Quý bạn đọc thân mến,
Những giá trị về văn hóa, di sản và con người Thừa Thiên Huế luôn được giữ gìn và lan tỏa, thấm vào các loại hình nghệ thuật để tiếp tục hành trình cùng thời gian. Thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thừa Thiên Huế đang phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với nhiều dấu ấn riêng biệt; từ giá trị di sản vật thể và phi vật thể mà thế giới đã công nhận, đến ngõ nhỏ thân thương, những cây xanh già cỗi hay mầm xanh đều được nâng niu trân trọng.
Trong số báo mừng Tết Quý Mão này, những dấu ấn về văn hóa, di sản và con người, thiên nhiên Huế tiếp tục được phản ánh sinh động rải khắp các mảng đề tài. Đó là ánh sáng của năng lượng xanh, là lễ tục cúng Tổ nghề trong tết Huế, là văn hóa dân gian làng xã đã trở thành nét văn hóa độc đáo. Âm sắc di sản toát lên vẻ đẹp trong từng nếp sống tưởng nhỏ nhặt, rất dễ phôi phai nếu chưa thực được trân trọng như đã. Từ thành phố về nông thôn, từ những vỉa xanh ở các con đường lớn cho đến dáng mai vàng trong các ngôi nhà vườn. Từ hình dáng vị vua đi chơi tết xưa, gần gũi với dân chúng kinh thành; niềm vui chơi mai đồng điệu đến mức là tri âm như người đẹp bước ra từ nhung gấm, cho đến thú chọn hoa đào những phiên chợ cuối năm về chưng diện trước xuân sang. Tất cả được in trong ấn phẩm đầy ấm áp mà Ban Biên tập mong muốn chia sẻ nhân dịp tết về.
Trong nhiều năm qua, Tạp chí Sông Hương luôn nhận được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Thêm một niềm vui với Tạp chí Sông Hương, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã cho chủ trương để Tạp chí Sông Hương tổ chức cuộc thi Thơ Huế năm 2023. Tháng 4 năm nay Tạp chí Sông Hương tròn 40 năm thành lập và ra số tạp chí đầu tiên vào tháng 6 (1983 - 2023).
Trong nỗ lực chuyển tải văn hóa và di sản của vùng đất, Tạp chí Sông Hương trân trọng từng trang viết của tác giả trên khắp cả nước, qua chính luận, nghiên cứu cũng như các thể loại văn học nghệ thuật, cùng góp phần giới thiệu, quảng bá nét đặc sắc của vùng đất; như một niềm vẫy gọi cùng đến với Sông Hương, đến với Huế nhiều hơn nữa. Xuân Quý mão đang đến, Ban Biên tập Tạp chí Sông Hương gửi lời cảm ơn đến bạn đọc, bạn viết và mọi người cùng đón tết an lành, đoàn viên, giàu sức sáng tạo và vẹn toàn ước nguyện trong năm mới.
Ban Biên Tập
SỰ KIỆN
- Phát huy giá trị văn hóa dân gian góp phần phát triển văn hóa Huế - Hoàng Long
VĂN
- Về nhà đi - Nguyên Nguyên
- Bâng khuâng dưới cội mai vàng - Trương Bá Chu Uyên
THƠ:
Mai Văn Hoan: - Độc ẩm đêm giao thừa
Nguyễn Thiền Nghi: - Con mắt đồi xanh
Tần Hoài Dạ Vũ: - Tiếng chuông giao thừa
Vĩnh Nguyên: - Lá trái
Đặng Văn Sử: - Bạt ngàn mùa lau
Châu Thu Hà: - Nam Đông
Lê Nhi: - Về nhà
Lê Hưng Tiến: - Áp lực từ những cánh hoa rơi
Huỳnh Thúy Kiều: - Khóm nhớ
Đỗ Văn Khoái: - Lời hẹn tháng giêng
Nguyên Quân: - Ngẫu xuân
Fan Tuấn Anh: - Đoản khúc số 227
Phan Lệ Dung: - Bình an con nhé
Đoàn Mạnh Phương: - Ngẫu
Tùng Bách: - Tháng Chạp
Trần Xuân Trường: - Ngày đầy an nhiên
Ngàn Thương: - Phiên khúc cuối năm
Trần Văn Liêm: - Mộng mị
Vũ Tuyết Nhung: - Trong lúc anh ngủ
NHẠC
- Huế ru - Nhạc và lời: Nguyễn Mạnh Cường
TRANG THIẾU NHI
- Nồi bánh tết của ngoại - Thảo Nguyên
* Thơ:
Nguyễn Ngọc Hưng: - Chuồn chuồn
Lê Thị Xuân: - Bánh chưng đón tết
Nguyễn Ngọc Phú: - Hoa
* Nhạc:
- Chuột kể chuyện mèo - Nhạc: Trịnh Tuấn Khanh; Lời: Phỏng đồng dao
- Con mèo - Nhạc: Trầm Thiên Thu; Lời: Ca Dao Việt Nam
VĂN
- Thoáng Nguyên Xuân - Bạch Lê Quang
- Mùa xuân đi chọn hoa đào - Nguyễn Ngọc Lợi
THƠ:
Đỗ Thượng Thế: - Khúc Ballad nụ hôn
Trần Nam Phong: - Ngày thường, bên mẹ
Trần Tịnh Yên: - Vũng im lìm
Nguyễn Văn Vũ: - Bay lên khi mùa xuân về
Nguyệt Đình: - Đường khuya
Trần Thị Tường Vy: - Mùa xuân và hoa
Nguyễn Hữu Quý: - Bay trong mắt bồ câu
Nguyễn Man Kim: - Có thể
Nguyên Hào: - Nợ quê
Nguyễn Loan: - Đêm buồn - nghe dế khóc
Triệu Nguyên Phong: - Mắt của em mơ
Ngô Đức Hành: - Bóng thời gian
Quốc Sinh: - Ngày lên ban mai
Lưu Ly: - Lỗ hổng địa đàng
Nguyễn Văn Quang: - Meggen
NHẠC
- Mùa xuân Huế vẫn chờ anh - Nhạc: Nguyễn Việt; Lời: Nguyễn Thị Ái Quỳnh
- Đoản khúc chiều Cao Nguyên - Nhạc và lời: Lê Phùng
* TÁC PHẨM ĐẠT GIẢI CUỘC THI BÚT KÝ VỚI CHỦ ĐỀ “DI SẢN, VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI THỪA THIÊN HUẾ” NĂM 2022
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI
- Bức tranh thêu - Shimazaki Toson - Nguyễn Thống Nhất dịch và giới thiệu
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
- Một đặc trưng của bài thơ Chợ tết của Đoàn Văn Cừ: Trào tiếu dân gian - Lê Thanh Nga
ĐỜI SỐNG VĂN NGHỆ
- Câu đối tết và giải thưởng con gà mất nửa thế kỷ mới tìm được chủ - Châu Phù
HUẾ - DÒNG CHẢY VĂN HÓA
- Hội chợ Huế năm 1938 và 1939 qua một số tư liệu đương thời - Đỗ Minh Điền
- Lễ cúng Tổ nghề tết Huế - Trần Nguyễn Khánh Phong
NGHIÊN CỨU & BÌNH LUẬN
- Mèo trong các nền văn hóa - Đinh Thị Trang
- Vua Minh Mạng vui tết với dân chúng kinh thành - Trần Viết Điền
+ Hoa giấy Thanh Tiên về chợ tết - Ảnh của NSNA Lê Đình Hoàng
Bìa 1: Tác phẩm "Quý Mão và Hoàng mai" (Acrylic, 80 x 120cm) và trình bày: Họa sỹ Nguyễn Thiện Đức
- Bìa 2: Tác phẩm “Nụ xuân” & tác phẩm “Đua trải mừng xuân” của NSNA Đặng Văn Trân
- Minh họa: Họa sỹ Đặng Mậu Tựu, họa sỹ Tô Trần Bích Thúy, họa sỹ Phan Thanh Bình
- Vi nhét: Họa sỹ Nguyễn Thiện Đức, họa sỹ Hiền Lê, họa sỹ Lê Bá Cang, họa sỹ Nhím
PARIS TÊN EM TRONG GIÓ CUỐN (thơ), tác giả Nguyễn Hữu Hồng Minh, Nxb. Hội Nhà văn, 2016.
BÓNG VỠ (Thơ), tác giả Công Nam, Nxb. Hội Nhà văn, 2016.
RU (thơ), tác giả Trần Văn Liêm, Nxb. Thuận Hóa, 2016.
99 VẦN CŨ (thơ), tác giả Ngô Minh, Nxb. Thuận Hóa, 2016.
ĐỜI BỌ HUNG (truyện ngắn), tác giả Trần Bảo Định, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ Tp. HCM, 2016.
SỐNG ĐỂ CHẾT (tự truyện), tác giả Nhất Lâm, Nxb. Hội Nhà văn, 2016.
LƯU BẢN CỦA GIÓ VÀ NGƯỜI ĐÀN BÀ NGỒI THIỀN (thơ), tác giả Đức Sơn, Nxb. Thuận Hóa, 2016.
LỤC BÁT ĐỒNG DAO (thơ), tác giả Trần Lan Vinh, Nxb. Hội Nhà văn, 2015.
GIỌT SƯƠNG MẮT LÁ (thơ), tác giả Trường Thắng, Nxb. Văn học, 2015.
Mở đầu số tạp chí này là “Những bài thơ về Paris” - những tiếng vọng của thi sĩ gửi đến kinh đô ánh sáng, nơi có nhiều công trình nghệ thuật đẹp và mang tính biểu tượng nhất của thế giới. Sau khủng bố đẫm máu bởi IS, nhân loại đang đứng bên người Pháp. Hơn lúc nào hết, mội cái nhìn “về” hay “từ” tháp Eiffel đều có thể làm cho chúng ta tin vào tình yêu. Và những bài thơ về Paris ở đây, là những niềm tin vào tình yêu đó.
ĐỐT LÒ HƯƠNG ẤY (tùy bút), tác giả Thái Kim Lan, Nxb. Hồng Đức, 2015.
NHỮNG CƠN MƯA THẢNG THỐT (truyện ngắn), tác giả Nguyễn Văn Học, Nxb Văn Học. 2015.
CUỘC SỐNG Ở TRONG NGÔN NGỮ (chuyên luận), tác giả Hoàng Tuệ, Nxb Trẻ. 2014.
LỤC BÁT CÔN ĐẢO (thơ song ngữ, tác giả Võ Quê, Co-translated by Fred Marchant & Nguyen Ba Chung), Nxb. Hội Nhà văn, 2015.
GABRIEI GARCÍA MÁRQUEZ VÀ NỖI CÔ ĐƠN HUYỀN THOẠI (chuyên luận), tác giả Phan Tuấn Anh, Nxb. Văn học, 2015.
DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA Ở THỪA THIÊN HUẾ (nghiên cứu văn hóa), nhiều tác giả, Nxb. Thuận Hóa, 2014.
ĐI TU NGHIỆP (bút ký), tác giả Phạm Thị Cúc, Nxb. Thuận Hóa, 2015.
THƠ LÊ VĂN NGĂN, Nxb. Thuận Hóa, 2015.
CẢM THỨC VĂN NGHỆ (tiểu luận, tùy bút), tác giả Vĩnh Nguyên, Nxb. Thuận Hóa, 2014.
HOA ĐĂNG (trường ca, song ngữ), tác giả Hồ Đăng Thanh Ngọc, Nxb. Thuận Hóa, 2014.