32 truyện ngắn, cực ngắn của Nguyễn Hoàng Anh Thư dùng hình ảnh siêu thực để khắc họa ẩn dụ về đời sống.
Trang viết của tác giả Anh Thư đặc quánh ẩn dụ qua những mô tả mang yếu tố huyền ảo. Văn phong của cô còn pha trộn một chút chủ nghĩa hiện sinh có thể thấy trong những tác phẩm của Kafka. Các nhân vật của cô thường không có quá khứ mà chỉ có số phận chạy trốn hoặc ẩn nấp trong vỏ bọc hiện tại. Mỗi nhân vật đều chứa đựng nội tâm phức tạp, khó nắm bắt, trong vài trường hợp còn khó hiểu và nặng tính thách đố cho những ai cố gắng giải mã. Như truyện Mộng du khắc họa hình ảnh nhân vật "nó" mắc chứng mộng du. Khi giấc ngủ bị cơn mộng mị đánh thức, nó vẫn mò mẫm tìm lối đi trong bóng tối của chính mình, dù tất cả bóng đèn giăng khắp phòng không bao giờ tắt. Khi sực tỉnh, điều chờ đợi nó là: "...Nó mở mắt, nhìn thấy bóng mình chảy dài trên tường. Nó có màu đỏ của dâu tây. Cái bóng trống rỗng và hình như nó đang chao qua chao lại ngoài cánh cửa sổ".
Phần lớn truyện của Anh Thư có các chi tiết dị hình, kiểu như trong tác phẩm Hóa thân của Kafka, độc giả có thể thấy một người đàn ông trong một buổi sáng thức dậy thấy mình hóa thành một con bọ và phải sống cuộc đời con bọ. Trong những truyện ngắn của Anh Thư, con người có thể ở nhiều dạng, hoặc một phần cơ thể của con người biến hóa thành các vật thể. Truyện Tóc mây cô miêu tả sự chuyển đổi ấn tượng: "Nàng sờ lên đầu. Những chiếc gai đâm phọt. Những tia máu ứ tuôn xuống ào ào". Tương tự , rất nhiều vật thể được tác giả lồng vào trong khoảnh khắc biến thể cảm xúc của con người, nhiều nhất là hình ảnh côn trùng, là gai, bùn đất, khói, rơm, đôi khi là máu.
"Ngày lách mình qua một con thoi, mang hình dạng chiếc lá, xoay vòng vòng một vũ điệu cũ. Chiếc lá thuộc về mùa thu trước. Và cô lấy khăn san quấn quanh cây đàn và thả rơi nó giữa bản hòa tấu của thiên cầm". Một trích đoạn trong truyện Bản giao hưởng gió, cho thấy ngôn từ của Anh Thư đầy chất thi ca nhưng không quá bóng bẩy. Sự lồng ghép giữa nội tâm, tính biến thể cảm xúc và sự kết nối vạn vật được tác giả làm nổi bật không chỉ trong những truyện thể loại huyền ảo mà cả trong vài truyện ngắn hiện thực, phản ánh cuộc sống ngày nay của con người với nhiều thông điệp về trách nhiệm và lòng đam mê như:Ngọn sa đăng, Một ngày của Pi, Người nặn tò he.
Trong Người nặn tò he, Anh Thư xây dựng nhân vật một ông lão 80 tuổi suốt đời sống cùng các con tò he do ông nặn. Lũ tò he từng được bọn trẻ con mê đắm. Nhưng chỉ nhân vật tôi là người còn lại duy nhất ngưỡng mộ ông, yêu thương những con tò he sinh ra từ bàn tay chai sạn của ông từ thuở bé đến tận ngày ông gần đất xa trời. Những con tò he truyền thống ngộ nghĩnh, chất phác bị đám tò he hiện đại đầy phép thuật như siêu nhân, quái vật... lấn át . Nhưng vì tình yêu, ông lão vẫn bám trụ với chúng đến hết cuộc đời già cỗi cô độc. Đến khi hấp hối, ông gần như là một con tò he bệ rạc nhưng đầy sống động. "Tôi thấy hình như chiều nay những con tò he nằm mốc meo kia đang rướm nỗi buồn từng thớ thịt. Lão cũng là con tò he hay nhất mà tôi từng thấy từ thuở bé và cho đến bây giờ đấy. Tôi lẩm bẩm: Tò he cụ bán mấy đồng. Tôi mua một chiếc cho chồng tôi chơi. Chồng tôi đánh vỡ đánh rơi. Tôi mua cái mới tôi chơi một mình". Lời văn nhẹ nhàng, phảng phất chất thơ như gieo nỗi buồn vào từng câu chữ về một thân phận con người.
Nguyễn Hoàng Anh Thư sinh năm 1975, tại Thừa Thiên Huế. Cô là giáo viên trường Hai Bà Trưng, thành phố Huế. Anh Thư viết văn, làm thơ từ năm 2013. Cô từng ra mắt tập thơ Một trang cổ sơ.
Giải thưởng văn học Sông Mekong lần thứ 11 sẽ diễn ra tại thủ đô Phnompenh, Campuchia vào cuối năm 2020. Hai tác giả Việt Nam đoạt Giải thưởng năm nay là tác giả Trần Nhuận Minh với tác phẩm sách thơ Qua sóng Trường Giang và tác giả Trần Ngọc Phú với tác phẩm Từ Biên giới Tây Nam đến đất Chùa Tháp.
Trong dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (4-10-1920 - 4-10-2020), NXB Hội Nhà văn cho ra mắt bạn đọc tập sách dày dặn, công phu và nghĩa tình Tố Hữu - Một đường thơ, một đường đời.
Nhà thơ Vũ Quần Phương cho rằng, người cuối cùng của phong trào Thơ mới vừa từ giã bạn đọc ở tuổi 100 – thi sĩ Nguyễn Xuân Sanh - là người “không để thơ… ngủ quên trên thành công của dòng lãng mạn trước đó”.
Đoàn Ngọc Thu nói rằng chị thích thơ của mình ngày xưa hơn. Những xúc cảm ấy vẫn như còn váng vất trong những vần thơ trong tập “Sau bão” (NXB Hội Nhà văn, 2020).
Ra đời cách đây 25 năm, bộ truyện “Kính Vạn Hoa” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có ý nghĩa đặc biệt, khơi luồng gió mới cho văn học thiếu nhi Việt Nam thời kỳ đổi mới, mang đến món ăn tinh thần lý thú bổ ích. Tuy nhiên, quá trình thực hiện bộ sách cũng thử thách những người chọn lựa bước trên con đường dài sáng tạo không ngừng nghỉ.
Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh sinh năm 1920 tại Ðà Lạt, nguyên quán Quảng Bình, lúc nhỏ theo học ở Trường Quốc học Quy Nhơn (cũ), sau đó chuyển ra Hà Nội.
Sáng 22/11/2020, Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã thông báo chia sẻ tin buồn cho các nhà thơ và những người yêu thơ đó là nhà thơ tiền bối nổi tiếng Nguyễn Xuân Sanh vừa qua đời.
NXB Văn học giới thiệu “Nghề vương bụi phấn”, tác phẩm thứ ba của tác giả Nguyễn Huy Du, gồm những câu chuyện về tình thầy trò với văn phong mộc mạc, giản dị nhưng lôi cuốn, nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh sinh ngày 16 tháng 11 năm 1920, quê gốc thuộc huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ông cũng là một trong những hội viên tiền phong tham gia xây dựng Hội Nhà văn Việt Nam. Năm nay ông tròn 100 tuổi. Hội Nhà văn Việt Nam vừa tổ chức chúc thọ nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh tại trụ sở số 9, Nguyễn Đình Chiểu hôm 9/11/2020 với sự tham gia của lãnh đạo Hội, các nhà văn nhà thơ và đại diện gia đình của ông.
“Nẻo vào văn xuôi đương đại Việt Nam” là tập tiểu luận - phê bình của TS Bùi Như Hải, do NXB Văn học ấn hành tháng 9-2020.
Sáng 5-11, Viện Văn học Việt Nam đã tổ chức toạ đàm nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh PGS – nhà nghiên cứu văn học Vũ Đức Phúc. Đây là một dịp để các thế hệ Viện Văn học ngồi lại cùng ôn cố và “soi chiếu cho tương lai” – như lời PGS,TS Nguyễn Đăng Điệp, Viện trưởng Viện Văn học nhận định.
Bằng sự lao động miệt mài và nghiêm túc, nhà văn Lê Văn Nghĩa thường gửi đến độc giả những đầu sách độc đáo, nhiều cuốn trong số đó có giá trị như một “bảo tàng ký ức” của không chỉ riêng tác giả.
Thạch Lam (1910 - 1942) là đại biểu xuất sắc của văn xuôi lãng mạn Việt Nam thời kì 1930 - 1945. Văn Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và từng trải về sự đời (Nguyễn Tuân).
Sáng ngày 20/10/2020, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức kỉ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (4/10/1920 – 4/10/2020).
Đã có nhiều nhà văn viết về Hà Nội - Thủ đô yêu dấu - như Thạch Lam, Vũ Bằng, Tô Hoài, Nguyễn Khải… Nhưng tập truyện ký “Hà Nội và tôi” (NXB Hội Nhà văn) gần 300 trang với hơn 20 tác phẩm của nhà văn Vũ Ngọc Tiến, một người Hà Nội gốc, đã cho ta biết thêm một phần chân dung về những con người của đất Tràng An thanh lịch.
Tháng 10, nhân kỷ niệm 66 năm ngày Giải phóng Thủ đô, Nhã Nam giới thiệu tới bạn đọc một tác phẩm mới của nhà văn Nguyễn Trương Quý, cây viết vốn quen thuộc với những tản văn về các góc nhỏ của Hà Nội: “”Hà Nội bảo thế là thường”.
Rất lâu rồi, không có luận văn, luận án nào về thơ Tố Hữu. Cũng lâu lắm rồi, sau Hà Minh Đức, Trần Đình Sử… rất ít người viết về thơ ông. Tôi cũng chưa bao giờ viết về thơ Tố Hữu khi ông còn sống. Nhưng với chúng tôi, thơ Tố Hữu là nguồn suối tươi mát, mạch ngầm sống động trong đời sống tinh thần. "Chúng tôi" ở đây là thế hệ những người ở lứa tuổi 70. Trong quãng thời gian 70 năm của một đời người thì ít nhất có 30 năm (1954 - 1975) chúng tôi đã được sống với thơ Tố Hữu.
Bằng kiến thức của một chuyên gia đầu ngành và sự trân trọng quá khứ một đi không trở lại, ông đã chỉ ra giá trị của cuốn sách và ý nghĩa của việc làm sống lại những kí ức Hà Nội rất đặc biệt thông qua cuốn sách này...
Có một bộ phim tôi không thực nhớ nội dung, một bộ phim của Woody Allen mang tên "Đóa hồng tím ở Cairo", câu chuyện mang máng mà tôi còn nhớ, đó là một người phụ nữ thất bại trong tất cả mọi khía cạnh cuộc đời, rồi cô vào một rạp chiếu bóng, xem một bộ phim, và trong giây phút ấy, cô quên béng mất cuộc đời mình, cô òa khóc, không phải vì mình, mà vì những nhân vật trong phim.
Năm 1941, với việc xuất bản Dế mèn phiêu lưu ký ở tuổi 20 (bản in đầu tiên có nhan đề Con dế mèn), Tô Hoài có được hai vinh dự lớn trong nghề cầm bút: Trở thành người mở đầu thể loại truyện đồng thoại; Tác phẩm mở đầu lại là đỉnh cao của thể loại, đồng thời là một trong những áng văn học thiếu nhi nổi tiếng thế giới nhất của Việt Nam.