"Nhê-man" tạp chí của các nhà văn Biêlôruxia (*)

15:20 09/06/2014

Biêlôruxia - Nước cộng hòa Xô-viết phía Tây với dân số 10 triệu người. Đất nước của hàng trăm nghìn con sông, hồ lớn nhỏ, nông sâu. NHÊ MAN là một trong những dòng sông lớn nhất của nước Cộng hòa Biêlôruxia. Con sông đã có bao nhiêu huyền thoại và nhiều bài hát về nó. Xuất phát từ Biêlôruxia "NHÊ MAN" trải dài theo lãnh thổ của nước cộng hòa rồi chảy ra biển Ban Tích.

Thành phố Min-xcơ (Minsk) - Ảnh: internet

Cũng trên dòng sông hiền hòa và thơ mộng ấy đã sinh ra và lớn lên nhà thơ thiên tài của dân tộc Biêlôruxia Iakuba - Kôlaxa - Người đã sáng lập và đặt nền móng cho nền văn học nghệ thuật của Biêlôruxia (Bạch Nga).

"NHÊ MAN" - Dòng sông xanh chảy dài và ôm ấp lấy mảnh đất quê hương xuyên qua những đồng cỏ bát ngát và những cánh rừng bạch dương ngút ngàn.

"NHÊ MAN" - Dòng sông sâu thẳm chứa đựng bao nhiêu điều huyền bí, NHÊ MAN vẫn là bài ca muôn thuở và là niềm tự hào bất tận của mỗi người dân Biêlôruxia. Con sông đó đã làm nên vẻ đẹp duyên dáng, dịu hiền cho mỗi người dân Bạch Nga. Và chính những người yêu quê, mến quê đã sinh ra và lớn lên bên dòng sông ấy cũng đều tự hào về nó và ai cũng muốn làm đẹp để tô điểm thêm cho con sông quê hương của mình. Và ngày nay cùng với sự tiến bộ của xã hội, NHÊ MAN đã thay đổi nhiều theo đúng nghĩa của nó. Chính vì thế năm 1952 khi đưa ra vấn đề đặt tên gọi cho tạp chí văn học nghệ thuật thì tất cả mọi người đều nhất trí tán thành và đặt tên cho nó với tên gọi hết sức trìu mến NHÊ MAN.

Ý định thành lập tạp chí rất đơn giản: Để truyền bá những tác phẩm văn học, nghệ thuật, thơ ca của các nhà văn, nhà thơ Biêlôruxia và đồng thời những tác phẩm nổi tiếng của các nhà văn, nhà thơ Xô-viết đã và đang sống, làm việc trên đất Biêlôruxia. Tư tưởng chủ đạo đó đã quán xuyến trong suốt cả quá trình tồn tại của tạp chí.

Thử làm quen với một vài con số: Từ số đầu tiên của tạp chí ra đời - Tất cả có 3 nghìn bản, đến nay tạp chí đã có 115 - 120 nghìn bản. Số lượng xuất bản hơn 100 nghìn đã mang tính chất cố định trong gần suốt hai thập kỷ nay.

Do những thay đổi về công tác xuất bản, giá thành rẻ hơn nên khối lượng in của tạp chí đã nâng lên đến 160 nghìn bản. Hiện nay có hơn 80 nghìn người trong nước và nước ngoài đặt mua tạp chí.

NHÊ MAN - Tạp chí văn học nghệ thuật - Chính trị xã hội, cơ quan của hội nhà văn Biêlôruxia, xuất bản ở thành phố Minxcơ, thủ đô của Nước cộng hòa Xô-viết Biêlôruxia. Ngoài những tác phẩm chuyên về văn xuôi, truyện ngắn, thơ và thi ca, tạp chí còn in nhiều bài đề cập tới vấn đề về kinh tế của thành phố, nông trang, nông trường, về khoa học kỹ thuật, văn hóa và cả về lịch sử của Biêlôruxia.

Tạp chí NHÊ MAN xuất bản bằng tiếng Nga nên bạn đọc trong và ngoài nước có thể làm quen được với những nhà văn, nhà thơ cổ điển của dân tộc như Ia Kupala, Ia Kôlắk, N.Bôkđanôvích, M.Gôrexki, N.Melez, với những lớp đàn anh gồm những nhà văn, nhà thơ hiện đại nổi tiếng như: Vaxin Bưkốp, Ia Brưn, N.aniukin, Kkrapiva, M.Tank, N.Panchencô và cả những người thuộc thế hệ nhà văn, nhà thơ trẻ và vừa như: M. Xireuxốp, B. Kôdrô, B. Karamadốp, A. Zík, B, Gigevích, A. Riazanốp, B. Nhekliaép...

Khi nói về tình hữu nghị giữa các dân tộc, của văn hóa, khoa học, văn học nghệ thuật hoặc nói riêng về những con người lỗi lạc nào đó, trước hết chúng ta hãy nghĩ về những biểu hiện cụ thể bằng những việc làm cụ thể. Các hình thức biểu hiện ấy trong quan hệ rất đa dạng và phong phú theo tôi nghĩ cái chính vẫn là nội dung vì nó bao gồm tất cả những lợi ích cơ bản và thiết thực về đời sống của nhân dân về truyền thống và lịch sử của nó.

Và cuối cùng, chính sự trao đổi lẫn nhau để in những tác phẩm về văn học, nghệ thuật, thi ca hoặc có thể tài khác trên các trang sách của Tạp chí xuất bản thường kỳ sẽ giúp cho chúng ta hiểu nhau hơn, xích lại gần nhau hơn. Và đó cũng là một trong những hình thức lâu đời nhất, hay nhất và có hiệu quả nhất để giúp cho chúng ta tồn tại và hiểu biết quí mến nhau hơn.

NHÊ MAN - Tạp chí của các nhà văn Biêlôruxia hoàn toàn sẵn sàng thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với Tạp chí Sông Hương.

TP.Min-xcơ ngày 6-1-1988
Thay mặt Ban biên tập tạp chí NHÊ MAN
Tổng biên tập ANATÔLI KUĐRAVEC
(Người dịch: Dương Xuân Sơn)

(SH30/04-88)

-----------------------
(*) Bài viết cho tạp chí Sông Hương









 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • VALENTIN HUSSON    

    Trước hết, ta phải hướng sự chú ý đến động từ “cách ly” khi mà với tư cách là một ngoại động từ, nó có nghĩa là sự vứt bỏ ra khỏi một giới hạn; trong khi với tư cách là một nội động từ, nó hướng đến sự ràng buộc để ở lại trong một vài giới hạn nhất định. Nó vừa nói lên cả sự vứt bỏ lẫn sự rút lui; vừa hiện diện vừa vắng mặt.

  • HIỀN LÊ

    Hiroshi Sugimoto (sinh năm 1948 tại Tokyo) là nhà kiến trúc sư, nhiếp ảnh gia người Nhật.

  • Palomar là tác phẩm hư cấu cuối cùng của Italo Calvino (1923 - 1985), một trong những nhà văn lớn nhất của Ý ở thế kỉ 20, xuất bản tháng 11 năm 1983.

  • TRẦN KIÊM ĐOÀN  

    Nếu bình thường thì giờ nầy chúng tôi đang ở “hộp đêm” trong bụng máy bay Eva trên đường về Quê hương và đang vượt nửa sau Thái Bình Dương.

  • JEAN-CLET MARTIN   

    Trong thời điểm cách ly và tự cách ly này, thế giới tái khám phá ra chiều kích mang lại cho nó một phương hướng nhất định.

  • Slavoj Žižek, nhà triết học người Slovenia, được mệnh danh là “nhà triết học nguy hiểm nhất ở phương Tây” hiện nay. Ông nổi tiếng với tác phẩm Đối tượng trác tuyệt của ý thức hệ (The Sublime Object of Ideology, 1989), ở đó ông đã kết hợp quan niệm duy vật Marxist và phân tâm học Lacan để hướng đến một lý thuyết về ý thức hệ.

  • MARKUS GABRIEL   

    Trật tự thế giới bị lung lay. Một loại virus đang lây lan trên quy mô vô hình của vũ trụ mà ta không hề biết được những chiều kích thực sự của nó.

  • ĐỖ LAI THÚY  

    M. Bakhtin (1895 - 1975), nhà nghiên cứu văn học Nga - Xô viết có tầm ảnh hưởng bậc nhất ở Việt Nam. Ông là nhà lý luận tiểu thuyết. Người phát hiện/minh ra tiểu thuyết đa âm, tính đối thoại, nguyên tắc thời-không, tính nghịch dị và văn học carnaval hóa…

  • THÁI THU LAN

    Émile Zola là một nhà văn hiện thực lớn nhất đồng thời cũng phức tạp nhất của nước Pháp ở cuối thế kỷ thứ 19, là người sáng lập lý luận về chủ nghĩa tự nhiên, là một tấm gương lao động không mệt mỏi, là một chiến sĩ có tinh thần chiến đấu dũng cảm chống chiến tranh phi nghĩa, chống quyền lực tàn bạo và bênh vực quần chúng lao động nghèo khổ.

  • NGUYỄN TÚ ANH - TRẦN KỲ PHƯƠNG

    Trong nghệ thuật Ấn Độ cũng như nghệ thuật Chàm, hình tượng con chuột luôn mang ý nghĩa tốt đẹp, đó là con chuột nhà hay chuột nhắt (mouse), chứ không phải chuột cống.

  • ANĐRÂY GOCBUNỐP (Tiến sĩ ngôn ngữ học Liên Xô)

    Gần đây đã có những khám phá rất có ý nghĩa ở Washington và London, trong những cuốn sách đã yên nghỉ trên các kệ sách thư viện trong cả bốn thế kỷ nay.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

    Jen học trước tôi hai năm, đàn chị. Cô là thường trú, PGY- 4, tôi là PGY- 2. Trong nghề chúng tôi, hơn nhau một năm đã là tình thầy trò, huống gì hơn hai.

  • LƯU TÂM VŨ
                hồi ký

    LTS : Nhà văn Lưu Tâm Vũ sinh năm 1942, tốt nghiệp sư phạm Bắc Kinh năm 1961, sau đó dạy học nhiều năm ở Bắc Kinh. Truyện ngắn đầu tay Chủ nhiệm lớp đoạt giải thưởng truyện ngắn ưu tú toàn quốc 1978, được coi là tác phẩm mở đầu cho văn học thời kỳ mới.

  • Cách đây 40 năm khi nhà xuất bản Morrow and Avon chi 5 triệu đô la cho James Clavell, tác giả những cuốn tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng như Hồng Kông ngày ấy, Đại tướng quân, Whirlwind, giới xuất bản ở Mỹ choáng váng. Nhưng bây giờ tiền nhuận bút đã vượt xa kỷ lục ấy.

  • ALAN BURNS      

    William Carlos Williams cũng như bất cứ người nào, đến rất gần với việc nhận thức ra lý tưởng mới của chủ nghĩa hình tượng, nhất là trong những bài thơ như “The Great Figure” và “The Red Wheelbarrow”.

  • Đây là một câu chuyện về di dân được viết theo chương trình “Dự án chiếc giày” (The Shoe Project) được khởi xướng thành lập bởi tiểu thuyết gia Katherine Govier, Toronto, Canada. Chương trình này bao gồm việc giúp các phụ nữ di dân viết một câu chuyện 600 từ về kinh nghiệm di dân của mình và lên một sân khấu nhỏ để trình diễn (đọc) câu chuyện đó trước những khán giả trong vùng. “Dự án chiếc giày” được thực hiện ở Antigonish với sự giúp đỡ của tiểu thuyết gia Anne Simpson và nhà biên kịch Laura Teasdale.

  • NHƯ QUỲNH DE PRELLE  

    Tôi đã từng mơ ước về quê nhà để đọc thơ tiếng Việt, để thổn thức cùng thi ca tiếng Việt. Thế mà, ở nơi này, giữa trái tim châu Âu và trong lòng bạn bè quốc tế, tiếng Việt của tôi ngân lên giữa những nhịp điệu, những giọng nói hoàn toàn khác. Và tôi đi đọc thơ, tự bao giờ tôi cũng tự chuyển ngữ những bài thơ của chính mình với bạn đọc ở đây. Đi đọc thơ, bao điều thú vị và những mới mẻ.

  • HÂN QUY

    (Phỏng vấn nhà báo lão thành LÉO FIGUÈRES)

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

    Một người bạn cũ ở Mỹ kể với tôi rằng gần mười năm nay anh không đi du lịch xa, cũng không về Việt Nam, mặc dù nhớ. Tôi hỏi lý do, anh bảo vì sợ nỗi buồn chán khi phải ngồi trên máy bay mười mấy giờ.