ĐÁNH THỨC SÔNG HỒNG (Thơ), Huỳnh Thúy Kiều, Nxb. Văn học, 2024.
Với sự lao động miệt mài, đầy sáng tạo của mình, sau tập thơ Ru giấc phù sa (2017), Huỳnh Thúy Kiều tiếp tục ra mắt bạn đọc tập thơ Đánh thức sông Hồng. Với 44 bài thơ, tác giả đưa người đọc du hành cảm xúc khắp mọi miền đất nước, từ Sông Hồng “buổi mới chớm thu”, tới Huế với “lăng tẩm, đền đài… những rêu phủ dấu xưa”, về với miền Tây sông nước, chợ nổi Cái Răng hay tới “Mũi Cà Mau - điểm cuối cùng tính từ địa đầu Sa Vĩ”. Những hình ảnh tươi đẹp của Tổ quốc được vẽ lên dưới ngòi bút của chị. Đọc tập thơ của Huỳnh Thúy Kiều nghe như lời thủ thỉ tâm tình với người, với đất, với sông, núi, cỏ, cây… Ngôn từ nhẹ nhàng, bình dị làm nên chất riêng của thơ Huỳnh Thúy Kiều.
TỪ ĐỘ QUA SÔNG (Tập thơ), Võ Văn Luyến, Nxb.Hội Nhà văn, 2024.
Tập thơ với hơn 100 bài là tâm huyết sáng tạo, sự cần mẫn miệt mài trên cánh đồng chữ nghĩa của nhà thơ Võ Văn Luyến. Tác giả đã chắp bút vẽ hình cho con chữ tự do nhảy múa trong những giấc mơ, những miền hoang, những sông, những biển… hay giản đơn hơn là những thao thức chợt ùa về trong những nỗi nhớ thương. Những câu thơ như tự nhủ: “Nghĩ lại lo chi cho mệt/ Trần gian như nắm đất thôi mà”, hay tự chất vấn, đối thoại: “Tử sinh số phận/ có cần tuyên ngôn?” làm nên chất thơ riêng của nhà thơ người Quảng Trị. Tập thơ là minh chứng cho lời tự bạch của tác giả: “Sự sáng tạo là hành trình không ngừng nghỉ và không chấp nhận theo lối mòn”.
XÒE HOA TRÊN ĐỈNH PÚ VẠP (Tập truyện ngắn), Đặng Thùy Tiên, Nxb. Hội Nhà văn, 2024.
Sau những ấn phẩm Những mùa hoa trên cao nguyên đá (2023), Những ngọn gió thổi ngược (2023), Đặng Thùy Tiên đã tiếp tục cho ra đời tập truyện ngắn Xòe hoa trên đỉnh Pú Vạp (2024), gồm 12 tác phẩm. Nhà văn trẻ Đặng Thùy Tiên đã chọn những bối cảnh rừng núi phía Bắc khá quen thuộc và đề tài về người dân tộc miền núi trong hầu hết các tác phẩm của cô để khai thác và khắc họa chân dung, đời sống, thân phận, hay chỉ đơn giản là đem đến những trải nghiệm về nét đẹp của thiên nhiên miền núi phía Bắc. Cô chia sẻ ở trang đề từ của tập truyện ngắn: “Nơi tôi sống, núi rừng trùng điệp, màu xanh cây cối đã thành quen mắt…”; và những chia sẻ khác về công việc của người sáng tạo: “Nghề viết tới như một cái duyên để tôi càng được đắm mình vào cuộc sống văn hóa đa sắc của cộng đồng dân tộc nơi mình được sinh ra…”. Từ truyện ngắn đầu tiên “Dây thần kinh không số” đến các tác phẩm sau, Đặng Thùy Tiên đã tạo được ấn tượng khá rõ nét cho độc giả khi cầm trên tay tập truyện có tên rất miền núi Xòe hoa trên đỉnh Pú Vạp này.
(TCSH429/11-2024)
PARIS TÊN EM TRONG GIÓ CUỐN (thơ), tác giả Nguyễn Hữu Hồng Minh, Nxb. Hội Nhà văn, 2016.
BÓNG VỠ (Thơ), tác giả Công Nam, Nxb. Hội Nhà văn, 2016.
RU (thơ), tác giả Trần Văn Liêm, Nxb. Thuận Hóa, 2016.
99 VẦN CŨ (thơ), tác giả Ngô Minh, Nxb. Thuận Hóa, 2016.
ĐỜI BỌ HUNG (truyện ngắn), tác giả Trần Bảo Định, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ Tp. HCM, 2016.
SỐNG ĐỂ CHẾT (tự truyện), tác giả Nhất Lâm, Nxb. Hội Nhà văn, 2016.
LƯU BẢN CỦA GIÓ VÀ NGƯỜI ĐÀN BÀ NGỒI THIỀN (thơ), tác giả Đức Sơn, Nxb. Thuận Hóa, 2016.
LỤC BÁT ĐỒNG DAO (thơ), tác giả Trần Lan Vinh, Nxb. Hội Nhà văn, 2015.
GIỌT SƯƠNG MẮT LÁ (thơ), tác giả Trường Thắng, Nxb. Văn học, 2015.
Mở đầu số tạp chí này là “Những bài thơ về Paris” - những tiếng vọng của thi sĩ gửi đến kinh đô ánh sáng, nơi có nhiều công trình nghệ thuật đẹp và mang tính biểu tượng nhất của thế giới. Sau khủng bố đẫm máu bởi IS, nhân loại đang đứng bên người Pháp. Hơn lúc nào hết, mội cái nhìn “về” hay “từ” tháp Eiffel đều có thể làm cho chúng ta tin vào tình yêu. Và những bài thơ về Paris ở đây, là những niềm tin vào tình yêu đó.
ĐỐT LÒ HƯƠNG ẤY (tùy bút), tác giả Thái Kim Lan, Nxb. Hồng Đức, 2015.
NHỮNG CƠN MƯA THẢNG THỐT (truyện ngắn), tác giả Nguyễn Văn Học, Nxb Văn Học. 2015.
CUỘC SỐNG Ở TRONG NGÔN NGỮ (chuyên luận), tác giả Hoàng Tuệ, Nxb Trẻ. 2014.
LỤC BÁT CÔN ĐẢO (thơ song ngữ, tác giả Võ Quê, Co-translated by Fred Marchant & Nguyen Ba Chung), Nxb. Hội Nhà văn, 2015.
GABRIEI GARCÍA MÁRQUEZ VÀ NỖI CÔ ĐƠN HUYỀN THOẠI (chuyên luận), tác giả Phan Tuấn Anh, Nxb. Văn học, 2015.
DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA Ở THỪA THIÊN HUẾ (nghiên cứu văn hóa), nhiều tác giả, Nxb. Thuận Hóa, 2014.
ĐI TU NGHIỆP (bút ký), tác giả Phạm Thị Cúc, Nxb. Thuận Hóa, 2015.
THƠ LÊ VĂN NGĂN, Nxb. Thuận Hóa, 2015.
CẢM THỨC VĂN NGHỆ (tiểu luận, tùy bút), tác giả Vĩnh Nguyên, Nxb. Thuận Hóa, 2014.
HOA ĐĂNG (trường ca, song ngữ), tác giả Hồ Đăng Thanh Ngọc, Nxb. Thuận Hóa, 2014.