"Tấn trò đời" với việc "Làm sao biến được một nhân vật đức hạnh trở thành hấp dẫn..."

15:24 18/12/2009
ĐẶNG ANH ĐÀOTrong tác phẩm nghệ thuật, phân biệt thật rạch ròi cái gì là ý thức, sáng suốt, tự giác với cái gì vô ý thức, tự phát, cảm tính không phải là điều đơn giản. Ngay cả những nhà văn lãng mạn như Huygô, nhiều lúc sử dụng nhân vật chính diện như những cái loa phát biểu lý tưởng của mình, thế mà đã có lúc Kessler bịt miệng lại không cho tán tụng nhân vật Côdet và mắng rằng: Huygô anh chả hiểu gì về tác phẩm ấy hết", đồng thời tuyên bố rằng ông còn thích Epônin gấp bội lần "Côdet, cô nàng điệu đàng đã tư sản hóa ấy".

Bìa cuốn "Tấn trò đời" (bản tiếng Pháp) - Ảnh: livre.fnac.com

Trong khi căn cứ vào một số lời tuyên bố (tất nhiên là có ý thức và có lặp lại) của Xtăngdan, một số nghiên cứu như Misa, Lagacđơ cho rằng hình tượng nhân vật của Xtăngđan chỉ thể hiện "cuộc săn đuổi hạnh phúc"..., "cá nhân đến mức tự kỷ trung tâm"... rất "mãnh liệt, độc đáo và say đắm". Còn giới nghiên cứu Xô viết lại đánh giá rất cao Đỏ và Đen, Tu viện thành Pacmơ theo những giá trị khác, và đoạn Juyliêng Xôren ra trước tòa, giây phút "cái đầu tuyệt đẹp ấy sắp rơi xuống" đã được trích trong sách giáo khoa, coi như có ý nghĩa giáo dục rất lớn.

Tuy nhiên, nếu chỉ để giản đơn giải đáp rằng Banzăc có ý đồ xây dựng nhân vật chính diện hay không, thì chúng ta cũng có thể dùng câu trả lời của chính Banzăc: "Có lẽ cho tôi được phép xin người ta lưu ý tới việc có biết bao nhiêu là gương mặt hoàn thiện (về đạo đức) trong các bộ phận đã xuất bản của công trình này: Pieret Loranh, Uyêcxuyn Miruôt, Côngxtăngxơ Birôtô, Ơgiêni Grăngđê, Macgơrit Claex, Pôlin đơ Vilơnoa, bà Giuyn, Evơ Sacđông, tiểu thư Đê Grinhông, bà Phiêcmiami, Agatơ Rugiê, Rơnê đơ Môcôngbơ. Sau cùng, nhiều gương mặt ở hậu trường, có lẽ không nổi bật bằng, song cũng chẳng phải là không cung cấp được cho độc giả những thực tế đạo đức gia đình, như Giôdef Lơba, Giênexta, Bênaxi, linh mục Bonê, thầy thuốc Minôrê, Flơrôn, Đavít Xêsa, vợ chồng Birôtô, nhà Xôvia, nhà Tasơrông và biết bao nhiêu người khác, chẳng phải rằng họ đã giải quyết cái vấn đề hắc búa của văn học là làm sao biến được một nhân vật đức hạnh trở thành hấp dẫn đó ư?" (Lời tựa Tấn trò đời) (1).

Tất nhiên, trích dẫn như vậy, chúng tôi nghĩ rằng chúng ta không đơn giản chỉ đánh giá hình tượng qua những ý đồ của tác giả. Ngay đoạn phát biểu trên của Banzăc chứng tỏ nhà văn đã lựa chọn nhầm một phần nào những "gương mặt hoàn thiện" của mình. Còn nói về số lượng về nhân vật chính diện, thì có lúc Banzăc thậm chí đã thống kê nó, chỉ kể riêng số lượng phụ nữ, thì nó "lớn hơn một phần ba so với tổng số những con người có thiếu sót, một điều mà trong thế giới thực người ta chẳng thể nào thu hoạch được" (2). Chúng tôi trích dẫn như vậy, để thấy rằng, về những ý đồ của tác giả, chúng ta cũng vẫn phải xét nó trong nhiều mối liên hệ, đặc biệt là qua sự thể hiện của nó trong hình tượng. Mà hình tượng, như chúng ta biết, không phải luôn luôn tuân theo một số ý đồ nào đó của tác giả. Trước hết nếu xét ý đồ của Banzăc, chúng ta thấy nhà văn hay nhắc đi nhắc lại khái niệm nhân vật "đạo đức". Trong thực tế, có những kết quả ngược lại. Thứ nhất, chỉ lấy ví dụ trong số nhân vật đạo đức mà ông đã kể, chúng ta thấy chưa bao giờ họ là những "gương mặt hoàn thiện", ngay cả về đạo đức! Côngxtăngxơ Birôtô "đạo đức" nhất trong các nhà tư sản, thể hiện "sự trong sạch của giới thương mại", song vẫn chỉ ra những mánh khóe để chồng có thể kiếm lời nhiều hơn, có nghĩa là vẫn phải... lừa đảo! Còn hãy lấy một nhân vật đã trở thành gần như là "nữ thánh" của "nhà Xôvia", Vêrônic Xôvia tức phu nhân Graxlanh. Thời trẻ, bà đã mang một mối tình tội lỗi: dù được chồng là nhà tư sản Graxlanh hết sức chiều chuộng, trong những lúc đi làm việc thiện, vào một xóm thợ nghèo, nàng đã dan díu cùng với một người thợ trẻ là Tasơrông. Vì muốn cùng người yêu trốn sang Mỹ, Tasơrông đã buộc phải ăn cắp và vì bị lộ trong lúc hành sự, anh đã giết hai người vô tội một lúc! Tasơrông, vì giữ gìn danh dự cho người mình yêu, đã không khai nửa lời và chịu án tử hình. Bà Graxlanh, ăn năn hối lỗi, đã khai hóa cho cả một vùng và chỉ thổ lộ bí mật của đời mình trước khi tắt thở cho Bonê, "người cha xứ nông thôn..."

Ngoài ra, những nhân vật thành công nhất của Banzăc không thể chỉ chứa đựng trong khái niệm "nhân vật đạo đức". Chỉ kể Ơgiêni Grăngđê, nàng đã có một ý nghĩa xã hội rộng lớn hơn thế. Đó là một loại mâu thuẫn của Banzăc trong ý đồ xây dựng nhân vật chính diện. Một mâu thuẫn khác là: mặc dù ông có ý thức về điều này trong suốt quá trình sáng tác Tấn trò đời, ông luôn luôn cảm thấy ý đồ bị phá vỡ bởi thực tế xã hội bên ngoài. Ông viết trong một bài tựa cho Miếng da lừa: "Thiên hạ đòi hỏi những bức tranh đẹp đẽ, vậy lấy đâu ra những điển hình? Những trang phục giả dối của các anh, những cuộc cách mạng chẳng thành, những gã tư sản nói dông dài của các anh, nền tôn giáo đã chết, những quyền lực lụn bại, những ông vua ăn lương hưu của các anh, chẳng lẽ những cái đó nên thơ lắm hay sao mà phải biến hóa nó đi nữa?... Bây giờ, chúng tôi chỉ có thể châm biếm mà thôi".

Đây là một điểm khiến Banzăc luôn luôn phải đương đầu với các kẻ thù đương thời của ông. Trong lúc ông tưởng rằng mình đang xây dựng những nhân vật đạo đức thì họ kết tội ông là vô đạo đức. Ở đây, xuất hiện cái lõi cốt của nhà văn: ông không chịu lý tưởng hóa nhân vật chính diện. Theo ông, "Không phải lỗi ở tác giả nếu sự việc tự báo và báo rõ đến thế". Trước hết là đối với số phận của những nhân vật chính diện. Trả lời những người đã van xin ông nới tay ban cho "nhân vật đạo đức một số phận tốt đẹp hơn (họ vẫn khoái cái kiểu kết thúc truyền thống, những "happy-end" (3) cho nhân vật chính diện), ông trả lời: "Đừng có làm tôi phải rối trí vì những thói đa cảm của các anh, những kẻ ấy yếu đuối, vụng về; cái phải xảy ra ắt sẽ xảy ra, mặc xác họ".

Về tính cách nhân vật, ông cũng ý thức được rằng không phải những khái niệm về đạo đức, về cái đẹp là bất biến ở từng thời gian, không gian, xã hội và ngay ở một con người. Một chàng thanh niên như Saclơ, phải biến đổi theo hướng phản diện, một khi đã "đến bờ biển châu Phi buôn người da đen"vì "cách tốt nhất để làm giàu ở vùng nhiệt đới cũng như ở châu Âu là buôn người". Banzăc viết trong Ơgiêni Grăngđê về những ý niệm chính nghĩa và phi nghĩa, về đạo đức: "Hắn không có ý niệm nhất định về chính nghĩa và phi nghĩa, khi thấy ở cái xứ này coi là đạo đức thì xứ kia lại cho là tội ác". Và ngay cả một khái niệm mà chúng ta thấy nhắc đi nhắc lại ở tác phẩm, nhân vật của Banzăc là nhân vật mang "passion" (dục vọng) thì cách hiểu qua tiếng Việt của chúng ta cũng có phần chưa ổn. "Passion" ở nhân vật của Banzăc không phải luôn luôn là cái gì xấu. Ở đây, có lẽ chúng ta nên hiểu và chuyển nó theo cái ý là "say đắm". "đam mê". Bởi vì, theo Banzăc: "Passion là tất cả loài người. Không có nó, tôn giáo, lịch sử, tiểu thuyết, nghệ thuật sẽ thành vô ích. Khi thấy tôi thu thập quá nhiều hiện tượng và vẽ chúng đúng như thật, với sự say đắm làm chất liệu, một vài người đã tưởng tượng rất sai lầm rằng tôi thuộc về trường phái duy cảm và duy vật, hai mặt của một vấn đề, chủ nghĩa phiếm thần. Song có thể là người ta đã lầm. Tôi không chia sẻ niềm tin về một sự tiến bộ vô tận, về mặt xã hội; tôi tin ở những sự tiến bộ của con người đối với chính mình. Những kẻ muốn nhìn thấy ở tôi cái ý định coi con người như đã hoàn thành rõ ràng đã lầm lần vô cùng" (4).

Ở Banzăc, sự thể hiện vẻ đẹp con người trong những giới hạn của bản thân nó, hay nói đúng hơn là trong những giới hạn của cuộc sống đã được ông ý thức một cách sáng suốt. Bởi vậy, những "say đắm" cao cả nhất trong con người của Banzăc, như say đắm sáng tạo một cách vô tư, không vì "quan hệ trả tiền ngay" (như ở Bantada Claex) vẫn có thể thiêu đốt cuộc đời và hạnh phúc riêng tư của nhà bác học này. Những "say đắm" lành mạnh hay dục vọng đều làm co rút "miếng da lừa", biểu tượng cho cuộc đời Raphaen de Valăngtanh. Đó là một thực tế của cuộc sống.

Vẻ đẹp của con người còn thường được Banzăc giới hạn bởi lứa tuổi: hầu hết những nhân vật chính diện của Banzăc thường đẹp nhất là lúc họ còn trẻ. Ông có ý thức về điều này và viết trong tựa phần Khảo sát phong tục thế kỷ XIX (do Fêlix Davanh thảo và Banzăc chắc chắn đã sửa chữa lại năm 1835): "Vào tuổi hai mươi, mọi tình cảm được bộc lộ một cách hào hiệp; đến ba mươi tuổi thời tất cả đã được tính toán, con người trở thành ích kỷ" (5). Thoạt nhìn, cách lý giải của Banzăc có vẻ "sinh vật học". Vận dụng những thành tựu của sinh vật học vào lĩnh vực xã hội học là một ý đồ cách tân của Banzăc và là một thành tựu, nó chưa có ý nghĩa thoái hóa như ở thời Zôla. Song theo chúng tôi nghĩ, sẽ lầm lẫn nếu cho rằng Banzăc chỉ gắn vẻ đẹp của con người với những giai đoạn phát triển sinh lý của họ. Ở đây, sự biến đổi của con người theo tuổi tác gắn chặt với sự thâm nhập vào cuộc sống xung quanh, vào sự "trưởng thành" trong xã hội tư sản: đó là một cái nhìn có giá trị về mặt xã hội học.

Điều mà nhà văn phải chiều theo, tuân thủ theo ở đây vẫn là cuộc sống. Cho nên, hầu hết các nhà văn hiện thực đều cảm thấy bị cản trở trong ý đồ xây dựng nhân vật chính diện. Mâu thuẫn này, như vậy, phần nào do chính thực tế làm nảy sinh. Khi xây dựng nhân vật Đavit Xêsa và Evơ để đối lập lại với Luyxiêng Sacđông trong Vỡ mộng, Banzăc đã phải làm việc vất vả hơn phần viết về Luyxiêng trong Một vĩ nhân tỉnh nhỏ ở Pari gấp bội lần. "Đó là một điều khó khăn khủng khiếp". Banzăc đã phải đọc lại, có nghĩa là phải sửa chữa tới mười bảy, mười tám lần, thậm chí mười chín lần bản thảo phần Những đau khổ của nhà phát minh. "Tưởng như tôi phải tái - sáng tác nó mười sáu lần trong cái tháng này", ông viết cho bà Hanxka như vậy, ngày 7 tháng Bảy năm 1843. Cảm giác khó khăn trong khi thực hiện ý đồ xây dựng nhân vật chính diện cũng được Đôxtôiepxki nhấn mạnh khi sáng tác Thằng ngốc: "Tư tưởng quan trọng nhất của cuốn tiểu thuyết - đó là miêu tả con người hoàn toàn đẹp (...). Mọi nhà văn, (...) bất kì ai bắt tay vào việc này đều luôn thất bại".

Như vậy là mặc dầu tất cả những mâu thuẫn của tác giả giữa ý đồ của mình về nhân vật chính diện với chính những kết quả của nó qua thành tựu nghệ thuật, với thực tế xã hội, chúng ta vẫn có thể kết luận rằng Banzăc đã ý thức được nhiệm vụ này. Và ý đồ này không phải chỉ thể hiện ở một vài tác phẩm, trong một giai đoạn nhất định mà nó xuất hiện từ những tác phẩm đầu tiên, của Tấn trò đời, cho đến những tác phẩm cuối. Viết Ơgiêni Grăngdê, Banzăc đã nói đến sự đối lập ngay chính giữa phòng khách của lão Grăngđê, ở đấy có hai mẹ con Ơgiêni, "những ngoại lệ kỳ khôi trong đám người sống hoàn toàn về vật chất ấy". Viết Xêda Bỉrôtô, Banzăc muốn thể hiện "sự trong sạch của giới thương mại". Lão Gôriô là dự định thể hiện tình cha con cao cả... Ông dự định đối lập Đavit Xêsa với Luyxiêng Sacđông trong Vỡ mộng dù cuối cùng phải nhận ra rằng: "Thật là tuyệt vọng cho tôi. Vẻ đẹp trong sáng của Evơ Sacdông và Đavit Xêsa không bao giờ có thể địch lại được với bức tranh về Pari của Một vỉ nhân tỉnh nhỏ ở Pari (Lời tựa chung cho Tấn trò đời). Trong lời tựa cho Pieret, Banzăc cũng viết: "Nếu trong khi đọc cái lịch sử sống của những phong tục hiện đại này mà bạn, người chủ hiệu, không muốn chết như Xêda Birôtô hay sống như Pilơrô hơn làm gã Đuy Tiê hoặc Rôganh; mà bạn, người thiếu nữ, không muốn làm Pieret hơn là phu nhân Đơ Rextô; mà bạn, là người đàn bà, không muốn chết như phu nhân Đơ Moocxôf hơn là sống như phu nhân Đơ Nuyxanhgiăng, mà bạn, là người đàn ông, không muốn văn minh như Bênaxi đã làm mà muốn sống tựa cỏ cây như Rôgrông, không muốn là cha xứ Bonê hơn là làm Luyxiêng đơ Ruybămprê, không muốn gieo rắc hạnh phúc như người lính già Giênetax hơn là sống như Vôtơranh thì chắc chắn là tác giả đã không đạt được mục đích. Những sự vận dụng cá thể của các điển hình này, ý nghĩa của muôn nghìn câu chuyện hợp thành cái lịch sử phong tục này sẽ không được thông cảm" (5).

Tóm lại, mỗi một lời tuyên bố của nhà văn đều biểu hiện những mâu thuẫn trong ý đồ xây dựng nhân vật chính diện. Thứ nhất là mâu thuẫn giữa chính những ý định khác nhau - tiến bộ có, bảo thủ có - của bản thân nhà văn. Thứ hai là mâu thuẫn giữa khái niệm có phần chật hẹp của nhà văn với ý nghĩa chân chính của hình tượng chính diện. Thứ ba là mâu thuẫn giữa ý đồ xây dựng nhân vật chính diện với một thực tế luôn luôn có những yếu tố phá vỡ dự định này.Bởi thế, trong ý đồ, Banzăc dự định xây dựng một kiểu nhân vật chính diện khác trước. Đó không phải là kiểu người "thanh giáo" mà Oantơ Xcôt đã mô tả, ông cho rằng "Oantơ Xcôt đã phải giả dối, vì buộc phải phù hợp với những tư tưởng của một xứ sở căn bản là đạo đức giả". Ngay cả một hình tượng người đàn bà được coi là tuyệt vời của văn học quá khứ, theo Banzăc, "trái lại, Clarixơ, cái hình ảnh đẹp đẽ này của đạo đức nhiệt thành, có những đường nét của một sự thanh khiết đáng tuyệt vọng". Banzăc cho rằng cần phải thể hiện những anh hùng mới, một Napôlêông khác của lịch sử: những anh hùng, những Napôlêông" bị quên lãng"...

(Hạnh Linh sưu tầm)
(123/05-99)


---------------------
(1) Sđd, t.1 tr35
(2) M. Allem - Giới thiệu
Cha xứ ở Tua Pievret - Gariuer Frères. Paris 1961, tr.329.
(3) Kết thúc có hậu (tiếng Anh)
(4) (5) Sđd tr 54, tr 591



Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN XUÂN HÒA Ưng Bình Thúc Giạ thị (1877 -1961) và Thảo Am Nguyễn Khoa Vi (1881 - 1968) là hai nhà thơ Huế giàu tài năng sáng tác vừa có mặt chung, mặt riêng, phản ảnh cuộc sống xứ Huế được nhân dân mến mộ, khâm phục.

  • ĐỖ ĐỨC HIỂU* Thưa ông, qua hai tác phẩm gần đây nhất của ông, tôi được biết ông quan tâm nhiều đến vấn đề Phê bình Văn học ở nước ta. Theo ý ông, Phê bình, Nghiên cứu Văn học ở Việt Nam những năm gần đây có biến đổi gì không? Hay nó dậm chân tại chỗ như một vài người đã nói?

  • PHONG LÊIĐến với tôi một nhận xét: Đại hội nhà văn lần thứ VI, tháng 4- 2000, do việc bầu đại biểu từ 8 khu vực, nên vắng hẳn đi những người có thâm niên nghề nghiệp cao. Đặc biệt là những vị có sự nghiệp đáng trọng trên các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, những người có vị thế bậc thầy trên nhiều phương diện của kiến thức đối với các thế hệ viết trẻ.

  • HOÀNG NGỌC HIẾN(Tiếp theo Sông Hương số 253 tháng 3/2010)

  • HỒ THẾ HÀNhìn vào tiến tình văn học đương đại Việt Nam, căn cứ vào các giải thưởng văn học, các hiện tượng văn chương nổi bật trong hơn hai thập kỷ qua, - so trong tương quan các thể loại, nhiều người không khỏi lo lắng và lên tiếng báo động về sự xuống cấp của thơ.

  • TRẦN THIỆN KHANHSau chiến tranh khoảng 10 năm, đất nước có nhiều chuyển biến quan trọng. Các nhà văn đủ mọi thế hệ nghĩ và viết trong một bối cảnh mới. Song họ vẫn chưa thoát khỏi những yêu cầu của đoàn thể, họ vẫn phải phục vụ một “biểu tượng xã hội về chân lí”(1) cái biểu tượng có tính giai cấp, tính chiến đấu, hoặc ít ra cũng có tính nhân dân và màu sắc dân tộc đậm đà đính kèm.

  • BỬU NAMThiên nhiên là “không gian sống” và “không gian tâm tưởng” của con người và thi sĩ phương Đông, nó đã lắng sâu trong vô thức của họ và đã trở thành một loại “không gian văn hóa” và là một hằng số quan trọng trong thơ ca phương Đông.

  • THANH THẢOMỗi nhà văn đích thực đều là mỗi nhà không tưởng ở những mức độ khác nhau. Tônxtôi là nhà văn vĩ đại, đồng thời là nhà không tưởng vĩ đại.

  • THU TRANG (Paris) Có thể từ đầu thế kỷ, do hoàn cảnh lịch sử, người Việt Nam đã tiếp cận văn hóa Pháp. Chúng ta phải công nhận phần ảnh hưởng phong phú do các luồng tư tưởng, quan niệm Tây phương đã tác động đến giới trí thưc và văn nghệ sĩ nhiều ngành.

  • NGUYỄN THẾ - PHAN ANH DŨNGCầm trên tay cuốn Truyện Kiều tập chú (TKTC), NXB Đà Nẵng, 1999, dày hơn 1000 trang của các tác giả Trần Văn Chánh, Trần Phước Thuận, Phạm Văn Hòa, chúng tôi thấy đây là một công trình nghiên cứu công phu, tập hợp và chọn lọc được một số chú giải của các học giả nổi tiếng.

  • FRANCOIS JULLIEN (Trích dịch ch. IV cuốn Đối thoại của Mạnh Tử với một triết gia Khai sáng)

  • HOÀNG NGỌC HIẾNTôi hào hứng đi vào đề tài này sau khi đọc bài tiểu luận của Tỳ kheo Giới Đức “Phật giáo có thể đóng góp gì cho minh triết Việt?”(1)

  • ĐÔNG LACon đường đến thành công thường rất khó khăn, với Nguyễn Quang Thiều ngược lại, dường như anh đã đạt được khá dễ dàng kết quả ở hầu hết các lĩnh vực sáng tạo văn chương.

  • TRẦN HUYỀN SÂMMỗi thời đại đều mang lại một quan niệm văn chương khác nhau. Đối với cha ông xưa, họ không hề có ý định lập ngôn, lại càng không chủ trương xây dựng cho mình một học thuyết có tính hệ thống.

  • CAO HUY HÙNGChủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam mà cả bạn bè trên khắp thế giới đều giành tình cảm trân trọng đặc biệt đối với Người. J.Stésron là nhà sử học người Mỹ một trong số những người đã dày công tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

  • NGÔ THỜI ĐÔN        (Phiếm luận)Đọc Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du, đến đoạn kết thúc phiên tòa báo ân, báo oán, người hay trắc ẩn thì thấy nhẹ nhõm, người cả nghĩ thì thấy vợ chồng Thúc Sinh- Hoạn Thư thoát nạn mà thán phục sự tế nhị của Nguyễn Du.

  • TRẦN ĐÌNH SỬTrong sách Phê bình văn học thế kỷ XX tác giả Giăng Ivơ Tađiê có nói tới ba bộ phận phê bình. Phê bình văn học ta hiện nay chủ yếu cũng có ba bộ phận ấy họp thành: phê bình báo chí, phê bình của các nhà văn nhà thơ và phê bình của các nhà phê bình chuyên nghiệp.

  • ĐÀO THÁI TÔNTrong bài Mê tín dị đoan trên chuyên mục Tiếng nói nhà văn (Văn Nghệ số 52 (2032), ngày 26 - 12 - 1988), nhà văn Thạch Quỳ thấy cần phải "phân định cho được văn hóa tâm linh, văn hóa nhân bản, văn hóa tín ngưỡng để phân biệt nó với mê tín dị đoan".

  • NGUYỄN THỊ XUÂN YẾNLà một nội dung mở, tín hiệu thẩm mỹ (THTM) đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu khoa học quan tâm, đặc biệt là các nhà nghiên cứu văn học đã bàn luận khá rộng.