Hỏi chiến trường nào gắn bó nhất với nhà văn Xuân Thiều, chắc chắn đó là Trị Thiên - Huế, chiến trường thuộc loại ác liệt nhất của đất nước ta ở cả hai cuộc kháng chiến. Từ tuổi 20, ông đã trực tiếp tham gia chiến đấu ở chiến trường này, và rồi gần như trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ ông bám trụ ở đây. Nhất là trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968. Đây không phải quê hương của Xuân Thiều (ông người Đức Thọ - Hà Tĩnh), nhưng là quê hương của đời lính, là quê hương văn học của ông.
Những tác phẩm văn học xuất sắc nhất của ông, bao gồm cả thơ ca, truyện ngắn, truyện dài đều được viết từ mảnh đất này, trong đó nổi bật là bộ tiểu thuyết Huế mùa mai đỏ (tên ban đầu là Tư Thiên). Đây là bộ sách chứa đựng nhiều năm tháng chiến trường lửa đạn nhất của nhà văn Xuân Thiều, mang nhiều tâm huyết, nhiều công phu, cũng là tác phẩm chịu nhiều thăng trầm nhất của ông. Và cũng có thể nói, nó là một trong những thành công nhất đời văn của ông khi được nhận giải thưởng của Bộ Quốc phòng, giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995 và là một trong những tác phẩm giúp nhà văn Xuân Thiều được tặng thưởng Giải thưởng Nhà nước (2001).
Cho đến nay, tác phẩm ra mắt bạn đọc đã gần 20 năm, đã từng được tái bản nhiều lần, được bạn đọc trong ngoài nước đón nhận với nhiều cảm mến. Nó cũng được nhiều nhà điện ảnh mong muốn tái hiện những trang sách ấy thành những thước phim sáng giá. Đặc biệt là đạo diễn - NSƯT Trần Vịnh, người nhiều năm gắn bó với mặt trận Trị Thiên - Huế, người nghệ sĩ - đạo diễn suốt cuộc đời nghệ thuật chỉ tâm huyết làm phim về đề tài chiến tranh và đã đạo diễn được gần 70 bộ phim bao gồm 500 tập phim về chiến tranh. Mong ước này của đạo diễn Trần Vịnh đã được HTV đáp ứng, khi quyết định mời ông làm đạo diễn bộ phim Huế mùa mai đỏ, cùng các biên kịch Lê Phương - Trịnh Thanh Nhã - Lê Anh Thúy chuyển thể kịch bản, Lê Mạnh Thắng - Nghiêm Bá Hoài quay phim và nhạc sĩ Hoàng Lương sáng tác âm nhạc, với dàn diễn viên: Nguyễn Văn Báu, Nam Trung, Ngọc Thiện, Thiên Phúc, Ngọc Thảo, Văn Quý, Thanh Hải, NSƯT Nguyễn Xuân Trường, Kiều Ngân, Thành Tá…
Đạo diễn Trần Vịnh cho biết: Hãng phim Đài truyền hình TPHCM đã thai nghén và chuẩn bị xây dựng phim Huế mùa mai đỏ gồm 25 tập rất công phu, khoa học. Từ gợi ý của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, đã có hai cuộc hội thảo được tổ chức tại Huế và Hà Nội xung quanh tác phẩm văn học cũng như kịch bản của phim. Bám sát với nội dung của tiểu thuyết, bộ phim 25 tập này đã dựng lại quy mô, tầm vóc cuộc tiến công của quân giải phóng vào Huế năm 1968, tái hiện lại được thế trận lòng dân cũng như cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt với những hy sinh mất mát to lớn của bộ đội và nhân dân ta. Trong cuộc chiến đấu đó, hình ảnh những cán bộ, chiến sĩ quân đội như Đặng Thà, Tư Thiên, Lưu Dương, Vũ Lâm, Quốc, Dũng, Vinh… hiện lên thật cao đẹp, tạo nên nhiều làn sóng cảm xúc cho người xem. Bên cạnh đó là hình ảnh những người dân Huế rất đỗi bình dị mà cũng hết sức anh hùng… Cảm hứng sử thi chủ động và quán xuyến toàn bộ bộ phim. Nó không chỉ là câu chuyện của một gia đình Trung đoàn trưởng Tư Thiên, không chỉ là sự gặp gỡ, sum vầy sau bao năm xa cách, mà còn là những đau xót, giằng xé nội tâm khi phải đối mặt nhau, khi họ cùng một dòng máu nhưng không cùng một chiến tuyến. Một gia đình nhưng lại là sự thu nhỏ, tiêu biểu của cả xã hội. Những tâm lý giằng xé đan xen trong tình yêu, tình vợ chồng, tình cha con cùng với cuộc đấu tranh giữa sống - chết của người lính… khá tương xứng với tầm vóc lớn lao của cuộc chiến tranh, đã làm nên sức hút của tác phẩm. Vì thế, tác phẩm điện ảnh không chỉ là bài ca về sự hy sinh dũng cảm của người lính và khát vọng độc lập tự do của Tổ quốc, mà còn làm người đọc cảm nhận sâu sắc sự hy sinh của từng người dân, từng gia đình Huế nói riêng và người dân Việt nói chung trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Và đặc biệt hơn, bao trùm lên toàn bộ 25 tập bộ phim, là bài ca hùng tráng về cuộc tổng tiến công trên mảnh đất Trị Thiên - Huế anh hùng và đặc biệt là thế trận lòng dân…
Cho đến hôm nay, 25 tập của Huế mùa mai đỏ đã hoàn thành phần hậu kỳ và theo dự định của Đài truyền hình TPHCM, bộ phim sẽ được phát sóng vào dịp kỷ niệm lần thứ 46 cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân 1968 tới đây. Với nhà văn Xuân Thiều, có lẽ khi đầy cảm hứng và thao thức viết nên tác phẩm này, ông cũng không hình dung gần 20 năm sau, những con chữ da diết của mình sẽ được tái hiện lên thành những hình ảnh sinh động và tiếp tục chinh phục lòng người…
Theo Triệu Phong (SGGP Online)
Chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Thừa Thiên Huế chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”, diễn ra vào sáng ngày 4/10 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh.
Chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội phối hợp với Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Hội VHNT Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hoá đã tổ chức khai mạc triển lãm Mỹ thuật và Nhiếp ảnh 5 vùng đất Kinh đô Xưa và Nay, diễn vào sáng ngày 28/9 tại 47 Bà Triệu, Hà Nội.
Hội NSNA Việt Nam phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật và Sở Văn hóa, Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức Khai mạc Triển lãm Ảnh Nghệ thuật "Bắc miền Trung hôm nay" lần thứ 17 năm 2010, diễn ra vào tối ngày 20/9 tại tiền sảnh Trung tâm Triển lãm và Xúc tiến Du lịch Thanh Hóa.
Ngày 13/9, ông Ngô Hòa - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký ban hành Quyết định số 1693/QĐ-UBND về việc tặng thưởng văn nghệ sỹ có nhiều đóng góp vào sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế giai đoạn 1975-2010.
Sáng ngày 10/9, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại Hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010- 2015, diễn ra tại Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế, 23 Nhật Lệ.
Sáng ngày 9/9, Hội Nghệ sỹ múa Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại Hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2010- 2015, diễn ra tại trụ sở Hội Liên hiệp VHNT tỉnh, 26 Lê Lợi, Huế.
Nhân kỷ niệm 55 năm ngày mất của của Léopold Cadière (1869-1955), Ủy ban Văn hóa Hội đồng Giám mục Việt Nam và Tòa Tổng Giám mục Giáo phận Huế đã tổ chức Hội thảo về thân thế và sự nghiệp của nhà thừa sai, nhà nghiên cứu về Huế và Việt Nam học Léopold Cadière, diễn ra tại Trung tâm Mục vụ Giáo phận Huế từ ngày 7-9/9.
Sáng ngày 4/9, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010- 2015, diễn ra tại 26 Lê Lợi, TP Huế.
Chào mừng Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, chiều ngày 1/9, Hội Liên hiệp VHNT, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc phòng triển lãm Mỹ Thuật Thừa Thiên Huế 2010, diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.
Chiều ngày 28/8, Thường trực Tỉnh uỷ đã tổ chức họp báo giới thiệu nội dung, chương trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2010-2015.
Chiều ngày 23/8 (14/7 âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán Huế đã khai mạc chương trình Vu Lan Phật lịch 2554 và phòng trưng bày tranh, hoa sen giấy của họa sĩ Thân Văn Huy.
Nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế đã phối hợp với UBND xã Vinh Mỹ (huyện Phú Lộc) tổ chức trại sáng tác VHNT “Về nguồn”, diễn ra từ ngày 12/8 và vào sáng hôm qua -ngày 22/8, Hội đã tổ chức Bế mạc trại và công diễn tác phẩm tại trụ sở UBND xã Vinh Mỹ.
Chào mừng kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, tối ngày 20/8, tại cà phê sách Phương Nam, 15 Lê Lợi, TP Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Chi nhánh Miền Trung Công ty Phương Nam tổ chức Chương trình thơ “Viết sử nước mình trên mặt đất”.
Chào mừng 65 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng ngày 18/8, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 65 năm ngày thành lập truyền thống lực lượng Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2010) và 5 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2010), diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh.
Chiều ngày 17/8, tại Văn phòng UBND tỉnh, đồng chí Ngô Hòa, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban Tổ chức các ngày lễ lớn của tỉnh chủ trì buổi họp báo thông báo về công tác chuẩn bị Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ III.
Sáng ngày 08/8, Nhà Thiếu nhi Huế, Hội LHVHNT TT Huế, Phòng Giáo Dục, Phòng VHTT thành phố Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc Trại Sáng tác Văn học Thiếu nhi Huế 2010.
Sáng ngày 30/7, tại hội trường Hội Liên hiệp VHNT tỉnh, số 26 Lê Lợi, Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Sáng ngày 27/7, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh phối hợp với Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm và cầu siêu bạt độ anh linh cho các anh hùng liệt sỹ, nhân sỹ trí thức, học sinh sinh viên và đồng bào các giới đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước tại di tích lịch sử văn hóa Chín Hầm, phường An Tây, thành phố Huế.
Chiều ngày 25/7, tại hội trường Hội Liên hiệp VHNT tỉnh, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế đã tổ chức đại hội XI, nhiệm kỳ 2010 - 2015.
Chiều ngày 17/7, tại gallery Chiêu Ê, số 89 Minh Mạng, Huế, đã khai mạc phòng triển lãm tranh của ba tác giả Đinh Cường, Hoàng Đăng Nhuận và Phan Ngọc Minh.