32 truyện ngắn, cực ngắn của Nguyễn Hoàng Anh Thư dùng hình ảnh siêu thực để khắc họa ẩn dụ về đời sống.
Trang viết của tác giả Anh Thư đặc quánh ẩn dụ qua những mô tả mang yếu tố huyền ảo. Văn phong của cô còn pha trộn một chút chủ nghĩa hiện sinh có thể thấy trong những tác phẩm của Kafka. Các nhân vật của cô thường không có quá khứ mà chỉ có số phận chạy trốn hoặc ẩn nấp trong vỏ bọc hiện tại. Mỗi nhân vật đều chứa đựng nội tâm phức tạp, khó nắm bắt, trong vài trường hợp còn khó hiểu và nặng tính thách đố cho những ai cố gắng giải mã. Như truyện Mộng du khắc họa hình ảnh nhân vật "nó" mắc chứng mộng du. Khi giấc ngủ bị cơn mộng mị đánh thức, nó vẫn mò mẫm tìm lối đi trong bóng tối của chính mình, dù tất cả bóng đèn giăng khắp phòng không bao giờ tắt. Khi sực tỉnh, điều chờ đợi nó là: "...Nó mở mắt, nhìn thấy bóng mình chảy dài trên tường. Nó có màu đỏ của dâu tây. Cái bóng trống rỗng và hình như nó đang chao qua chao lại ngoài cánh cửa sổ".
Phần lớn truyện của Anh Thư có các chi tiết dị hình, kiểu như trong tác phẩm Hóa thân của Kafka, độc giả có thể thấy một người đàn ông trong một buổi sáng thức dậy thấy mình hóa thành một con bọ và phải sống cuộc đời con bọ. Trong những truyện ngắn của Anh Thư, con người có thể ở nhiều dạng, hoặc một phần cơ thể của con người biến hóa thành các vật thể. Truyện Tóc mây cô miêu tả sự chuyển đổi ấn tượng: "Nàng sờ lên đầu. Những chiếc gai đâm phọt. Những tia máu ứ tuôn xuống ào ào". Tương tự , rất nhiều vật thể được tác giả lồng vào trong khoảnh khắc biến thể cảm xúc của con người, nhiều nhất là hình ảnh côn trùng, là gai, bùn đất, khói, rơm, đôi khi là máu.
"Ngày lách mình qua một con thoi, mang hình dạng chiếc lá, xoay vòng vòng một vũ điệu cũ. Chiếc lá thuộc về mùa thu trước. Và cô lấy khăn san quấn quanh cây đàn và thả rơi nó giữa bản hòa tấu của thiên cầm". Một trích đoạn trong truyện Bản giao hưởng gió, cho thấy ngôn từ của Anh Thư đầy chất thi ca nhưng không quá bóng bẩy. Sự lồng ghép giữa nội tâm, tính biến thể cảm xúc và sự kết nối vạn vật được tác giả làm nổi bật không chỉ trong những truyện thể loại huyền ảo mà cả trong vài truyện ngắn hiện thực, phản ánh cuộc sống ngày nay của con người với nhiều thông điệp về trách nhiệm và lòng đam mê như:Ngọn sa đăng, Một ngày của Pi, Người nặn tò he.
Trong Người nặn tò he, Anh Thư xây dựng nhân vật một ông lão 80 tuổi suốt đời sống cùng các con tò he do ông nặn. Lũ tò he từng được bọn trẻ con mê đắm. Nhưng chỉ nhân vật tôi là người còn lại duy nhất ngưỡng mộ ông, yêu thương những con tò he sinh ra từ bàn tay chai sạn của ông từ thuở bé đến tận ngày ông gần đất xa trời. Những con tò he truyền thống ngộ nghĩnh, chất phác bị đám tò he hiện đại đầy phép thuật như siêu nhân, quái vật... lấn át . Nhưng vì tình yêu, ông lão vẫn bám trụ với chúng đến hết cuộc đời già cỗi cô độc. Đến khi hấp hối, ông gần như là một con tò he bệ rạc nhưng đầy sống động. "Tôi thấy hình như chiều nay những con tò he nằm mốc meo kia đang rướm nỗi buồn từng thớ thịt. Lão cũng là con tò he hay nhất mà tôi từng thấy từ thuở bé và cho đến bây giờ đấy. Tôi lẩm bẩm: Tò he cụ bán mấy đồng. Tôi mua một chiếc cho chồng tôi chơi. Chồng tôi đánh vỡ đánh rơi. Tôi mua cái mới tôi chơi một mình". Lời văn nhẹ nhàng, phảng phất chất thơ như gieo nỗi buồn vào từng câu chữ về một thân phận con người.
Nguyễn Hoàng Anh Thư sinh năm 1975, tại Thừa Thiên Huế. Cô là giáo viên trường Hai Bà Trưng, thành phố Huế. Anh Thư viết văn, làm thơ từ năm 2013. Cô từng ra mắt tập thơ Một trang cổ sơ.
Liên tục những tin vui đến với văn chương Việt Nam: nhà văn Nguyễn Ngọc Tư nhận Giải thưởng LiBeraturpreis 2018 do Hiệp hội Litprom (Hiệp hội quảng bá văn học châu Á, châu Phi, Mỹ Latin ở Đức) trao tặng cho tác phẩm Cánh đồng bất tận.
Những bài viết ngắn trong cuốn sách Đủ nắng thì hoa nở (Phương Nam Book và NXB Văn hóa - Văn nghệ ấn hành) cũng chính là những trải nghiệm cả về đời lẫn đạo của tác giả Ba Gàn. Nhờ đó, cuốn sách mang đến những giá trị hữu ích cho độc giả, nhất là những người đang đi tìm mục tiêu để sống.
Hướng tới kỷ niệm 10 năm ra số đầu tiên (2010 - 2020), ngày 28/11, tại Hà Nội, tờ Thời Nay (Báo Nhân dân) phối hợp Ban Nhà văn trẻ (Hội Nhà văn Việt Nam) tổ chức buổi ra mắt 2 cuốn sách “Giấc mơ trên những cánh rừng”, và “Nơi ta đã qua, người ta đã gặp”.
Dự án Nhóm 4. 0 của Nền tảng Xuất bản Điện tử Waka, là dự án sáng tác theo mô hình nhóm đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng và triển khai với kỳ vọng tạo ra một sân chơi hỗ trợ các tác giả trẻ yên tâm phát triển sự nghiệp sáng tác của mình.
Đối thoại với hoa (NXB Văn hóa - Văn nghệ TPHCM, tháng 11-2018), tập tiểu luận phê bình thứ 7 của Nguyễn Thị Minh Thái, là cuốn sách kỷ niệm 45 năm bước vào nghề văn của tác giả.
Cảm hứng viết văn ở chính trong cuộc sống của mỗi chúng ta, việc viết văn phải tải chứa một điều gì đó chứ không viết chung chung. Trong tác phẩm văn học cũng phải truyền tải những giá trị nhân văn, định hướng tích cực để người đọc biết trân quý những gì mình đang có.
Là vùng đất quen thuộc trong miền sáng tạo, vẻ đẹp Hà Nội không chỉ được diễn tả bằng hình ảnh mà còn hiển hiện vô cùng tinh tế, sống động trong nghệ thuật ngôn từ. Với vô số tác phẩm văn học viết về Thủ đô từ xưa tới nay, để khai phá, phát lộ những điều mới mẻ về thành phố này là thử thách không nhỏ với mỗi nhà văn.
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà văn Nguyên Hồng (5/11/1918 - 5/11/2018), lần đầu tiên, “Nhật ký Nguyên Hồng” ra mắt bạn đọc. Hơn 600 trang nhật ký Nguyên Hồng viết từ năm 1941 đến trước khi ông mất (1982) đã được công bố. Những trang viết hiển hiện cả một thời kỳ, sống động và chân thực. Đặc biệt là đời sống văn nghệ của đất nước trong suốt hơn nửa đầu thế kỷ XX. Được sự đồng ý của NXB Trẻ và đại diện gia đình nhà văn Nguyên Hồng, chúng tôi trích giới thiệu một số trang nhật ký của ông.
Rời "cõi tạm" khi tuổi đời còn rất trẻ (24 tuổi) song cha đẻ của bài thơ Hôm qua em đi chùa Hương - tác giả Nguyễn Nhược Pháp đã để lại khối lượng những sáng tác đáng kinh ngạc và thán phục, một tài năng đã chớm nở từ rất sớm và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Sáng 5/11 tại Trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp hợp với gia đình nhà văn Nguyên Hồng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm sinh nhà văn Nguyên Hồng (5/11/1918 - 5/11/2018). Ông được đánh giá là một trong những nhà văn ưu tú nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại với các tác phẩm như: Bỉ vỏ, Những ngày thơ ấu, Cửa biển...
Có nhiều cuốn sách lọt vào danh mục “bestsellers” của các NXB, hàng chục năm nay nhà văn Nguyễn Nhật Ánh luôn giành vị trí tác giả “ăn khách” trong làng văn chương. Đa tài trong nhiều lĩnh vực, và thể loại sáng tác nhưng ông có biệt tài xuất sắc trong mảng sáng tác dành cho tuổi teen.
NXB Phụ nữ vừa ra mắt cuốn sách "Những nhân chứng cuối cùng" - một trong những tác phẩm góp phần làm nên giải Nobel văn học của nữ nhà văn Belarus Svetlana Alexievich - người được biết đến nhiều với các tác phẩm đã in và phát hành ở Việt Nam như “Chiến tranh không mang gương mặt phụ nữ”, “Lời nguyện cầu từ Chernobyl”.
Ngày 25/10, tại TP HCM, cuốn sách “Kiến Phật” của tác giả người Anh - Rose Elliot đã chính thức ra mắt độc giả Việt Nam.
Sáng 24-10, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư vừa có buổi gặp gỡ và ký tặng sách cho độc giả tại Đường sách TPHCM nhân dịp chị vừa trở về từ Hội sách Frankfurt với giải thưởng LiBeraturpreis 2018, và ra mắt tập truyện ngắn Cố định một đám mây.
Ba cây bút trẻ Kai Hoàng, Thái Cường và Hoàng Khánh Duy vừa có cuộc chuyện trò về sáng tác văn chương gắn với cuộc sống đương đại tại Đường sách sáng 20/10 nhân khai mạc Tuần lễ sách hay.
Bên cạnh những tác phẩm mang hơi thở thời đại, đời sống văn chương trong nước gần đây còn xuất hiện những tác phẩm từng được xuất bản từ trước. Dù ra mắt cách đây hàng chục năm, nhưng nhiều tác phẩm vẫn giữ nguyên giá trị và với không ít bạn đọc ngày nay, đó vẫn là những tác phẩm mới.
Tiểu thuyết về một chàng trai nổi loạn, dính vào ma túy được viết bằng tình cảm của nhà văn với con trai thứ hai.
Sau các tác phẩm Nguyễn Trãi (2 tập), Đàm đạo về Điều Ngự Giác Hoàng, Bí mật hậu cung, mới đây nhà văn Bùi Anh Tấn tiếp tục trở lại với đề tài lịch sử bằng tiểu thuyết Bảo kiếm và giai nhân, do NXB Tổng hợp TPHCM ấn hành.
Kế thừa và sáng tạo là vấn đề xưa nay đã từng được nhiều người quan tâm bàn luận. Tôi chỉ xin nói thêm đôi điều về mối quan hệ giữa kế thừa và sáng tạo trong sáng tác thi ca.
PGS-TS Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, cho rằng, hoạt động lý luận văn học, nghệ thuật còn xa rời thực tiễn sáng tác, có biểu hiện xơ cứng, kém năng động, giảm sút tác dụng tích cực đối với sáng tác. Chỉ riêng trong lĩnh vực văn học, tiếng nói của các nhà phê bình được nhìn nhận là rất quan trọng đối với tác giả lẫn bạn đọc.