riêng, có một căn phòng rộng rãi, với phòng khách và bàn để uống trà chiều cùng các bạn. Sara đã tỏ rõ sự thông minh của mình khi có thể nói chuyện thật trôi chảy và mượt mà bằng ngoại ngữ. Là một đứa bé ngoan ngoãn, hòa đồng và dễ mến, Sara như thể một thiên thần ở trường học. Sara giúp Ermegarde trong học tập và luôn khích lệ cô bạn nhút nhát của mình. Nhờ có Sara mà Ermegarde xóa đi mặc cảm tự ti rằng mình chỉ là một đứa ngốc nghếch và béo ú. Cô bé luôn quan tâm, dỗ dành Lottie - một cô bé 4 tuổi tội nghiệp không còn mẹ. Ngay với cả Becky - phụ việc ở dưới bếp, người luôn ám đầy mùi khói và dầu mỡ, Sara cũng đối xử chân thành. Chính những điều này khiến một người phụ nữ nhỏ nhen, ích kỷ như cô Minchin không hài lòng. Nhưng vì gia tài kếch xù của Sara, người đàn bà tham lam ấy vẫn chiều chuộng cô bé hết lòng.
Vào ngày sinh nhật lần thứ 11, mọi tai họa ập đến với Sara. Cô được tin Đại úy Crewe chết vì bệnh sốt rét rừng ở Ấn Độ. Gia tài kếch xù của Sara bị mất sạch vì công việc làm ăn thất bại của bố. Giờ đây, cô chỉ là một đứa bé không người thân, không một xu dính túi. Số tiền bỏ ra để tổ chức sinh nhật cũng sẽ không có ai thanh toán. Cô Minchin vô cùng tức giận và lập tức lộ bộ mặt thật của mình. Sara tội nghiệp từ đó phải cởi bỏ những bộ quần áo đắt tiền, mặc một bộ váy đen cũ kỹ và xuống làm việc dưới bếp.
Căn phòng rộng rãi với nội thất đắt đỏ không còn nữa. Thay vào đó là căn buồng áp mái bẩn thỉu và lạnh lẽo. Nhưng bằng một nhân cách cao thượng Sara đã dũng cảm đối mặt với nghịch cảnh. Cô bé không hề van lơn hay cầu xin sự giúp đỡ. Cô bé vẫn cư xử thật nhã nhặn với tất cả mọi người: luôn lịch sự, không hề nổi xung ngay cả với những kẻ nhạo báng mình.
Sara tin rằng mình là "công chúa" nếu cư xử như một công chúa. Tuy mất đi tiền bạc nhưng Sara vẫn còn những người bạn tốt bụng như Becky, Lottie và Ermegarde. Bằng một trái tim lạc quan và yêu đời, Sara luôn tìm thấy hạnh phúc ở căn buồng áp mái cũ kỹ.
Tình cảm, sâu sắc, lay động và đầy nhân văn, Công chúa nhỏ là một kiệt tác của Frances Hodgson Burnett. Ban đầu, tác phẩm là một vở kịch được trình diễn trên sân khấu Broadway vào năm 1902. Chính sự đón nhận nhiệt tình của công chúng đã thôi thúc Burnett viết thành tiểu thuyết và ra mắt tại Mỹ vào năm 1905. Nổi tiếng thế giới với cái tên Sara Crewe, tiểu thuyết này đã 7 lần được chuyển thể thành phim với các phiên bản của Mỹ, Nga, Anh và Nhật Bản.
Frances Hodgson Burnett viết văn từ khi 19 tuổi, nhưng mãi đến năm 30 tuổi bà mới gây được chú ý với các tác phẩm dành cho thiếu nhi. Ngoài Công chúa nhỏ bà còn được độc giả Việt Nam biết đến với tiểu thuyết Khu vườn bí mật.
Nguồn: Quỳnh Anh - vnexpress
PHẠM ĐỨC DƯƠNG
GS.TS Phạm Đức Dương, nguyên là Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Tổng biên tập 2 tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á và Việt Nam Đông Nam Á; Chủ tịch Hội Khoa học Đông Nam Á, Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa Phương Đông...
CAO QUẢNG VĂN
“Bồng bềnh xanh mãi bao niềm nhớ:
Huế ở trong lòng người phương xa…”
TRỊNH SƠN
Có những người, hiếm thôi, khi đã gặp tôi thầm ước giá như mình được gặp sớm hơn. Như một pho sách hay thường chậm ra đời.
HÀ KHÁNH LINH
Người xưa nói: Cung kiếm là tâm, là cánh tay vươn dài của võ sĩ; Bút là tâm nối dài của Văn Sĩ. Khi đọc tập truyện ngắn UẨN KHUẤT của Kim Quý, tôi nghĩ phải chăng khi không thể tiếp tục hóa thân thành những nhân vật trên sân khấu, nghệ sĩ ưu tú Kim Quý đã cầm bút để tiếp tục thể hiện những khát vọng cao đẹp của mình.
BÙI VĂN NAM SƠN
Trong “Bùi Giáng, sơ thảo tiểu truyện”(1), nhà phê bình văn học Đặng Tiến nhận định có tính tổng kết về văn nghiệp Bùi Giáng như sau: “Trên cơ bản, Bùi Giáng là nhà thơ”.
YẾN THANH
(Đọc Thi pháp tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng của Nguyễn Thành)
PHAN NAM SINH
(bàn thêm với nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân)
Sau 2 công trình nghiên cứu đồ sộ, biên soạn công phu “Thưởng ngoạn Đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn (1082 - 1945)” và “Đồ sứ kí kiểu Việt Nam thời Lê Trịnh (1533 - 1788)”, NXB Văn Nghệ 2008 và 2010, vào đầu tháng 3.2014, bộ sách Đại lễ phục Việt Nam thời Nguyễn 1802 - 1945 (khổ lớn 27x27 cm, NXB Hồng Đức), do nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn biên soạn đã được ra mắt tại Thư viện Khoa học tổng hợp TPHCM.
NGUYỄN NHÃ TIÊN
Có một con đường mà tôi đi hoài không hết Hội An. Dường như cái phố cổ ấy luôn thường hằng phát đi một tín hiệu: nhớ. Lại thường chọn rất đúng cái khoảnh khắc con người ta nhớ mà rót cái tín hiệu ấy tới.
LTS: Tiểu thuyết "Huế mùa mai đỏ", tập I, của Xuân Thiều đề cập đến một thời điểm lịch sử của chiến trường Trị Thiên cũ trong chiến dịch Mậu Thân.
ĐẶNG TIẾN
Nhà thơ Phạm Thiên Thư là một tác gia dồi dào, đã in ra hằng vài ba trăm ngàn câu thơ, có lẽ là kỷ lục về số lượng trong nền văn chương tiếng Việt, vượt xa Bùi Giáng.
VÕ TẤN CƯỜNG
Đinh Hùng - một hồn thơ kỳ ảo với vũ trụ thơ thuần khiết, song hành với thực tại là hiện tượng thi ca đầy phức tạp và bí ẩn. Số phận cuộc đời của Đinh Hùng và thi ca của ông chịu nhiều oan trái, bị chìm khuất dưới những dòng xoáy của thời cuộc cùng với những định kiến và quan niệm hẹp hòi về nghệ thuật…
TÔ NHUẬN VỸ
(Nhân tiểu thuyết Đời du học vừa ra mắt bạn đọc)
Tôi thích gọi Hiệu (Lê Thị Hiệu) hơn là Hiệu Constant, nhất là sau khi đọc, gặp gỡ và trò chuyện với Hiệu.
PHẠM PHÚ PHONG
Từ khi có báo chí hiện đại phát triển, nhất là báo in, văn chương và báo chí có quan hệ hết sức mật thiết. Nhiều nhà báo trở thành nhà văn và hầu hết các nhà văn đều có tác phẩm in báo.
NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP
Anh không thấy thời gian trôi...
Ám ảnh về cái chết có lẽ là ám ảnh lớn nhất mỗi đời người vì mỗi phút trôi qua là một bước con người xích lại gần hơn với cái chết. Sống gửi thác về...
BÙI VIỆT THẮNG
(Phác vẽ quang cảnh truyện ngắn năm 2013)
Bỗng dưng trời chuyển mát, như thế một mùa thu hiếm hoi nào bất ngờ đột nhập vào giữa những ngày hè chói chang của Huế. Chiếc xe đạp già nua, bướng bỉnh của tôi xem ra có vẻ nhạy cảm với thời tiết nên đã chịu khó tăng tốc, giúp tôi kịp đến tòa soạn Tạp chí Sông Hương đúng giờ hẹn. Cuộc tọa đàm thân mật với tác giả trẻ Nguyễn Quang Lập.
THIẾU SƠN
* Vĩnh Quyền sinh năm 1951 tại Huế, tốt nghiệp Đại học Sư phạm và cử nhân Văn khoa Huế 1974.
MAI VĂN HOAN
Không hiểu sao nghĩ về Hoàng Vũ Thuật tôi lại nhớ đến Những bông hoa trên cát; mặc dù anh đã có thêm Thơ viết từ mùa hạ và Gửi những ngọn sóng.
LTS: Tháng 9 vừa qua, tại Huế, người cháu ruột gọi Bà Hoàng Thị Kim Cúc bằng Cô là Hoàng Thị Quỳnh Hoa đã xuất bản và giới thiệu cuốn “LÁ TRÚC CHE NGANG - CHUYỆN TÌNH CỦA CÔ TÔI”. Cuốn sách đã trưng dẫn ra nhiều tư liệu trung thực về sự thật chuyện tình giữa Hàn Mặc tử và Hoàng Thị Kim Cúc mà lâu nay trên văn đàn có nhiều thêu dệt khác nhau.