"Khối vuông Ru-Bích" một hướng tìm tòi mới của thơ Thanh Thảo

14:46 29/11/2011
BỬU NAM Tên nhà thơ không còn xa lạ gì với bạn đọc Sông Hương. Có thể nói hình như Tạp chí Sông Hương là mảnh đất thích hợp gieo trồng những tìm tòi nghệ thuật mới của anh.

Nhà thơ Thanh Thảo - Ảnh: internet

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Trích đoạn bài thơ xuôi «Khối vuông Ru Bích», và Trường ca «Đêm trên cát» lần đầu được giới thiệu ở đây - Tên anh cũng không xa lạ với người yêu thơ cả nước. Anh được xem như một trong những tên tuổi nổi bật trong nền thơ ca ta sau 1975 với trường ca «Những người đi tới biển» (QĐND, 1977) và «Dấu chân qua trảng cỏ» (TPM, 1978).

Tập thơ «Khối vuông Ru Bích» lần này tập hợp một số thơ anh viết từ mấy năm gần đây gồm có 9 bài thơ, cộng với một trích đoạn khá hoàn chỉnh gồm 53 đoạn của bài thơ xuôi dài «Khối vuông Ru Bích» và một trường ca «Đêm trên cát» (viết về một đêm của nhà thơ Cao Bá Quát).

Trong 9 bài thơ lẻ, tác giả dành 5 bài thơ để nói những cảm nghĩ về thơ ca nghệ thuật và cuộc đời, đó là các bài: «Có một lần nghe giao hưởng số 7», «Đọc những nhà thơ da đen», «Nếu Mai-kôpxki sống đến tuổi chín mươi», «Đàn ghi ta của Lorca», «Ở năm tám mươi lăm của một con tàu» (viết về nhà thơ Aragông) và nếu kể cả... trường ca Đêm trên cát (về Cao Bá Quát) vị chi là… khá nhiều. Điều đó nói lên một sự quan tâm chú ý của tác giả về chính nghề thơ: Nhiệm vụ, sứ mạng của thơ ca và qua những đề tài này hình như đó là cảm hứng thích hợp để Thanh Thảo diễn tả cái quan niệm về cuộc đời mình. Trong đó có những đoạn thật hay, bắt ta phải nhớ mãi:

«Tôi đọc màu da - than của niềm hy vọng
đáy của mọi chiều sâu
chất liệu âm thầm của lửa
như cây non ngày cả gió
tôi run lên trước làn roi ngôn ngữ
tiếng thét bị ghìm giữa nụ cười chua cay

(Đọc những nhà thơ da đen)

Bốn bài còn lại, hai bài viết về đề tài chiến tranh. «Một người lính nói về thế hệ của mình». «Thị xã Lạng Sơn». Bài trước đáng kể hơn, nó như một thứ tuyên ngôn của người trẻ về chiến tranh và là một loại thơ viết cuộc chiến rất thực đến trần trụi mà đầy cả trách nhiệm:

«…
Một thế hệ thức nhiều hơn ngủ
xoay trần đào công sự
xoay trần trong ý nghĩ
đi con đường người trước đã đi
bằng rất nhiều lối mới

Thế hệ chúng tôi trắng từng đêm lội nước
Sình bết từ chân bết đến đầu
nên giọng nói có nhiều khi ngang dọc
nên cái nhìn có lắm phen gai góc
vì ngọn lửa chịu sình là lửa thực
đã bùng lên dám cháy tận sức mình…

và hình ảnh bạn bè hiện lên thật khó quên! Thằng bạn tôi đăm đăm nhìn một ngôi sao mọc trong hố bom nhòe nước, đôi mắt nó lạ lùng mà tôi thấy được chứa đầy một hố bom và một ngôi sao
(Một người lính nói về thế hệ mình).

Trường ca «Đêm trên cát» mang nhiều tâm huyết của tác giả. Viết một đêm của nhà thơ tài hoa đầy khí phách mà mệnh bạc Cao Bá Quát, tác giả đã nêu lên được chân dung tinh thần, nhân cách và bài học làm nhà thơ và làm người. Ngôn ngữ và câu thơ rất mới mà đượm cái phong vị của thơ cổ:

«hoa gạo trong sương sớm
nung nấu lòng kẻ xa
ta đứng phía mặt trời lên chậm
nửa đường đời cơn gió thoảng qua

Và như thể lá bàng khô
cắn răng chịu rét mà chờ lộc non»


Cấu trúc của trường ca gồm từng đoạn ngắn vài ba câu đến năm bảy câu, vẽ nên cái thần, cô được trong cái khoảnh khắc những trạng thái tâm hồn và chặng đời của Cao Bá Quát:

«…
Khoảnh khắc ta hụt hẫng
mây dưới chân tan loãng rã rời
hố thẳm
bao năm ròng chới với
lòng mê man vin một chút danh hờ»

và ba câu dưới đây lọt được cái «chí» của Cao Chu Thần:

«ta thích hoa phượng cháy tận cùng ngọn lửa
dù phải thiêu đốt cả mùa hạ»

đến hai câu cuối như một ẩn dụ, đầy triết lý sống:

«Khi quả cây chín được trên cành
nó không lo bao giờ rụng xuống»

Đây là một trường ca loại «thế sự» hay của Thanh Thảo, nhiều đoạn thật tuyệt vời, và nó cũng chứng tỏ thêm tài năng thơ của anh.

Bài thơ xuôi dài «Khối vuông Ru-Bích» đã gây xôn xao trong làng thơ quen thuộc. Nhiều tiếng nói rất thủ cựu : Thơ gì mà cầu kỳ, rắc rối, mà chẳng biết cái khối vuông ru… gì đó có phải là thơ không trước đã? Nhiều tiếng nói khác lại lên tiếng tán thưởng, hoan hô nhiệt liệt: Đó là thơ thứ thật, nói thật, nghĩ thật, viết thật táo bạo, mới mẻ, chừng đó trang chữ mà đưa đến sức gợi, sức nghĩ thật sâu xa, hàm súc mà đầy triết lý. Đặc biệt là giới khoa học rất thích bài thơ kiểu này, chẳng biết có phải tư duy thơ của Thanh Thảo ở bài này phù hợp với con người công nghiệp của cuối thế kỷ XX không nhưng phải nói thật đó là một tìm tòi mới và có thể gọi là cách tân, vì nó đem lại nhiều thông tin nghệ thuật mới về cuộc đời mà hình thức cũ không thể chuyên chở nổi.

Thanh Thảo đã tìm được một từ hay để diễn đạt ý tưởng, hồi ức, quan niệm của mình, đó là trò chơi ru bích: Xoay những ô vuông với những màu sắc khác nhau, vàng, xanh, đen... từ những vòng xoay đó là toàn bộ những cái gì sâu thẳm nhất của anh được biểu lộ. Mỗi vòng xoay là một ý tưởng, một hồi ức, một cảnh đời, một đối thoại đầy ý nghĩa, một suy ngẫm triết lý về thơ và đời:

... «Có lẽ, anh chỉ nên sống bằng thời gian của chính mình , con người anh là đồng hồ sinh học của anh. Như thế anh có thể làm việc trong những hoàn cảnh hết sức khác nhau mà không sợ bị khớp hay bị lạc lõng. Nghĩa là anh vừa có cái chăm chú của người thợ tiện đứng máy, vừa có cặp mắt nhìn thẳng của người lái xe buýt trong thành phố, vừa có sự chậm rãi của người làm vườn tỉa cây nhổ cỏ, vừa có cái vẻ ngạc nhiên và lơ đãng của trẻ con trên đường. Bằng thứ đồng hồ ấy anh đo được những tốc độ và những khoảng ngưng lặng sâu thẳm nhất»...
(đoạn 56 trang 29)

Phải nói đọc kỹ bài thơ xuôi này, ta thấy những đoạn thú vị, những ý nghĩ sắc sảo, những tư tưởng độc đáo khá nhiều… Và gì thì gì, nó đem lại cho người đọc một cái gì đó đáng suy ngẫm, nghĩ ngợi và đó là sự thành công trong một ý nghĩ nào đó và bài thơ đó là một sự tìm tòi rất là Thanh Thảo. Nên chấp nhận điều đó một cách thông minh nghĩa là đừng xem đó là cái khuôn của thơ ca, mà như là một sự tìm tòi để nói một nội dung thích hợp với Thanh Thảo. Thế thôi !

3-86
B.N.
(18/4-86)






Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN THỊ THANH LƯU

    Đã từ rất lâu rồi, tôi hài lòng với việc đọc thơ trong màu xám của một nỗi tuyệt vọng - nỗi tuyệt vọng không bao giờ phân tách nổi trắng đen giữa đám sương mù xám đặc dường như chỉ có dấu hiệu đậm dần lên trong những lớp lang chữ nghĩa, trong cách ngắt nhịp, buông vần.

  • MAI VĂN HOAN

    Lẽ ra tôi không viết bài này. Thiết nghĩ văn chương thiên biến, vạn hóa, mỗi người hiểu một cách là chuyện bình thường. Tốt nhất là nên tôn trọng cách nghĩ, cách cảm thụ của người khác.

  • TRIỀU NGUYÊN

    1. Đặt vấn đề
    Nói lái được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp thông thường, và trong văn chương (một lối giao tiếp đặc biệt). Để tiện nắm bắt vấn đề, cũng cần trình bày ở đây hai nội dung, là các hình thức nói lái ở tiếng Việt, và việc sử dụng chúng trong văn chương.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ  

    (Đọc tiểu thuyết “Huế ngày ấy” của Lê Khánh Căn, Nxb. Quân đội nhân dân, 2006).

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC

    (Đọc “Song Tử” của Như Quỳnh de Prelle)

  • VŨ TRỌNG QUANG

    Trần Thiên Thị viết tắt TTT hay đọc là 3 Tê, tôi liên tưởng đến những T thơ ca:

  • GIÁNG VÂN

    Tôi gọi chị là “ Người truyền lửa”.

  • LGT: Trong khi giở lại tài liệu cũ, tình cờ chuỗi thơ xuân năm Ất Dậu 2005 của Thầy Trần Văn Khê xướng họa với chị Tôn Nữ Hỷ Khương và anh Đỗ Hồng Ngọc rơi vào mắt.

  • Là một nhà văn có sự nghiệp cầm bút truân chuyên và rực rỡ, sau cuốn tiểu thuyết “Chuyện ngõ nghèo”, có thể coi như cuốn tự truyện của nhà văn, Nguyễn Xuân Khánh chủ trương gác bút. Bởi ông biết mỗi người đều có giới hạn của mình, đến lúc thấy “mòn”, thấy “cùn” thì cũng là lúc nên nghỉ ngơi.

  • Nhà văn Ngô Minh nhớ ông và bạn văn cứ gặp nhau là đọc thơ và nói chuyện đói khổ, còn nhà thơ Anh Ngọc kể việc bị bao cấp về tư tưởng khiến nhiều người khát khao bày tỏ nỗi lòng riêng.

  • Tháng 4.1938, Toàn quyền Đông Dương đã “đặt hàng” học giả Nguyễn Văn Huyên thực hiện công trình Văn minh Việt Nam để dùng làm sách giáo khoa cho bộ môn văn hóa VN trong các trường trung học. Một năm sau, công trình hoàn thành nhưng lại không được người Pháp cho phép xuất bản.

  • NGUYỄN VĂN MẠNH
     
    Kỷ niệm 140 năm ngày sinh Cụ Huỳnh Thúc Kháng

  • MAI VĂN HOAN

    Vào một ngày cuối tháng 5/2016 nhà thơ Vĩnh Nguyên mang tặng tôi tác phẩm Truyện kể của người đánh cắp tượng Phật Thích Ca Mâu Ni vừa mới “xuất xưởng”.

  • Trong đời sống học thuật, nhất là khoa học xã hội, có rất nhiều thân danh dành cho số đông, công chúng (quen xem tivi, nghe đài đọc báo) nhưng cũng có những tiếng nói chỉ được biết đến ở phạm vi rất hẹp, thường là của giới chuyên môn sâu. Học giả Đoàn Văn Chúc là một trường hợp như vậy.

  • Dồn dập trong ba tháng Tám, Chín, Mười vừa qua, tám trong loạt mười cuốn sách của nhà nghiên cứu về Lịch sử Việt Nam thời Tây Sơn Nguyễn Duy Chính liên tiếp ra đời (hai cuốn kia đã ra không lâu trước đó). Cuộc ra sách ồ ạt này cộng thêm việc tác giả về thăm quê hương đã thu hút sự chú ý của bạn đọc và các nhà nghiên cứu ở Việt Nam.

  • NHƯ MÂY

    Chiều 14/8/2016 không gian thơ nhạc bỗng trải rộng vô cùng ở Huế. Hàng trăm độc giả mến mộ thơ Du Tử Lê và bạn bè văn nghệ sĩ từ các tỉnh Kiên Giang, Đắk Lắk, Quảng Nam, Quảng Trị, Đà Nẵng, Hà Nội đã về bên sông Hương cùng hội ngộ với nhà thơ Du Tử Lê.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ
          Trích Tự truyện “Số phận không định trước”

    Từ ngày “chuyển ngành” thành anh “cán bộ văn nghệ” (1974), một công việc tôi thường được tham gia là “đi thực tế”.

  • NGÔ MINH

    Nhà văn Nhất Lâm (tên thật là Đoàn Việt Lâm) hơn tôi một giáp sống, nhưng anh với tôi là hai người bạn vong niên tri kỷ.

  • NGUYÊN HƯƠNG

    Ở Huế, cho đến hôm nay, vẫn có thể tìm thấy những con người rất lạ. Cái lạ ở đây không phải là sự dị biệt, trái khoáy oái oăm mà là sự lạ về tư duy, tâm hồn, tư tưởng. Thiên nhiên và lịch sử đã vô cùng khoản đãi để Huế trở thành một vùng đất sản sinh ra nhiều cá nhân có tầm ảnh hưởng lan tỏa. Và trong số những tên tuổi của Huế ấy, không thể không nhắc đến cái tên Thái Kim Lan.