"Hàng rong và tiếng rao hàng Hà Nội"

09:31 05/10/2020

Bằng kiến thức của một chuyên gia đầu ngành và sự trân trọng quá khứ một đi không trở lại, ông đã chỉ ra giá trị của cuốn sách và ý nghĩa của việc làm sống lại những kí ức Hà Nội rất đặc biệt thông qua cuốn sách này...

Năm 1925, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương được thành lập, quy tụ những người có năng khiếu hội họa nhất trong toàn cõi Đông Dương, được nhận vào học qua những cuộc thi sát hạch hết sức ngặt nghèo. Thực tế là những khóa đầu, Trường chỉ tuyển mỗi năm được mươi, mười lăm người. Các sinh viên trúng tuyển vào Trường đứng trước một cơ may lớn: Được bảo đảm cuộc sống, được chăm lo điều kiện học hành, được đào tạo về chuyên môn hội họa rất bài bản, và tương lai sẽ được thụ hưởng cuộc sống thành đạt, nên danh nên giá... Như lịch sử đã cho thấy, không ít người trong số những sinh viên đầu tiên tốt nghiệp, sau đã trở thành những họa sĩ hàng đầu của đất nước.

Nhưng như thế không có nghĩa các sinh viên vào trường là sẽ sống trong tháp ngà. Mặc dù họ chỉ có nhiệm vụ học là chính, học cho ra học, không hề phải lo chuyện cơm áo gạo tiền, nhưng họ cũng sớm được định hướng thâm nhập đời sống thực tế. Không chỉ đi tham quan dã ngoại, quan sát cuộc đời, ký họa phong cảnh, sinh hoạt của người dân, họ còn được giao thực hiện những công việc có tầm văn hóa để đời mà cuốn sách này là một chứng minh.

Bắt đầu từ một dự án của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương những năm đầu sau khi thành lập: Xuất phát từ một ý tưởng của ai không rõ, các thầy cho 15 sinh viên đi vẽ chỉ một chuyên đề "Những người bán hàng rong trên đường phố Hà Nội". Từ bà bán bánh trái, bác bán phở, cô gái bán hoa, cậu bé bán nước chè, anh hàng tào phớ đến những người đi thu mua đồng nát, vải vụn, tóc rối... Không chỉ vẽ tư thế, vẻ mặt, động tác của họ, các thầy Tây còn ghi lại tiếng rao của họ theo cách ghi nhạc, để lưu lại bằng hình ảnh và âm thanh một nét sinh hoạt đặc thù của Hà Nội. Đó chính là hàng rong và những tiếng rao hàng trên đường phố Hà thành mà từ bao giờ đã trở thành một biểu hiện đặc trưng của thành phố, và người Pháp, bằng cảm quan văn hóa của mình, đã sớm nhận ra nét đặc trưng đó. Công trình của các thầy trò trường Cao đẳng Mỹ thuật - gồm ký họa của các sinh viên Việt Nam cùng phần dẫn luận và các lời bình của ông thầy hướng dẫn - sau đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành ở cả Đông Dương và Paris, Pháp.

Gần một trăm năm đã qua kể từ khi ấy. Biết bao thay đổi đã diễn ra với Thủ đô. Không chỉ nhiều những phố nhỏ ngõ nhỏ không còn, mà hình bóng những con người lầm lũi đi sâu vào các ngõ phố rao bán những món ăn, thức dùng thường nhật của dân hàng phố cũng dần mất dạng. Tất cả chỉ còn lại trong ký ức của một số ít người Hà Nội có tuổi và nhiều phần hoài cổ... 

Và đây chính là lúc công trình của thầy trò Trường Viễn Đông Bác Cổ năm xưa cho thấy giá trị văn hóa - lịch sử của nó. Tại Paris, người ta tổ chức triển lãm ký họa chuyên đề hàng rong Hà Nội của các sinh viên xưa, mà nay là những tên tuổi lớn của nghệ thuật tạo hình Việt Nam - những Tô Ngọc Vân, Lê Phổ, Lưu Văn Đệ, Mai Trung Thứ... Đặc biệt, Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp còn xuất bản một cuốn sách về chính công trình này, làm sống lại dự án có một không hai đó. Cuốn sách không chỉ giới thiệu các bức ký họa của sinh viên, bản viết tay tiếng Pháp của ông thầy hướng dẫn, mà còn được làm sáng tỏ thêm qua lời giới thiệu vô cùng quan trọng của ông Olivier Tessier, Trưởng đại diện Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp tại Hà Nội. Bằng kiến thức của một chuyên gia đầu ngành và sự trân trọng quá khứ một đi không trở lại, ông đã chỉ ra giá trị của cuốn sách và ý nghĩa của việc làm sống lại những kí ức Hà Nội rất đặc biệt thông qua cuốn sách này. Có thể nói, phần giới thiệu của ông không chỉ nâng tầm giá trị cuốn sách, mà còn làm sâu sắc thêm nhận thức của người đọc về tầm quan trọng của văn hóa, đặc biệt khi nó được biểu hiện qua những khía cạnh hết sức đời thường, dễ bị bỏ qua, như một tiếng rao hàng ê a trên đường phố...

 
Theo Nguyễn Huy Thắng - ĐBND
 
 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Phan nhân 1972 ( Hồi ức K15 trường Chuyên Phan Bội Châu Nghệ Tĩnh - NXB Hội Nhà văn, tháng 7/2019 ) có lẽ là một trong những cuốn sách thú vị nhất về tuổi học trò mà tôi từng đọc.

  • Ngày 6-7, tại Hà Nội, buổi giao lưu ra mắt bút ký chính luận “Một thời Đông Bắc” của tác giả Vũ Mão và ký sự tiểu thuyết “Mãi mãi một thời Thiếu sinh quân” của nhà văn Ma Văn Kháng do NXB Kim Đồng tổ chức đã thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà văn, nhà phê bình văn học, các cựu học viên trường Thiếu sinh quân Việt Nam.

  • Ra mắt tập thơ đầu tay năm 2003, đến nay, nhà văn Nguyễn Văn Học đã xuất bản 15 tác phẩm bao gồm tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ.

  • Văn học Nhật Bản đang để lại dấu ấn sâu đậm và mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh dòng văn học kinh điển gắn liền với những tác giả có ảnh hưởng trên thế giới, thị trường xuất bản trong nước còn chứng kiến cuộc “đổ bộ” của những tác giả đương đại với số lượng tác phẩm không hề nhỏ.

  • Tôi vẫn luôn nghĩ rằng, đối với người nghệ sĩ, cô đơn tự xác lập hay cô đơn do ngoại cảnh, đó đều là những đặc ân. Bởi nhờ có cô đơn làm chất xúc tác, cảm thức sáng tạo mới bùng vỡ nơi người nghệ sĩ...” - Nhà văn Đỗ Chu cũng từng bảo: “Nghệ sĩ cô đơn được càng tốt!”.

  • Từ ba nguồn tư liệu chính sử, dã sử và dân gian, các nhà văn đã có cơ hội bung trổ trí tưởng tượng và khả năng hư cấu để cho ra đời những áng văn chương sinh động, hấp dẫn viết về lịch sử. Hai tiểu thuyết lịch sử mới ra mắt công chúng là “Từ Dụ Thái hậu” của Trần Thùy Mai và “Thiên địa phong trần” của Hà Thủy Nguyên.

  • Nhân kỉ niệm 62 năm thành lập (17/6/1957 – 17/6/2019), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt ấn bản mới tập truyện Dưới chân Cầu Mây của nhà văn Nguyên Hồng. Tập truyện gồm ba truyện đặc sắc dành cho thiếu nhi: Đôi chim tan lạcDưới chân Cầu Mây vàCháu gái người mãi võ họ Hoa.

  • NXB Hà Nội và Thư viện Hà Nội tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Thời cuộc và Văn hóa” của nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Việt Nam

  • Nhà thơ Hữu Thỉnh đánh giá Huy Cận là người đem tâm nguyện “làm bục nhảy đưa sự sống lên cao”. Nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu có dịp quần tụ nhớ về hồn thơ Huy Cận dịp 100 năm ngày sinh của ông.

  • “Ba năm tồn tại. Thời gian không dài. Nhưng kỷ niệm một thời niên thiếu tươi đẹp hào hùng trong gian khổ làm sao có thể quên!”. Sau hơn 70 năm, khi những mảnh ký ức bắt đầu mờ nhòa, nhà văn Ma Văn Kháng đã “gạn lấy chút sức lực còn lại”, “rờ rẫm nhớ lại những gì đã trải qua”, để tái hiện chân dung thế hệ “măng non cách mạng” giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp.

  • Nhà văn Trần Thùy Mai vừa ra mắt bộ tiểu thuyết lịch sử “Từ Dụ thái hậu” sau một thời gian dài im tiếng. Điều thú vị, cuốn sách đề cập đến lịch sử nhưng được tác giả viết bằng văn phong thuần Việt, với ngôn ngữ nhuần nhị để thu hút độc giả trẻ.

  • Có thể nói, tiểu thuyết gia hiện đại đầu tiên của văn học Việt Nam chính là nhà văn Hồ Biểu Chánh. Với kho tàng đồ sộ 64 cuốn tiểu thuyết, ông được mệnh danh là “người kể chuyện đời” đầy lôi cuốn và có cá tính.

  • Giữ một vị trí khiêm tốn trong đời sống văn chương, nhưng thể loại phi hư cấu thời gian qua vẫn đều đặn đến với độc giả. Thậm chí, nhiều tác phẩm tạo được tiếng vang lớn, được in hàng chục ngàn bản. Chỉ có điều, trong những bảng vàng văn chương trong nước, hiếm khi những tác phẩm thuộc thể loại phi hư cấu được xướng tên.

  • Nhân dịp kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2019), NXB Kim Đồng vừa cho ra mắt tập thơ “Điện Biên chiến thắng, Điện Biên thơ” của Đại tá, nhà thơ Ngô Vĩnh Bình tuyển chọn và giới thiệu.

  • Sau 65 năm, những kinh nghiệm lịch sử, bài học quý giá từ chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn được học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Không chỉ là góc nhìn riêng của mỗi bên, việc hợp tác để khai thác khối tư liệu, tài liệu lưu trữ - di sản chung của hai dân tộc Pháp - Việt nhằm có thêm sự đối chứng, từ đó làm rõ hơn lịch sử.

  • “ĐIỆN BIÊN PHỦ: 13/3-07/5/1954” là cuốn sách chuyên khảo của Tiến sĩ, Đại úy người Pháp Ivan Cadeau. Cuốn sách cung cấp các tài liệu lưu trữ của Pháp về sự kiện Điện Biên Phủ và chiến tranh tại Đông Dương, trong đó có nhiều tài liệu chưa từng công bố tại Việt Nam.

  • Ngày 30/4/1975 mãi là một ký ức tồn tại sâu thẳm trong tâm trí của những người đã trực tiếp chứng kiến. Đặc biệt là nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh, người đã dành gần như cả cuộc đời cầm bút của mình để văn bản hóa lại những ký ức lịch sử về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước một thời của dân tộc Việt Nam.

  • Với sự nhân từ, đức độ, Từ Dụ thái hậu được dân gian lưu truyền là người phụ nữ quyền lực có sức ảnh hưởng to lớn dưới triều nhà Nguyễn. Từ cảm hứng ấy, nhà văn xứ Huế Trần Thùy Mai đã viết Từ Dụ thái hậu - một trường thiên tiểu thuyết gồm 69 chương, có thể xem là tiểu thuyết lịch sử dạng “cung đấu” hiếm hoi của văn học đương đại.

  • Sáng ngày 22/4/2019, tại thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành buổi toạ đàm khoa học, giới thiệu công trình Nghiên cứu, lí luận, phê bình văn học ở Nam Bộ thời kì 1865-1954.

  • Sách của nhà phê bình khơi gợi tình yêu cuộc sống qua những vẻ đẹp giản dị, nhân văn.