THANH TÙNG
Tháng 10/2012, tại khách sạn Rex - thành phố Hồ Chí Minh, chiếc bánh đậu xanh Phượng hoàng vũ khổng lồ của nghệ nhân ẩm thực Tôn Nữ Thị Hà và ái nữ Phan Tôn Tịnh Hải được vinh danh Kỷ lục châu Á - do Hội Kỷ lục châu Á công nhận.
Đồng tác giả Phượng hoàng vũ
Chiếc bánh có chiều dài 6,8m, chiều rộng 4,2m; được tạo thành bởi 97kg bột gạo nếp, 496kg đậu xanh, 662kg đường cát trắng, 24 quả bí ngô, 80 quả gấc, 120 củ dền, 120kg mận chín, 120kg khoai tía, 20kg bắp cải tím, 40kg cải bẹ xanh, 20kg nghệ củ, 19kg rau bồ ngót, 10kg lá dứa thơm, 5kg lá cẩm, 1kg cà phê.
Nhưng đó mới chỉ là chất liệu, là nguyên liệu đầu vào. Giới thiệu qua để biết thành phần của chiếc bánh, của công trình ẩm thực, đồng thời là một tác phẩm nghệ thuật lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam, và cả châu Á. Trong quá trình tìm kiếm tư liệu để phục hồi các món ăn cung đình bà Hà được biết hồi đầu thập niên 1920, các nghệ nhân ẩm thực cung đình đã làm một chiếc bánh chín tầng, mô phỏng theo hình tháp Phước Duyên chùa Thiên Mụ. Chiếc bánh dài 1,5m, rộng 1m. Xét về thành phần nguyên liệu chủ lực, và hương vị, thì người Huế gọi đó là bánh in đậu xanh. Tác giả chiếc bánh là ông Trần Viên. Công trình nghệ thuật ẩm thực này được chế tác để dâng vua Khải Định nhân lễ Tứ tuần đại khánh (1924).
Khi xưa, các loại bánh dùng trong cung đình Huế đều được làm từ nguyên liệu truyền thống, chỉ khác lạ, đẹp mắt ở nghệ thuật tạo hình, ở những bản hòa ca của sắc màu. Là món ngự thiện, món dùng trong cung nên sản phẩm thường được tạo dáng theo các đề tài tứ quý, tứ linh, bát bửu, hồ lô, các loại trái cây, màu sắc tự nhiên theo các vật thể được tạo dáng. Chất liệu tạo màu cũng từ các loại rau, củ, quả, hoa, lá lành tính và bổ dưỡng, tuyệt đối không có phụ gia, phẩm màu công nghiệp. Tuy nhiên, công thức chế biến sẽ rất phức tạp và tinh tế. Y sĩ chuyên ngành dinh dưỡng Tôn Nữ Thị Hà, chủ nhân nhà hàng ẩm thực cung đình Tịnh Gia Viên, đã phát tâm phục hồi giá trị truyền thống và làm thăng hoa nghệ thuật ẩm thực Huế bằng chiếc bánh Phượng hoàng vũ - Bạt phong hồi đầu, với ý tưởng, hoài bão lướt gió đưa di sản ẩm thực Huế bay cao, bay xa ra thế giới bên ngoài, nhưng vẫn luôn hướng về nguồn cội, vọng về truyền thống dân tộc.
![]() |
Du khách tham quan chụp ảnh lưu niệm |
Xuất thân dòng dõi Tôn Thất nhà Nguyễn, từ nhỏ bà Hà đã được chỉ dạy tỉ mỉ cách chế biến các món ăn trong cung phủ. Phượng hoàng Vũ được nghệ nhân Tôn Nữ Thị Hà lấy cảm hứng từ thực tế cuộc sống nhiều hơn là trí tưởng tượng. Tiếp xúc với những truyền nhân của ông Trần Viên bà Hà đã xác định được nguyên liệu và công thức của chiếc bánh đậu xanh dâng vua Khải Định ngày ấy. Vấn đề đặt ra là kinh phí đầu tư, thời gian, công sức, tạo hình tác phẩm… và truyền “ngón” cho những người phụ tá. Ngay chuyện đơn giản nhất trong quy trình chế biến là công đoạn nấu và sấy bánh cũng có thể xác lập một kỷ lục. Để hoàn thành tác phẩm Phượng hoàng vũ bà Hà đã huy động 3,5 tấn than củi và 18 người phụ bếp làm việc liên tục trong ba tháng trời.
Nghệ nhân Tôn Nữ Thị Hà đã tạo ra rất nhiều mẫu khuôn có kích cỡ, kiểu dáng khác nhau để đổ thành 4.862 miếng, và ghép lại thành chiếc bánh hình chim Phượng đang bay. 4.862 miếng bánh này được liên kết với nhau bằng 5.000 chiếc tăm tre. Hỗ trợ cho những chiếc tăm tre là chất kết dính bằng đường và bột nếp. Trong đó có những lớp nhụy để tạo ra bộ lông nhiều màu rực rỡ của Phụng hoàng. Tác phẩm hoàn thành lại phải đóng một chiếc sập hết 1,5 khối gỗ để Phụng hoàng hạ cánh. Để “bay” vào TP. HCM Phượng hoàng vũ được đóng trong 90 chiếc thùng, xếp đầy hai chiếc xe tải.
Từ một đầu bếp tài hoa, Tôn Nữ Thị Hà dấn thân vào nghệ thuật với nhiều đam mê và sớm nổi tiếng ở hai lĩnh vực sinh vật cảnh và nhiếp ảnh. Bà có con đường riêng và sớm tạo cho mình một phong cách ít giống ai. 4.862 miếng bánh ghép lại thành Phượng hoàng vũ bà đã tạo ra được một thứ ngôn ngữ của riêng mình. Nó giống như những ký hiệu biểu trưng, như những bộ chữ tượng hình để tạo thành chữ Hán, chữ Nôm. Ngắm Phượng hoàng vũ của bà Hà tôi chợt nhớ đến bảy mẫu ký tự của Điềm Phùng Thị. Từ bảy mẫu tự này bà Điềm đã tạo ra cả một thế giới nghệ thuật của riêng mình. Một gia sản nghệ thuật vô giá được hình thành như trò chơi ghép hình với sự thay đổi tỷ lệ, bố cục, sắc màu.
TH.T
(SH288/02-13)
ĐỖ MINH ĐIỀN
Lần đầu tiên ở vùng đất Cố đô, có một tổ chức thuần túy về văn chương, mỹ thuật và thể thao ra đời - đó là Hội Mỹ Hòa, chính thức được công nhận tư cách pháp lý vào ngày 17 tháng 6 năm 1935, đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển văn hóa Huế. Ra đời cách nay 85 năm nhưng Hội Mỹ Hòa đã có quan điểm và phương châm hành động tiến bộ, quy tụ được nhiều tri thức tiêu biểu góp phần gìn giữ di sản văn hóa.
NGUYỄN KHOA ĐIỀM
PHAN THANH HẢI - TRẦN VĂN DŨNG
Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, chiếc áo dài vẫn luôn được xem là trang phục truyền thống không thể thiếu của mỗi người dân xứ Huế từ xưa cho đến nay.
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Dưới thời Nguyễn, vào mùa xuân, có khá nhiều đại lễ được tổ chức như lễ Ban Sóc (phát lịch), lễ Tiến Xuân, lễ Thướng Tiêu, lễ Nguyên Đán, lễ Thiên Xuân, v.v tổ chức từ ngày 25 tháng Chạp đến ngày 7 tháng Giêng.
NGUYỄN HỮU PHÚC
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ ở miền Trung là một hình thức thờ cúng người Mẹ hóa thân ở các miền trời, sông nước, rừng núi được hình thành trên nền tảng của tín ngưỡng thờ Nữ thần Chăm kết hợp với tục thờ Mẫu Tam phủ ở miền Bắc.
ĐỖ MINH ĐIỀN - ĐỖ NGỌC BẢO THƯ
THANH TÙNG
Ý tưởng thành lập Hội Nghiên cứu và Phát triển Di sản Văn hóa Huế được nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho biết là đã có từ rất lâu mà nay mới thành hiện thực.
VÕ VINH QUANG
Tháng 4 năm 2019, trong dịp số hóa tư liệu Hán Nôm tại một số làng thuộc xã Vinh Xuân (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế), chúng tôi có dịp dâng hương nhà thờ tộc Phạm, tiếp xúc với nguồn văn bản sắc phong, bằng cấp và gia phả của dòng tộc, viếng mộ viên tướng thủy binh Phạm Văn Tường.
MAI VĂN ĐƯỢC - NGUYỄN HUỲNH BẢO NGỌC
Thần núi Hải Vân là một nhiên thần, được thờ cúng tại miếu Trấn Sơn (đền thần Hải Vân), nằm dưới chân núi Hải Vân. Ở làng An Cư Đông (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) hiện nay vẫn còn lưu giữ các di sản liên quan đến việc thờ cúng vị thần này.
VÕ VINH QUANG
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (04/10/1920 - 04/10/2020)
ĐOÀN TRỌNG HUY
Chào Mừng Đại Hội Đảng Bộ Tỉnh Thừa Thiên Huế Lần Thứ XVI, Nhiệm Kỳ 2020 - 2025
NGUYỄN THÁI SƠN *
TRẦN ĐỨC ANH SƠN
Trong số nhứng di sản văn hóa mà triều Nguyễn để lại có một loại cổ vật có giá trị nghệ thuật rất cao nhưng ít được đời sau thừa nhận và trân trọng.
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Giới nghiên cứu văn hóa và sưu tập cổ vật đã từng biết hoặc từng nghe một chiếc nghiên quý của vua Tự Đức đã thất tán từ nhiều năm trước qua bài viết “Nghiên mực Tức Mặc Hầu của Đức Dực Tôn Hoàng Đế” của nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển (VHS).
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG
TRẦN VĂN DŨNG
VÕ VÂN ĐÌNH
Ngày 10/12/2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” nhằm xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, với những định hướng dài hạn, sâu rộng, toàn diện trên nhiều lĩnh vực.
LÊ TẤN QUỲNH
Vậy là những nhớ nhung như trêu tức tôi cho một ngày trở lại cuộc phiêu du lặng lẽ trong đời mình. Vẫn còn nguyên đó những buổi sớm mai thong thả bên ly cà phê dưới tán cây long não ở một góc công viên Tứ Tượng đầy thú vị.
NGUYỄN AN NHIÊN
Tương lai của loài người sẽ thế nào khi những vấn đề như: Thay đổi khí hậu, sự ô nhiễm không khí, sự khai thác tài nguyên quá mức, sự khan hiếm trầm trọng về nước, mất cân bằng đa dạng sinh học một cách khủng khiếp... không được cải thiện, thậm chí những vấn nạn này ngày càng tồi tệ hơn.