Nhà sử học Dương Trung Quốc đã nói như vậy khi hay tin Hiệp hội Vận tải đề xuất nên phá Đàn Xã Tắc để... xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến mục nát.
Đề xuất xây cầu vượt "trên đầu" Đàn Xã Tắc gây nhiều ý kiến tranh cãi
Hiệp hội Vận tải Hà Nội phát đi một tờ trình, trong đó có nội dung cho rằng: "Xóa đi Đàn Xã Tắc cuối thời Lê là xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến mục nát trong tâm thức người dân. Khôi phục, tôn thờ Đàn Xã Tắc quá mức là phản cảm với khu di tích gò Đống Đa cách đó chưa đầy 1 km".
Nội dung Hiệp hội vận tải Hà Nội trình UBND TP Hà Nội như sau:
XÃ ĐÀN TẮC .... "TẮC XÃ ĐÀN"
Trong khi các đơn vị thi công nút giao Xã Đàn - Nguyễn Lương Bằng đang giải phóng mặt bằng thì có một số ý kiến đề nghị dừng thi công hoặc đổi hướng tuyến cầu vượt làm cho xã hội phân tâm. Là những người sống lâu năm tại khu vực gần Xã Đàn, chúng tôi xin trình bày một số ý kiến như sau:
Đây là công trình giao thông Vành đai 1, dựa theo hướng tuyến đường đã có từ thời Pháp thuộc thế kỷ trước. Vành đai 1 bắt đầu từ Nhật Tân đi theo dọc đê sông Hồng đến Nguyễn Khoái, vòng theo chiều kim đồng hồ rẽ vào Trần Khắc Chân, theo đê La Thành đến Cầu Giấy, theo đê Bưởi qua Lạc Long Quân đến Nhật Tân. Hướng tuyến như trên nhằm tránh xâm phạm vào vùng đất nội đô nhằm bảo tồn các di sản lịch sử nghìn năm Thăng Long và kết nối giữa các cửa ô.
Vì phải GPMB hàng nghìn hộ dân và các khó khăn về nguồn lực tài chính, cho nên Hà Nội làm dần từng đoạn một. Khi đến cuối phố Xã Đàn thì phát lộ một số nền gạch và mảnh vỡ đất nung, lập tức các cơ quan bảo tàng công bố đây là “ Đàn Xã Tắc ” nơi các vua chúa cầu cúng thần đất và thần nông. Công trình phải dừng lại, Hà Nội đã điều chỉnh thiết kế, biến nơi này thành một đảo giao thông để bảo tồn Đàn Xã Tắc, tạo ra một đảo lệch của 5 tuyến đường, đã hạn chế tốc độ lưu thông, gây ùn ứ phương tiện thường xuyên.
Các cơ quan có thẩm quyền đã có nhiều cuộc họp bàn thảo, hội thảo đưa ra hàng chục bản thiết kế, nhằm đảm bảo cho cầu vượt không ảnh hưởng đến di tích, đảm bảo cảnh quan đô thị, hài hòa với phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô và đã được Cục di sản văn hóa chấp thuận.
Người dân và các doanh nghiệp vận tải Hà Nội mong muốn cầu vượt Xã Đàn theo thiết kế đã công bố được sớm thi công và hoàn thành đúng tiến độ để cuộc sống của người dân được cải thiện. Nếu như dừng lại công trình cầu vượt qua Đàn Xã Tắc thì dẫn đến “ tắc Xã Đàn ”, lúc đó chưa thấy trời đất linh thiêng ở đâu mà chỉ thấy hàng chục vạn người dân phải khổ sở vì ách tắc giao thông, vì ô nhiễm khói bụi.....
Chúng tôi đồng tình với bài: “ Long mạch quốc gia nằm ở Đàn Xã Tắc ?” đăng trên VTC News ngày 11/4/2013. Nhân đây chúng tôi xin có một vài cảm nghĩ:
1. Khi cúng tế trời đất, vua chúa quần thần văn võ bá quan “ ngựa xe như nước áo quần như nêm”, Đàn Xã Tắc phải có diện tích hàng nghìn m2, chứ không phải chỉ có diện tích mấy trăm m2 đã phát lộ. Chúng ta không cho cầu vượt chạy qua, liệu chúng ta có cho khai quật tại những khu dân cư của các phường giáp ranh không? hoặc giả sử khi thi công đường lại phát hiện một số nền gạch khác thì xử lý ra sao? hay chúng ta dời Hà Nội lên Xuân Mai, Ba Vì?......
2. Đàn Xã Tắc có thể là phế tích của một triều đại phong kiến đã bị phá hủy, nhưng cho rằng đây là khu tâm linh trời và đất của đất nước ta là ngộ nhận. Tâm linh là ở trong tâm thức của con người, khu vực Đàn Xã Tắc không thể coi là văn hóa tâm linh của người Việt. Bởi lẽ khu vực này đã biến mất mà không ai đoái hoài, ghi nhớ.
Tượng đài Nguyễn Huệ và khu di tích gò Đống Đa ghi nhận chiến công hiển hách của “ người anh hùng áo vải ” đã đuổi sạch bóng quân thù và đập nát triều đại phong kiến “ cõng rắn cắn gà nhà ”. Xóa đi Đàn Xã Tắc cuối thời Lê là xóa đi hình ảnh chế độ phong kiến mục nát trong tâm thức người dân. Khôi phục, tôn thờ Đàn Xã Tắc quá mức là phản cảm với khu di tích gò Đống Đa cách đó chưa đầy 1 km.
Chúng tôi mong muốn các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo quyết liệt xây dựng cầu vượt Xã Đàn hoàn thành đúng tiến độ để Thủ đô của chúng ta có con đường hiện đại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân. (Nguồn: Website Hiệp hội Vận tải Hà Nội)
"Dừng công trình cầu vượt qua Đàn Xã Tắc sẽ khiến “tắc Xã Đàn”. Lúc đó, không rõ trời đất có linh thiêng không, hay chỉ thấy hàng chục vạn người dân phải khổ sở vì ách tắc giao thông, vì ô nhiễm khói bụi...", ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội nói.
Ông Liên phân tích thêm: Đàn Xã Tắc phát lộ chỉ mấy trăm m2 đã không cho cầu vượt chạy qua. Vậy nếu phát lộ hàng nghìn m2, liệu có phải khai quật tất cả nhà dân không? Hoặc giả sử khi thi công đường lại phát hiện một số nền gạch khác thì xử lý ra sao? Hay phải dời Hà Nội lên Xuân Mai, Ba Vì?... (Nguồn: Khám Phá)
Theo infonet.vn
Xin đổi kiếp này được viết bởi một "nhà văn" còn ngồi trên ghế trường trung học, ở tuổi 14 còn bao mơ mộng, mấy ai vướng bận chuyện nhân tình thế thái.
Tôi là người chưa làm thầy ai suốt cuộc đời gần bát tuần của mình, vậy mà mấy năm qua gần đến ngày 20-11 tôi đều được nhận quà!
Tiếng Việt (và chữ Việt) là ngôn ngữ chính thức của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nếu thực sự coi “bảo tàng là thiết chế văn hóa” phản ánh “lịch sử như một dòng chảy trong truyền thống văn hóa” thì hệ thống bảo tàng nước ta cần được sắp xếp lại để hạn chế sự trùng lặp về nội dung và cả hình thức trưng bày, nhất là giữa các bảo tàng địa phương vì đều được xây dựng theo chung một “kịch bản” nặng về chiến tranh mà còn nhẹ về văn hóa – xã hội.
Sự sùng bái tôn ti trật tự trong nhà là một thứ áp bức đè nén “tự nhiên” mà người ta không ý thức ra nữa, thậm chí còn được tôn vinh, nó khuyên dụ người ta phủ nhận cách thức nhìn nhận mỗi cá nhân như một nhân cách độc lập và tự do, với những phẩm chất gì, năng lực gì, đức hạnh gì, nó chỉ giục người ta nhăm nhe soi mói vào “địa vị-thân phận” của mỗi người, cái được xem như “cốt yếu” mà thôi.
Chuyện Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (TTBTDTCĐH) đã cho mang cây sứ “trăm năm tuổi” ở điện Kiến Trung về trồng vào vườn nhà của một “sếp”đã thu hút sự quan tâm của dư luận.
Mới đây, Hồ Đắc Thanh Chương - trường THPT chuyên Quốc học Huế đã xuất sắc trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 16. Khi nói về dự định của mình, Thanh Chương cho biết, với phần thưởng 35.000 USD, em sẽ đi du học, sau đó trở về quê hương.
Bài viết này không có tính chất học thuật chuyên sâu, để tưởng nhớ giáo sư Cao Xuân Hạo - người thầy mà tôi không có cơ hội được học.
NGUYỄN TRI
Cử tri cả nước đang chuẩn bị cho ngày hội lớn, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng thế giới của văn học Pháp - “Hoàng tử bé” - đã được viết nên từ trải nghiệm có thật của nhà văn khi ông bị rơi máy bay trên sa mạc Sahara khi đang trên đường bay tới Việt Nam. Tác giả đã bị mất nước, bị ảo giác và suýt mất mạng…
Năm 2015, doanh thu ngành văn hóa phẩm của nước ta đạt 2.000 tỉ đồng, tổng lượng bia các loại được tiêu thụ ước tính đạt hơn 3 tỉ lít, tương đương 66.000 tỉ đồng, trung bình mỗi người Việt bỏ ra 2,5 giờ/một ngày để lướt facebook.
“Nhập gia tùy tục” nên việc nghe bạn bè quốc tế khen về người Việt Nam thân thiện, cuộc sống ở Việt Nam thú vị có lẽ đã “nhàm”. Sự thật, họ đã bị nghĩ về văn hóa Việt Nam như thế nào?
Một số nhà khoa học giải thích vì sao lại quyết định trao những tư liệu, hiện vật quý giá của đời mình cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam (TTDS) chứ không phải nơi nào khác.
Ths Trần Trung Hiếu: "Việc môn Sử bị xé nhỏ và gán ghép theo kiểu “ba trong một” trong Dự thảo đó chưa từng xảy ra. Nếu điều đó xảy ra, đây là một trong những sai lầm lớn nhất của Bộ GD&ĐT từ ngày Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập đến nay!".
Nếu một hôm đẹp trời, có ai đó giao cho ta cầm trịch một giải thưởng văn chương ở xứ này, cho ta toàn quyền tự quyết trong việc phát giải, thì phản ứng đầu tiên của ta sẽ là gì? Từ chối? Hay hăng hái nhận lấy trọng trách và sau đó đi mua một bộ giáp sắt cùng nón bảo hiểm, mặc vào mọi lúc mọi nơi để chuẩn bị hứng đá dư luận?
Trong căn phòng nhỏ chật kín tài liệu ở một con phố nhỏ tại Hà Nội, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam PGS, TS Phạm Văn Tình đã dành thời gian trò chuyện sôi nổi với chúng tôi về hiện tượng “lệch chuẩn” trong sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay. Đây là vấn đề ông rất tâm huyết khi nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng. Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về giải pháp đối với hoạt động của các nhà xuất bản.
Ngày 9/9, tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết vừa nhóm họp với các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện đề án "Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng”. Mỗi năm tỉnh sẽ chi tiền để hỗ trợ từ 3-5 nhà vườn đặc trưng.
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã thể hiện cao nhất niềm tin của nhân dân theo Đảng, trở thành bài học sâu sắc trong giai đoạn hiện nay.